Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Designing for the social web

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cuốn sách Designing for the social web được giới thiệu trên bloghoctap

Bất kể bạn đang xây dựng một ứng dụng hay một website nào đi nữa, tương tác mang tính xã hội giữa những người sử dụng là chìa khóa để thành công với sản phẩm của bạn. Họ sẽ nói về nó, mời bạn bè tham gia, phàn nàn, ca tụng hay mổ xẻ từng ly từng tí. Với chiến thuật đúng đắn, bạn có thể sử dụng các tương tác xã hội để mọi người đăng ký, quay trở lại thường xuyên và mang những người khác cùng tới websit. Với nhiều ví dụ từ các giao diện thực tế và một chút lý thuyết về tâm lý xã hội ẩn chứa trong đó, tác giả sẽ chỉ cho bạn cách để thiết kế một ứng dụng mạng xã hội hiệu quả.

Trong cuốn sách này, bạn sẽ khám phá:

  • Các lý do thực sự tại sao người ta tham gia online và các khía cạnh tâm lý học ẩn bên trong đó
  • Chu kỳ sử dụng (Usage Lifecycle) – hoặc là cách người ta dùng ứng dụng của bạn theo thời gian
  • Cách để người khác vượt qua thao tác khá rắc rối: Đăng ký thành viên
  • Bạn phải làm cái gì khi bạn vừa cho ra đời một ứng dụng web mà không ai sử dụng nó
  • Làm sao để phân tích được sự hiệu quả của màn hình và luồng sử dụng trong ứng dụng của bạn.
  • Làm sao để phát triển ứng dụng mạng xã hội của bạn từ zero đến 1000 và hơn thế nữa.

Cuốn sách này không những nói về việc thêm các đặc điểm mà nó còn nhấn mạnh tính tương tác xã hội của mọi người mà họ chính là nhân tố sẽ làm cho bạn thành công – và sau đó thiết kế một cách khôn khéo để khuyến khích họ.

Usage Lifecycle[sửa]

Con đường để một người khách viếng thăm trở thành cộng tác viên của một website vốn có 4 trở ngại chính. Mỗi lần vượt rào họ phải thay đổi những thói quen của bạn thân.

  1. Phải chú ý đến website (nhớ tên domain, nhớ giá trị và hiệu năng của website}
  2. Phải đưa ra quyết định (có truy cập không, có sign up/ sign in không?). Khi họ sign up nghĩa là họ có điều muốn biết, chí ít họ thấy website có đem lại cho họ 1 giá trị kỳ vọng nào đó.
  3. Phải ghi thông tin cá nhân. Đây là vấn đề về sự tin tưởng.
  4. Phải trả tiền: cho những chi phí để sử dụng máy tính, để truy cập internet
  5. Phải quyết định hộ người khác: Thông thường 1 ng sẽ phải cân nhắc nhiều lần trước khi giới thiệu website của bạn với bạn bè của họ.
  6. Phải từ bỏ thói quen. Tham gia vào website của bạn, đồng nghĩa là một số hoạt động offline/online khác sẽ bị giảm. Sự hy sinh sẽ chỉ đáng giá khi họ nhận được giá trị thực sự từ website và những cam kết có tính lâu dài.

Một số đặc tính xã hội của con người[sửa]

  • Loài người có hành vi xã hội phức tạp và thường xuyên tương tác với người khác để thỏa mãn nhu cầu của bản thân (ví dụ nhu cầu về thông tin). Con người không phải lúc nào cũng hành động theo lý trí nhưng luôn làm theo những mối quan tâm của mình. Mối quan tâm của con người cũng sẽ thay đổi theo thời điểm và giai đoạn của cuộc đời.
  • Con người có xu thể tụ tập thành từng nhóm, và cùng một lúc tham gia vài nhóm. Nhóm được tạo thành từ những người có chung một đặc điểm nhất định, số lượng thành viên và mục đích của nhóm có thể rất đa dạng.
  • Khi tham gia nhóm, một người có thể cư xử như 1 thành viên cũng có khi coi mình là một cá thể độc lập. Hành vi tương ứng cũng sẽ rất khác nhau. Ta cũng hay thường so sánh bản thân với những thành viên khác trong nhóm. Tinh thần đồng đội và hợp tác cũng luôn có khả năng thay đổi. Do đó, thường xuyên trong nhóm xảy ra những hành vi không lường trước của một vài người.
  • Khi có những băn khoăn, người ta thường hay thu nhận thông tin tham khảo từ những mối quan hệ của mình. Từ đó, những người mà ta quen biết sẽ ảnh hưởng đến hành động và quyết định của ta. Nói cách khác, mọi người thu nhận nhiều lợi ích từ các mối quan hệ xã hội của mình mặc dù không phải lúc nào cũng dễ dàng quy đổi những giá trị này thành tiền.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này