Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Chiến lược phát triển CNSH VN 2011-2020 với tầm nhìn 2030

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dưới đây là một vài suy nghĩ cá nhân và nhận định chủ quan với mong muốn góp phần xây dựng chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt nam với trọng tâm Công nghệ Sinh học (CNSH) trong giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt nam được giao trách nhiệm xây dựng.

CNSH là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn được thế giới thừa nhận và ưu tiên phát triển trong thế kỷ 21. Đảng và chính phủ VN đã sớm nhận thức và đưa ra những nghị quyết chiến lược nhằm phát triển CNSH từ 2005. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 2005-2010, ngành CNSH VN đã không đem lại được những hiệu quả như kỳ vọng (nếu đánh giá gay gắt là dậm chân tại chỗ) và do đó những chiến lược và phương pháp thực thi cần được xem xét một cách đồng bộ, khách quan và nghiêm túc.

CNSH là một lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất rộng liên quan trực tiếp đến các vấn đề mang tính thiết yếu như (1) sức khỏe, y tế; (2) nông nghiệp; (3) môi trường; (4) công nghiệp hóa chất và năng lượng mới. Bởi vì sự ảnh hưởng rộng rãi của CNSH nên bất kỳ quốc gia nào, dù đã hay đang phát triển công nghiệp đều không muốn bỏ lỡ cơ hội thay đổi toàn bộ sức mạnh kinh tế và xã hội của mình hoặc trở nên tụt hậu hay kém cạnh tranh với các quốc gia khác về CNSH. Tuy nhiên, để xây dựng một chiến lược phát triển hiệu quả thì cần đồng thời thúc đẩy CNSH từ cả 3 môi trường (1) giáo dục; (2) nghiên cứu và (3) công nghiệp. Hiện nay, nếu xem xét trên một thang điểm thì giáo dục và nghiên cứu CNSH đạt mức trung bình kém, trong khi phát triển công nghệ và xây dựng nền công nghiệp CNSH thì gần như bằng không.

Giáo dục

Sự yếu kém của nền GD VN thể hiện ở năng lực cạnh tranh thấp của SV VN ngành CNSH sau khi tốt nghiệp so với mặt bằng SV trong khu vực (Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc). Nguyên nhân chính là do sự lạc hậu về giáo trình giảng dạy cũng như điều kiện thực nghiệm tại cấp Đại học và sau Đại học. SV rất ít cơ hội được giao lưu và trao đổi những vấn đề học thuật mang tính thời sự của CNSH với các SV và GS đầu ngành trên thế giới. Để khắc phục, việc xây dựng một hoặc một vài trường ĐH có năng lực cạnh tranh quốc tế dường như là hướng đi đúng, nhưng trớ trêu thay những chiến lược phát triển CNSH trong những trường ĐH "trọng điểm" này chưa được công bố. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp CNSH trong tương lai (từ 2020-2030 và sau 2030) thì VN cũng cần chú trọng trong việc phát triển hệ thống trường dạy nghề nhằm đào tạo những kỹ thuật viên, công nhân lành nghề trong lĩnh vực CNSH. Thời điểm này cũng là lúc VN bắt buộc phải chuyển hóa từ thế mạnh nhân công giá rẻ sang phát triển nguồn lao động chuyên nghiệp bởi nếu không thì khoảng cách chênh lệch giàu nghèo sẽ tạo ra bất ổn xã hội.

GD CNSH không thể chỉ tiến hành trên ghế nhà trường mà phải được xã hội hóa. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho phép các nhà khoa học trong và ngoài nước được thảo luận và phản biện thẳng thắn những vấn đề/ quan ngại của CNSH hiện đại của thế giới và VN như:

  • Cảnh báo nguy hiểm tiềm năng đến từ sinh vật biến đổi di truyền
  • Những vấn đề an toàn sinh học từ các phòng thí nghiệm CNSH đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng
  • Vấn đề đạo đức trong các nghiên cứu và chuẩn đoán bệnh trên cơ thể người và phôi thai
  • Kiểm soát các rủi ro và tiêu chuẩn hóa những điều kiện an toàn bắt buộc cho những thử nghiệm đối với các sản phẩm y dược là thành tựu của CNSH trước khi đưa ra thị trường
  • Các đường lối chính sách phát triển CNSH nói riêng và khoa học công nghệ nói chung của VN

Chỉ thông qua việc thảo luận công khai và dân chủ, người dân mới có được nhận thức đầy đủ về vai trò/ảnh hưởng của CNSH, trong khi chính phủ nhận được những phản hồi cập nhật từ trí tuệ cộng đồng và từ đó có thể điều chỉnh chiến lược xây dựng CNSH cho phù hợp với xu thế và tiến bộ của tri thức nhân loại.

Một số biện pháp tức thời

  1. Khuyến khích các Bộ và cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ kết hợp với các trường ĐH trong và ngoài nước thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về CNSH với các liên quan trực tiếp đến thực trạng VN. Các SV cần được thông tin đầy đủ và hỗ trợ kinh phí để tham gia.
  2. Yêu cầu các viện nghiên cứu, doanh nghiệp liên quan đến CNSH phải cam kết (1) hỗ trợ SV trong việc thực tập khóa luận tốt nghiệp; (2) cung cấp những công việc ngắn hạn hoặc bán thời gian phù hợp với SV; (3) tạo điều kiện hợp lý cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ tay nghề hoặc học vấn
  3. Tạo điều kiện thuận lợi cho phép thành lập các hiệp hội hoặc các nhóm vận động hành lang có chính kiến đối lập nhau về các vấn đề của CNSH. Đồng thời, thường xuyên tổ chức những thảo luận công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như tiến hành khảo sát độc lập và theo dõi các xu hướng về nhận thức và ý kiến của cộng đồng về các nội dung đó
  4. Xây dựng các nguồn học liệu mở về CNSH, khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng khoa học người Việt ở trong và ngoài nước

Mục tiêu

  1. 2011-2020: Đảm bảo tỷ lệ SV ngành CNSH bị thất nghiệp hoặc làm trái ngành dưới 20% và ít nhất 5% SV ngành CNSH được tiếp tục đào tạo sau ĐH ở trong và ngoài nước
  2. 2020: Có ít nhất 2 trường ĐH trong nước có chương trình đào tạo CNSH liên kết với các ĐH trong khu vực (Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan). Thông qua đó, 5% SV xuất sắc được tham gia các chương trình học trao đổi ở các ĐH nước ngoài trước khi tốt nghiệp ĐH.
  3. 2030: Hoàn thiện hệ thống đào tạo ngành CNSH theo tín chỉ tương thích với chương trình ĐH trên thế giới, cho phép SV bắt đầu học ở ĐH VN có điều kiện tham gia các tín chỉ ở các ĐH nước ngoài một cách dễ dàng.

Nghiên cứu'