Sử thuyết họ Hùng/Bài 18

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hùng triều thứ 13: Hùng Ninh[sửa]

H chieu.jpeg


Vua khai sáng: – Thừa Văn Lang

Danh hiệu khác trong sử Việt: Thục Phán

Danh hiệu khác trong sử Hoa: Ninh vương, Chu Vũ Vương

Quốc hiệu: Tây Chu

Niên đại: cách nay 3.100 – 2770

Lưu tồn vật chất của thời này là những hiện vật của nền văn hoá Đông sơn rực rỡ.

Ninh vương là danh tước hiệu của Vũ vương nhà Chu Trung Hoa khi chưa lên ngôi.

Thừa Văn lang nghĩa là Vua kế ngôi Văn lang hay Văn vương.

Hùng Vương thứ 13 được truyền thuyết Việt Nam nói đến tương đối đầy đủ, rõ ràng. Trong Danh hiệu Hùng Ninh Vương thì chữ ‘Ninh” là mã tin Dịch Lý nghĩa là chắc chắn chỉ phương tây, phương không thay đổi, Việt ngữ có từ kép ‘đinh ninh’ nghĩa là chắc chắn như thế, ninh trong từ kép ‘an ninh’ cũng là nghĩa này, vậy Hùng Ninh Vương là Tây Vương họ Hùng, ‘Ninh Vương’ đồng nghĩa với “Tây Bá” tước hiệu của Cơ Phát. Theo chính sử Trung Hoa thì Chu Vũ Vương trước khi lên ngôi thiên tử có tước hiệu là Ninh Vương, Hùng phả chỉ thêm vào chữ Hùng. ..còn Thừa Văn Lang nghĩa là vua kế nghiệp Văn Vương hay Văn Lang; cơ sự đã qúa rõ;. Cơ Xương sau khi đã chinh phục xong lưu vực Châu Giang hay sông Tứ ngày nay thì qua đời, con là Cơ Phát lên kế nghiệp, sử Việt Nam gọi ông là Thục Phán (truyền thuyết Việt đã lẫn lộn 2 ông Cơ xương và Cơ phát) . Cơ Phát lãnh đạo chư hầu chờ thời cơ chín mùi mới xuất quân phạt Trụ, “Ác Lai” nhanh chóng bị đánh bại chạy về Biệt Đô Triều Ca phóng hỏa Lộc Đài rồi nhảy vào tự thiêu, sử Trung Hoa chép: Vũ Vương tiến chiếm Biệt Đô Triều Ca, chặt đầu Trụ Vương bêu trên cây “Bạch kỳ”, đoạn sử này cho ta thông tin: Nhà Chu lấy màu trắng chỉ phương Tây làm màu chủ tương ứng với đất của “Tây Bá” trên bản đồ Trung Hoa.

Trắng là sắc của phương tây theo dịch lý.

Cơ Phát lên ngôi hoàng đế Trung Hoa xưng là Chu Vũ Vương, nghĩa là hoàng đế khai sáng triều đại Chu, ông tôn vinh cha là Chu Văn Vương nghĩa là vua tổ triều đại Chu. Từ đấy đất Tây Âu Lạc trở thành “Trung Hoa” của thiên hạ và Thục Phán hay Cơ Phát trở thành Thừa Văn Lang nghĩa là kế nghiệp Văn Vương, Chu Vũ Vương thiên đô về Hạo Kinh hay Cảo Kinh: Hạo là trời Tây tong Cửu Thiên; Cảo, kiểu biến âm của Cửu là số 9 chỉ phương Tây. Theo Hà Thư Cửu Kinh hay Hạo Kinh có nghĩa là thủ đô phía Tây (nằm ở) của đất nước; Hạo Kinh là ở Vân Nam ngày nay, rất có thể là thành phố Côn Minh, thủ phủ của Vân Nam.

Tại sao Vũ Vương lại thiên đô về phương Tây? Vì phía Tây của Văn Lang là đất của NINH VƯƠNG, trước khi lên ngôi cũng là vùng biên cảnh tiếp giáp với cường địch là người Khang Tạng. Các nhà hoạch định chiến lược xưa của Trung Hoa có 1 quyết sách hết sức đúng; thủ đô không ở nơi an toàn trong lãnh thổ mà từ đời Tây Chu trở đi luôn ở nơi xung yếu đối mặt với cường địch – có như thế mới huy động được tối đa sức lực của cả nước vào mục đích giữ vững bờ cõi.

Trung Hoa từ đời nhà Chu trở thành chế độ phong kiến; vua Chu phân phong cho quí tộc, công thần đi cai trị các vùng, xây dựng các nước “chư hầu”, đầu tiên Chu Công Đán được phong ở nước Lỗ, Chiêu Công Thích được phong ở đất Yên, Thái Khương Công được phong ở đất Tề. Những người đầu tiên được phong này chắc chắn có công trạng và địa vị rất cao và đất phong liền kề với “Trung Hoa” tức lãnh thổ nhà Chu.

Chu Công Đán là vương nước Lỗ, lãnh thổ là phần lớn nước Lào và Bắc Thái Lan ngày nay; dân Đông Bắc Thái Lan vẫn nhận mình là người Lào, Lỗ biến âm thành Lão, Hán ngữ gọi là nước Lão Qua, ở liền kề đất Văn Lang.

Chiêu Công Thích là vương nước Yên, nước Yên chính là An Ấp xưa, ấp là Ấp Quốc, An là biến âm từ chữ Ôn là nóng, phương Bức, hướng xích đạo; An Ấp thời Viêm Lang là đất của dân Lửa; Lạc Ấp là đất của Lộc Tục hay Lạc Tộc. Nước Yên sau là nước Chiêm Thành hay Chăm Pa, các vua nhà Trần Việt Nam gọi là An Chiêm.

Khương Thái Công nghĩa là Đại Công Thần người Khương, tức tổ tiên người Khmer ngày nay, được phong ở đất Tề là Nam Thái Lan và Cambodia ngày nay. Theo sử Trung Hoa sau khi nhà Chu phong tước kiến địa thì có tới 70 nước chư hầu. Trong đó các nước lớn: Tống ở Quảng Đông, Sở ở Hồ Nam, Hồ Bắc, Tần ở Tứ Xuyên, Tấn ở Hà Nam, Ngô ở Giang Tây và Việt ở Phúc Kiến. Nhà Chu tỏ thánh đức của mình khi phong cho con vua Trụ là Vũ Canh tước hầu và tiếp tục lưu lại Ân Đô, lại sai 3 em của mình là Quản Thúc, Thái Thúc, và Hoắc Thúc giám sát Vũ Canh gọi là Tam Giám. Vũ Canh không phải là người họ Vũ tên Canh mà có nghĩa là vua phía Nam; ý chỉ đất của Ân Hầu hay Thương Ân cũ nay ở về phía Nam Trung Hoa. Còn Quản Thúc, Thái Thúc, Hoắc Thúc nghĩa là 3 ông chú của đương kim hoàng đế triều Chu chứ không phải tên riêng. 3 ông chú này ‘giám sát’ thế nào để Vũ Canh cùng các bộ lạc Hoài Di, Từ Nhung khởi loạn; Hoài Di chỉ miền sông Hoài thuộc phía Đông Trung Hoa. Di là mã tin Dịch Lý, biến âm Việt ngữ là dời chỉ phương động; Nhung là biến âm thành Nhâm, can số 8 của Thập Can người Việt có câu “mềm như nhung” xác định Nhâm chỉ phương mềm tức phương Đông.

Chữ Từ trong Từ nhung chính là nước của Tào Tháo tức Ngụy thời Tam Quốc. Sau cuộc Đông chinh thắng lợi này Chu Công xây đô thành mới ở Lạc Ấp và đem bọn quí tộc nhà Ân Thương chống đối về ở đấy để giám quản. Đô thành mới ở Lạc Ấp chính là thành Cổ Loa hay Cổ Lũy; biến âm của Cao Lỗ nghĩa là thủ lãnh nước Lỗ chỉ ở đây chỉ Chu Công, sử Việt Nam gọi là tướng quân Cao Lỗ người đã có công giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế ra nỏ thần.


*-Thầy Phạm Sư Mạnh thế kỷ 14 viết về thành Cổ Loa:

“Kiểu ngoài Bách Man hoàn Cổ Lũy.

Quốc Tây cự chấn tráng Chân Đăng.”

Trong 2 câu thơ này: Kiểu là Kiểu Kinh hay Hạo Kinh ở ngoài vùng đất Bách Man hay Bách Việt tức vùng Lĩnh nam và Giang nam ở Trung Hoa; ‘hoàn Cổ Lũy’ nghĩa là ‘kinh đô lại trở về thành Cổ Lũy, tức Cổ Loa trên đất Việt, do trước đây Văn vương lập quốc đã đặt quốc đô ở Phong Châu trên đất Việt. Chu Vũ Vương dời sang Hạo Kinh ở đất Kiểu hay Cảo tức Vân Nam ngày nay, tới thời nhà Đông Chu lại thiên đô về đất Phong cũ nên mới có chữ ‘hoàn’.

Quốc Tây chỉ triều Tây Chu ở phía Tây hay cũng có nghĩa là nước Thục.. ‘Cự chấn tráng Chân Đăng’ nghĩa là chống lại làm rúng động nước Chân Đăng mạnh mẽ. Chân Đăng chính là tên khác của nước Tần, lần đầu tiên thấy ghi trong lịch sử; Chân chỉ phương Nam. Đăng chính là Đanh, Đinh, theo Dịch Lý là phương Tây vậy Chân Đăng là phương Tây Nam đồng nghĩa với Tứ Xuyên hay Xuyên Thục như đã biết ở phần trên; Đăng hay Đinh cũng là họ của dòng Tần vương như thế ta xác định được Tần Thủy Hoàng của sử Trung Hoa chính là Đinh Tiên Hoàng của sử Việt Nam. Sách ‘Phong thần Diễn nghĩa’ của Hứa Trọng Lâm cũng viết Tổ của nhà Tần họ Đinh.

Khi Chu Bình Vương dời đô sang phía Đông thì đất cũ của nhà Tây Chu chia thành 2 chư hầu mới, phần Vân Nam thành nước Triệu đây là nước đã dành tế điền của nhà Đông chu thời chiến Quốc, Phần Bắc Vân Nam là Tây Quí Châu lập lại nước Thục do Thục hầu cai quản, nước Thục bị Tần diệt năm 316 trước Công Nguyên; đọan sử này không có sách nào nói tới.

Có sự trùng hợp không biết là ngẫu nhiên hay có sự đưa đẩy vô hình nào đó mà Hà Nội ngày nay là chỗ định cư của ‘ngoan dân’ xưa … trùng tên với chính mảnh đất Hà nội nơi có kinh đô triều ca của vua Trụ nhà Ân Thương sát bờ Bắc của Hoàng Hà.

Tần là âm Hán Việt, tiếng Quảng Đông đọc là ‘Chin’ cận âm với ‘Chưn’, ‘Chân’ và Chân Đinh cũng là Chân Định là Tứ Xuyên ngày nay.

Triều Chu là triều tạo nề nếp cho Trung Hoa, nhiều điển chế còn tác động đến tận hôm nay, đặc biệt là Tông Pháp hiện còn len lỏi vào mọi gia đình Việt Nam, tục phân biệt trưởng thứ, phân biệt nam nữ đều bắt nguồn từ Tông Pháp thời Chu; chế độ phong kiến Trung Hoa cũng xuất phát từ thời này.

Năm 841 trước Công Nguyên, Chu Lệ Vương rất bạo ngược, Quốc Nhân tức người trong kinh thành không chịu nổi đã tạo loạn khiến vua phải bỏ chạy và lưu vong ở đất Trệ, Trệ là biến âm của “Trại” chỉ người Mường ở Việt Nam, “Trọ trẹ” là từ chỉ sự phát âm của người Nghệ An – Hà Tĩnh, rất có thể đất Hoà bình là kinh đô mới của Chu lệ vương nhưng sách sử cổ đã bỏ qua không nói đến.

Vắng vua các đại thần phải lập ra “Cộng hòa hành chính” để thay quyền vua trị nước, chữ cộng hòa ngày nay bắt nguồn từ đấy. Từ năm 841 trước Công Nguyên, Trung Hoa bắt đầu bước vào lịch sử đầy đủ ghi chép từng năm.

Thời Chu U Vương, Khuyển Nhung, 1 rợ phương Tây tấn công và chiếm nhiều đất đai của Trung Hoa, khi Chu Bình Vương lên ngôi đành bỏ Hạo Kinh dời đô sang phương Đông tức đến Lạc Ấp và bắt đầu thời Đông Chu, thủ đô là thành Cổ Loa hay Cổ Lũy. Như đã nói ở trên Cổ Loa hay Cổ Lũy chỉ là biến âm của tên vị tướng quân đã xây dựng nó, đó là Cao Lỗ hay chúa nước Lỗ tức Chu Công, sử Trung Hoa ghi rõ … Chu Công xây đô thành mới dựa trên nền thành cũ, thành cũ ở đây phải chăng là phong kinh thời Văn Vương – tức là thủ đô nước Âu Lạc.

Hiện nay thành Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội vẫn còn nhưng không phải là Cổ Loa thành do Chu Công xây dựng, khi Mặt Ngựa (Mã Diện) hoàn tất việc xâm lược Trung Hoa theo lệnh của Khả hãn Lưu Tú, có xây dựng ở Giao Chỉ một kinh thành gọi là “Kiển Thành”, tới nay giới sử học vẫn tranh luận về thành Cổ Loa, đó thực sự là Cổ Loa thành hay là Kiển Thành của Mã Viện? Theo sự suy đoán của bản thân người viết thì đấy là Kiển Thành do Mã diện xây nên.

Cổ loa, Cổ Lũy, Khả lũ, Cổ Lỗ, Cao lỗ và Đại La chỉ là biến âm của một từ là tên của thành đô nhà Đông Chu và trung tâm của thành này nằm ở Phú thọ gần đền Hùng linh thiêng rất có thể là làng Cả một địa điểm khảo cổ quan trọng hiện đang nghiên cứu. ‘Làng cả’ là từ đồng nghĩa với Đô ấp hay Đô thành ngày nay ta goị là thủ đô. Kinh đô.

Ở làng cả người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật khảo cổ bằng đồng thau kể cả trống đồng mang phong cách Điền ở Vân nam; phải chăng đấy chính là phong cách chế tạo của người KIỂU kinh tức kinh đô nhà Tây Chu đúng như câu thơ của Pham sư Mạnh: Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy.

14- Hùng triều thứ 14: Hùng Tạo[sửa]

Chien quoc.jpeg


Vua khởi đầu: – Đức Quân Lang

Danh hiệu khác trong sử Việt: Đức Tân

Danh hiệu khác trong sử Hoa: Chu bình vương - nhà Đông Chu

Quốc hiệu: Văn lang – Âu lạc

Niên đại: 770 – 221 trước CN (Bắt đầu dùng năm chính xác)

Chứng tích Vật thể lưu tồn: nền văn hóa Đông sơn rực rỡ

Nhà Chu khi dời đô về Lạc Ấp đã rất suy yếu, ngược lại các chư hầu mặc sức mở mang lãnh thổ kể cả thôn tính lẫn nhau, dần dần chỉ còn 5 chư hầu lớn thay nhau làm Bá, đó là các nước: Tấn, Tần, Sở, Tề, Tống, lịch sử gọi là Xuân Thu Ngũ Bá. vương quyền chỉ còn là tượng trưng, quyền hành thực sự nằm trong tay các Bá, chữ ‘Vương đạo’, ‘Bá Đạo’ xuất phát từ thời này.

Từ năm 475 trước Công Nguyên, Trung Hoa bước sang thời Chiến Quốc.

Các nước Lỗ, Yên, Tề, Tống, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn, Tần, Ngô, Việt … đánh lẫn nhau, thời Xuân Thu Chiến Quốc chiến loạn triền miên khoảng 500 năm, máu chảy thành sông, xương chất thành núi.

Ta nhận thấy việc phân chia thành các “nước” ở thời Xuân Thu Chiến Quốc không qua đi mau chóng theo sự tiêu vong của nhà Chu, mà nó còn ảnh hưởng đến tận ngày nay qua việc phân chia các tỉnh và thổ âm thổ ngữ Trung Hoa, đối với 1 dân tộc, 1 đất nước đã trưởng thành thì cấu trúc của nó là cấu trúc bền vững, theo thời gian và thời cuộc dĩ nhiên có biến đổi nhưng không thể xóa sạch dấu tích, đối với Việt Nam cũng vậy: 2 làng ở cạnh nhau lâu đến vài trăm năm nhưng vẫn có giọng nói khác nhau, cứ đời con nối đời cha, thời gian đành thua không đồng nhất nổi.

Có thể nói từ thời Đông Chu cái nếp Trung Hoa đã hình thành bản sắc dân Việt – Hoa đặt trên nền tảng văn minh nhà Chu, vốn cổ Trung Hoa được “siêu nhân” Khổng Phu Tử tổng kết trong Ngũ Kinh, Thư, Thi, Dịch, Lễ, Nhạc. Chính Khổng Tử cũng đã nói rõ “thuật nhi bất tác”, riêng Kinh Lễ là tâm huyết của Khổng Tử với quốc gia xã hội, hy vọng rằng “Lễ trị” sẽ giúp quốc thái dân an, con người có nếp sống văn minh lịch lãm nhưng khổ cho ông sinh vào buổi nhiễu nhương, xã hội toàn là những “mưu bá đồ vương” và phường “giá áo túi cơm” nên Lễ Trị của ông đành ngậm ngùi theo ông xuống lòng đất, nhưng nay chắc ngài cũng cũng mĩm cười khi hậu thế tôn vinh là “vạn thế sư biểu” thật xứng danh, đối với dân Việt-Hoa thì Khổng Tử là 1 siêu vỹ nhân vì không có Khổng Tử thì chưa chắc nhân loại đã biết là có nền văn minh Trung Hoa, và Kinh Dịch siêu phẩm của trí tuệ loài người chưa chắc đã có ai hiểu nổi.

Nền văn minh triều Chu còn lưu tồn dấu vết khá phong phú với nền văn hóa khảo cổ Đông Sơn. Sơ kỳ văn hóa Đông Sơn khoảng 1.000 năm trước Công Nguyên là thời Văn Lang Âu Lạc và Tây Chu. Thời rực rỡ là thời Đông Chu từ 770 đến 221 trước Công Nguyên. Hiện vật đồng thau, gốm sứ và đá còn đầy dẫy đủ để phác hoạ cảnh sống, sinh hoạt của con người lúc đó. Tỷ lệ giữa đồ trang sức – công cụ sản xuất và vũ khí cũng chỉ rõ mức tàn khốc của chiến tranh thời Xuân Thu Chiến Quốc, đến thời cuối nhà Đông Chu thì hiện vật thu được chỉ toàn là vũ khí.

Sự kiện tên các xã quanh Cổ Loa thành, tương truyền xưa là bãi tập bắn, nơi tướng quân Cao Lỗ rèn quân, có tên dựa trên chữ “nỗ” nghĩa Việt là nổ khiến ta không khỏi liên tưởng tới việc thần Kinh Quy ban cho vua Hùng chiếc móng, vua sai tướng quân Cao Lỗ chế thành nỏ thần và ta mãi ray rứt với câu hỏi không lẽ thời Chu ở Lạc Ấp đã có súng “Thần công”? Chữ nỏ chính là chữ nổ, tên các xã là Uy Nổ, Cường Nổ V.v… đều phản ảnh tiếng nổ, tiếng nổ ở bãi tập bắn “nỏ thần” thì ngoài nghĩa “tiếng nổ” của súng thần công đâu còn ý nghĩa nào khác?

Bản thân từ súng cũng là tiếng Việt, súng là biến âm của “sấm” cũng chỉ tiếng nổ …, nếu ta kết luận thuốc nổ và súng thần công hay 1 loại nào đó tương tự còn ở dạng sơ khai, ban đầu đã ra đời ở Việt Nam trước Công Nguyên gần ngàn năm thì có vội vã lắm không? Chữ thần công khi phân tách cũng chỉ có nghĩa là: nỏ thần. Thần: chỉ siêu nhân, vô hình vô ảnh nhưng quyền phép đầy mình. Công là biến âm từ chữ cong, âm Hán là Cung viết sai thành chữ Công. Thần Công chính là Thần Cung hay Nỏ Thần. Sử Việt ghi rõ: nỏ thần là bảo khí trấn quốc, uy lực của nó đủ cho kẻ thù không dám mon men đến gần. Điều này cho thấy sức mạnh vượt bậc của nó so với thời đại.

Đối chiếu hiện vật khảo cổ và cái nhìn mới về lịch sử Việt Hoa có thể xác quyết: Trống đồng là siêu phẩm văn hóa nhà Chu, trống đồng rõ ràng được chỉ định bằng Quẻ Lôi Địa Dự trong Kinh Chu Dịch với Đại Tượng Truyện của Khổng Tử: “Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, sùng đức ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.” Ở 1 phần trước đã nói rõ ý nghĩa lời Tượng này, ở đây ta bàn về những vấn đề của lịch sử do Thần Trống đồng chỉ ra. Việt Nam có truyền thuyết Thần Trống đồng giúp Hùng Vương đánh giặc và sau đó để tưởng nhớ vua Hùng đã phong la “Đồng Cổ Sơn Thần” và đặt đền thờ ở núi Khả Lao.

Các nhà nghiên cứu Việt và Hoa còn đang tranh luận về nơi phát tích trống đồng, Việt Nam hay Vân Nam hay Quảng Tây, 3 trung tâm của văn minh trống đồng. Với cái nhìn mới về lịch sử Việt Hoa thì việc này không quan trọng nữa vì Việt Nam, Vân Nam, Quảng Tây chỉ là 3 miền của nước Tây Âu Lạc hay Văn Lang mà thôi. Vân Nam, Quảng tây, Việt Nam chính là Tây – Âu – Lạc xưa. Bản thân chữ Vân Nam cũng chỉ là chữ viết sai của quốc hiệu Văn Lang mà thôi, tương tự Hải Lang biến thành Hải Nam.

Ở Quảng tây có di chỉ khảo cổ học Vạn gia bá nổi tiếng vì tại đây tìm được nhiều trống đồng vào hàng xưa nhất; phải chăng đấy chính là đất Trụ vương ban cho Tây bá hầu Cơ xương.

Về di tích lịch sử dân tộc còn nhiều việc phải làm, nhiều nơi phải nghiên cứu lắm, như Hang Bua ở Nghệ An hay Đền Hùng ở Vĩnh Phú. Nơi Đền Hùng linh thiêng có 1 việc tối quan trọng mà ta có thể làm sáng tỏ: Dân gian truyền tụng nơi Đền Hùng có mộ Hùng Vương thứ 6, đây là mộ thật, sau triều Nguyễn tôn tạo thành đền thờ cho đến hôm nay. Hùng Vương thứ 6 không phải là số thứ tự, 6 là Lục, Lạc là Hùng Lạc, kết hợp với ý nghĩa câu: ‘Triệu tổ Nam bang” có thể luận ra Đó là mộ Hùng thuần vương hay Hùng Lạc vương tức là đế Thuấn của Hoa sử.

Khảo cổ Việt Nam đang tìm cách lý giải: văn hoá Đông Sơn có 2 dòng chảy chính mà từ chuyên môn gọi là: loại hình Làng Cả và loại hình Thiệu Dương. Cả 2 đồng tồn tại trên đất Việt nhưng rõ ràng có nét khác biệt nhất định. Các hiện vật thu được kể cả trống đồng của loại hình làng Cả phảng phất phong cách Điền, tức phong cách du nhập từ Vân Nam. Chính sự kiện này đã đóng dấu xác nhận thời lịch sử mà Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh viết là: “Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy”; thời nhà Chu đời đô từ Hạo Kinh hay Kiểu Kinh về Lạc Ấp- Cổ Loa Thành.

Thần Đồng Cổ đã soi sáng cho chúng ta nhiều điều:

Thứ nhất là: Hệ kỹ thuật đúc đồng từ tỉ lệ pha trộn kim loại, kỹ thuật đúc, V.v… chỉ rõ không gian thống nhất của chủ nhân đã tạo ra nó là người Đông Nam Á.

Thứ hai là: các hoa văn, hình khắc trên đó vừa phản ảnh sinh hoạt lễ hội mà từ các hình ảnh sống động đó khoa học có thể tìm ra nguồn gốc dân tộc và anh em họ hàng, vừa khẳng định dấu ấn của Dịch Lý với đạo Tam Tài: chim – người – nai, nhưng trên hết là tín ngưỡng thờ trời, tượng trưng bởi hình mặt trời và các tia nắng luôn luôn ở trung tâm của mặt trống.

Thứ ba; Trống đồng và công dụng của trống đồng giúp ta có thể tìm ra anh em, dòng giống một cách dễ dàng dù lớp bụi thời gian có dày tới đâu khi dùng Thần Đồng Cổ làm tiêu chuẩn người Việt vẫn có thể nhìn anh em ruột thịt.

Việc đánh trống đồng trong các lễ tế trời và thờ kính tổ tiên cho chúng ta công thức:

- Dân nào sử dụng trống đồng thì đó là anh em ta vì cùng thờ 1 tổ tiên.

- Đất nào có trống đồng thì đất đó là lãnh thổ Họ Hùng.

Từ đặc tính thể hiện quyền uy và tín ngưỡng mà trống đồng thể hiện ta phải “nhìn lại” lịch sử, trống đồng là loại hình ấn kiếm sắc phong thời cổ nên chỗ nào có trống đồng thì đấy là đất của công thần nhà Hùng. Tương lai Đông Nam Á tùy thuộc rất nhiều vào sự nhìn nhận và vị trí của “Đồng Cổ Sơn Thần” trong nền văn hóa, văn minh của mình.

Truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa xuất phát từ việc Chu Công xây đô thành ở Lạc Ấp, tướng quân Cao Lỗ chính là Chu Công, vương của nước Lỗ.

Thời Chiến Quốc có mấy điều phải lưu ý:

Họ Triệu diệt quốc Văn Lang – Âu Lạc là Tần vương chứ không phải Triệu Đà vua Nam Việt. Nhà Tần họ Triệu, Tần Thủy Hoàng là Triệu Chính, chúng ta sẽ luận bàn kỹ lưỡng hơn trong chương viết về nhà Tần.

Theo sách ‘Tam Phần Thư” thì Trung Hoa có 3 loại Dịch Lý, đó là Liên Sơn, Quy tàng, và Chu Dịch, căn cứ theo mạch văn thì nếu Chu Dịch là Dịch Lý nhà Chu thì Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch phải là Dịch Lý của nhà Liên Sơn và nhà Quy Tàng, 2 tên này chưa nghe lịch sử nói đến, nhưng dựa trên ngữ nghĩa ta có thể xác định:

Quy tàng Dịch là Dịch Lý của nhà Thương vì Việt Thường ở bờ Trường Giang nơi có loài rùa lớn sinh sống, mai của nó đã được dùng để khắc Dịch Lý hay ít nhất cũng là Hà – Lạc và Bát Quái vì thế có tên là Qui tàng Dịch.

Còn Liên Sơn Dịch là Dịch Lý của nhà Hạ, bởi 2 lẽ:

- Đấy là Dịch được khắc vào đá núi, có thể là triền núi hay hang động.

- Đó là Dịch Lý cuả thời dân Trung Hoa do lụt lội phải sống nơi vùng cao, hình tượng là Liên Sơn tức đồi núi chập chùng, cũng là thời của Sơn Tinh hay Tản Viên Quốc Chúa, tên 1 dãy núi ở miền Bắc Việt Nam mô tả xác thực hình ảnh thời đại này đó là dãy Hoàng Liên Sơn.

Ở phần trên đã nói là: diệt quốc Văn Lang là họ Triệu, họ của vua Tần chứ không phải là Triệu Đà của Nam Việt, đó là năm 256 trước Công Nguyên khi nhà tần chiếm đất và diệt nhà Đông Chu. Sự kiện này sử Việt lại chép thành: năm 257 trước Công Nguyên, Văn Lang bị Thục Phán diệt và lập nên nước Âu Lạc. Trọng thủy trong vụ án Tráo đổi nổi tiếng của lịch sử là con của Tần vương triệu Tắc chứ không phải con Triệu Đà vua Nam Việt.

Ở những phần trên ta đã thấy Văn Lang và Âu Lạc là 2 tên của cùng một nước.

sử Việt Nam còn lầm lẫn rất nhiều, có khi sai lạc cả đến 1.000 năm.

Nhà Chu là triều đại dài nhất của Trung Hoa và dấu ấn nhà Chu Mãi mãi không hề phai lạt trong sinh hoạt đời thường cũng như tâm linh của người Việt Hoa., tên Văn Lang đã được sử Việt Nam chính thức coi là quốc hiệu thời lập quốc của mình.

Nhà Chu trải qua tổng cộng:

Tây Chu với 12 đời vua.

Đông Chu với 25 đời vua.

lãnh đạo quốc gia tới 1.000 năm và là triều đại dài nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Chỉ 2 câu thơ của thày Phạm sư Mạnh:

Kiểu ngoài Bách Man hoàn Cổ lũy (loa

Quốc tây cự chấn tráng Chân Đăng.


Được đặt đúng vào dòng sử nhà CHU, đối chiếu với 2 phong cách của cổ vật Đông sơn là đã đủ chứng lý để viết lại cổ sử Việt nam và Trung hoa.

An Dương vương được thờ ở đền Cuông, núi Mộ Dạ thuộc Nghệ an ngày nay,tương truyền đó là nơi An dương vương mất sau cuộc truy sát của Triệu Đà.

- Thực ra An Dương vương ở đây là Chu nạn vương, vì vua cuối cùng nhà Đông chu đã chết trong cuộc chiến chống lại quân nhà Tần,

đền Cuông chính xác là đền “Công”, từ công ở đây dùng thay cho vương chỉ Chu Nạn vương.

Từ Mộ trong núi Mộ Dạ là từ thuần Việt đồng nghĩa với mồ, mả là nơi chôn cất thi hài người chết. ; Dạ là biến âm của ‘già’ tiếng Việt bình dân dùng chỉ người sinh ra mình, ông già nghĩa là cha, bà già đồng nghĩa với mẹ; như vậy núi Mộ dạ có nghĩa là núi có mộ cha chôn ở đấy.

- Đền Công và núi Mộ Dạ cho chúng ta thông tin: vì vua cuối cùng của nhà Đông chu đã chết và được an táng ở nơi đây.


Nước Đại Việt văn hiến ngàn năm, điều đó khỏi phải bàn nhưng có điều lạ mãi cho tới nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi về chữ viết của người Việt cổ

Tiền nhân người Việt không coi Hán tự (nói theo ngày nay) là chữ của Tàu.

Tại sao người xưa lại gọi là chữ Nho.? phải chăng ‘nho’ là biến âm của ‘nhỏ’ như ta vẫn dùng trong từ điệp ‘nho-nhỏ’ và chữ ‘nho nhỏ’ chính là kiểu chữ tiểu triện như các nhà khoa bảng đã nói.

Nếu Nho là kiểu chữ tiểu triện thì Khoa đẩu chắc chắn là chữ đại triện.

Khoa đẩu thực ra là ký âm hán tự của từ Việt, khoa là ký âm chữ khoác tiếng Việt đồng nghĩa với khuếc như trong khuếc đại nghĩa là làm cho lớn ra. Chữ đẩu là ký âm chữ đầu, như thế Khoa đẩu chỉ có nghĩa là loại chữ Đầu lớn mà thôi.

Về hình tượng ta thấy rất rõ sự liên quan giữa Khoa đẩu hay to đầu và con nòng nọc.

Trong hán tự không hề có điều này.

Văn nòng nọc hay Khoa đẩu là manh mối rất quan trọng trong công việc tìm kiếm chữ Việt cổ vì cổ sử Trung hoa có nói đến tích Việt thường cống Nghiêu đế con rùa trên mai có khắc văn khoa đẩu chép từ thời đựng nước...

Và Khi đập vách nhà Khổng tử thì tìm được kinh Dịch. ..và nhiều kinh văn khác... tất cả chép bằng văn Khoa đẩu...

Tiền nhân còn nhắn gửi cho chúng ta 1 thông điệp chỉ dẫn về văn tự xưa đó là bức tranh Đông hồ: Lão oa độc giảng. , tôi không biết chắc chữ độc ở đây nghĩa là duy nhất hay là đọc nhưng điều đó không quan trọng, điểm nhấn là ở chỗ tại sao cổ nhân lại dùng hình ảnh con cóc tượng trưng cho việc truyền đạt văn hóa, chữ nghĩa. ..?

Cóc đẻ ra Nòng nọc

Chữ đẻ ra Văn.

Lão Oa đẻ ra Khoa đẩu

Oa là con cóc đồng âm với Oa là chứa trữ.

Trong tiếng Việt thì: chứa – trữ và giữ chỉ là một và là đồng âm của từ ‘Chữ’,

1 vật thể hay 1 hình ảnh dùng chứa hay mang thông tin thì gọi là CHỮ.

-Vật thể hay hình ảnh là phần dương của chữ.

- Thông tin chứa ở trong là phần âm của chữ.

Đoạn: Oa đẻ ra Khoa đẩu trong ngôn ngữ Việt có thể hiểu là:

-Chữ đẻ ra văn Đầu to.

Mà ‘Chữ’ là từ Thuần Việt như vậy con của nó là văn Đầu to hay Khoa đẩu phải là của người Việt.

Trước đây do bó hẹp lãnh thổ Văn lang trên phần đất bắc và bắc trung Việt nên việc truy tìm chữ cổ của người Việt qúa khó khăn tới nay chưa thu được kết quả cụ thể nào, nay với Sử thuyết họ HÙNG ta có thể mở rộng địa bàn tìm kiếm bao gồm cả: Vân nam –Quý châu và Quảng tây và tây Quảng đông, như thế công việc trở nên khả dĩ. .. hơn nhiều

-Một hướng truy tìm rất đáng lưu ý là:

Dân tộc Bạch ở cực tây tỉnh Vân nam trung quốc vẫn lưu giữ một loại văn tự tượng hình cổ tới nay vẫn chưa đọc được. , các nhà ngôn ngữ học Việt nam sao không thử tìm hiểu và dùng tiếng Việt làm chìa khóa để giải mã... biết đâu sự việc này lại trở thành 1 khám phá chấn động trong thời đại chúng ta? vì đã khám phá ra văn tự tượng hình cổ đó chính là chữ khoa đẩu hay đầu to của người Văn lang xưa.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.