Đề thi:Tập tính Sinh vật, Đại học Cần Thơ, 2005
1. Loài ong vò vẽ là một loài ong sống hoàn toàn đơn độc. Trong tập tính hôn phối, sau khi giao phối, con cái bắt đầu xây dựng tổ. Trong tổ con cái sẽ đẻ một quả trứng. Một vài con sâu sau khi đã bị làm tê liệt, được mang đến tổ làm thức ăn cho ong con đang phát triển. Cuối cùng, tổ được gắn lại và con cái bay đi để xây dựng tổ mới. Trong trình tự giao phối, làm tổ, đẻ trứng, săn mồi mang về tổ được thực hiện mà không cần phải dạy hay học từ trước. Giải thích nào bằng cơ sở khoa học của tập tính dưới đây là đúng.
- a. Chu kì sống của côn trùng quá ngắn ngủi nên không thể thực nghiệm và sửa sai lầm để học tập trong một thời gian dài được.
- b. Tập tính này được quyết định do di truyền.
- c. Đa số các kiểu tập tính phức tạp đều được lập trình sẵn theo kiểu này.
- d. Cả a,b,c đều đúng
2. Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác. Giải thích nào trên quan điểm tiến hoá về sự tồn tại của 1 lượng lớn cá thể vô sinh trong tập đòan kiến dưới đây là đúng.
- a. Giảm số con sinh ra đảm bảo nhu cầu thức ăn luôn được thoả mãn trong tổ và như vậy duy trì được sự tồn tại lâu dài của nó bằng cách hạn chế sự sinh sản.
- b. Tất cả kiến trong một đàn có quan hệ chặt chẻ về mặt di truyền và do đó làm tăng sự thích ứng thông qua sự sinh sản thành công ở họ hàng gần của nó.
- c. Tỉ lệ giới tính trong những con kiến mới sinh chênh lệch nên hầu hết con cái không tìm được con đực để bắt cặp và do đó phải sống cuộc sống vô sinh.
- d. Kiến sinh sản theo kiểu trinh sản
3. Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của chim đực đánh đuổi tình địch, tiếp theo là sự rủ rê chim cái để ghép đôi, xây tổ, ấp trứng và sau hết là nuôi con. Tập tính này có được là do.
- a. Mỗi tập tính như trên đều được gây ra do sự kết hợp của kích thích ngoài với kích thích trong.
- b. Các nhân tố bên ngoài, vì các kích thích trong là do ngoại cảnh điều khiển.
- c. Các nhân tố bên trong, đặc biệt là các hoocmon được tiết ra theo các thứ tự nhất định.
- d. Tác dụng của ngoại cảnh rất quan trọng, tuy nhiên đa số động vật có sự “chương trình hoá” cơ chế tập tính ở ngay trong cơ thể.
4. Ngỗng mới nở, theo nghiên cứu của Konrad Lorenz thường đi theo vật thể chuyển động đầu tiên mà nó gặp. Giải thích nào sau đây về tập tính của các ngỗng con này là hợp lí nhất.
- a. Là một hành động thay thế do không có ngỗng cha mẹ ở đó
- b. Đây là tập tính bẩm sinh hay bản năng của bất kì loài ngỗng nào
- c. Là quá trình học tập của con non để nhận ra, gắn bó với cha mẹ và đồng loại.
- d. cả a, b, c đều đúng
5. Tập tính “khai vị” được hiểu như thế nào là hợp lí theo những lí giải sau đây.
- a. Là pha đầu tiên trong một hệ thống phản ứng có thứ tự nhất định.
- b. Phần lớn tập tính động vật gồm những chu kì giống nhau, mỗi chu kì gồm hàng loạt động tác tương đối đơn giản. Động tác ở giai đoạn đầu thường có tính ngẫu nhiên gọi là tập tính “khai vị”.
- c. Là pha rất thay đổi về hình dạng, thời gian và tiếp diễn tới khi nhận biết được các kích thích tiếp theo, được điều khiển từ trong và gây ra những pha tiếp theo với hàng loạt động tác, do các kích thích riêng biệt ở ngoài điều khiển.
- d. Cả a, b, c đều đúng.
6. Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”. Giải thích nào sau đây về tập tính này là hợp lí
- a. Bản năng nuôi con quá trội của chim mẹ làm nó quên mất tập tính thông thường là chăm sóc trứng của chính nó.
- b. Hệ thần kinh của chim kém phát triển và chim không thể nhận biết được đâu là trứng cuả nó.
- c. Đa số động vật chỉ phản ứng với một phần nhỏ của các kích thích kết hợp trong một tình huống nhất định, nên chúng có thể bị lôi cuốn vào một tập tính không phù hợp với kích thích tương ứng.
- d. a và c
7. Cơ sở của mối quan hệ xã hội của các động vật không phải là sự tập hợp của hai hay nhiều cá thể mà chủ yếu là tập tính kết đôi hay quan hệ tình dục. Trường hợp nào sau đây không thể hiện tập tính kết đôi.
- a. Dưới tác động kích thích bên ngoài, con đực và con cái ở một số loài đã thực hiện những cuộc di cư dài.
- b. Tiết các chất để đánh dấu lãnh thổ.
- c. Đấu đá lẫn nhau.
- d. Phát ra âm thanh đặc hiệu để quyến rũ con cái
8. Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra. Ý nghĩa của tính hiệu này đựoc lí giải như thế nào là hợp lí.
- a.Đảm bảo cho sự gặp gỡ của các cá thể cùng loài và tránh sự lai tạp.
.b.Các loài này bình thường vẫn phát ra âm thanh, do đó không có ý nghĩa gì trong tập tính kết đôi.
- c.Tăng sức hấp dẫn và quyến rủ đối với con cái.
- d.Cả a, b, c đều đúng
9. Trong mùa sinh sản, các loài chim thường bay lượn trên không trung để khoe phần lông sặc sỡ dưới cánh và làm các động tác ve vãn hấp dẫn con cái. Điều này được lí giải như thế nào là hợp lí.
- a. Đây là kiểu biểu hiện tập tính rất đặc trưng nhằm nhận biết bầy đàn và chiếm giữ lãnh thổ.
- b. Đối với chim tín hiệu thị giác có ý nghĩa đặc biệt để dẫn dụ trống hoặc mái.
- c. Hầu hết các hoạt động của chim đều diễn ra trên không trung, các biểu hiện trên không mang ý nghĩa của tập tính hôn phối
- d. Cả a, b, c đều sai
10. Các động tác nào sau đây của một số loài chim không được xem là biểu hiện “khoe mẽ”.
- a. Khi giao phối con đực rất hung hăng, con cái thường biểu hiện tập tính như chim con thường con đực phải cho con cái ăn
- b. Đó là những động tác không toàn vẹn, là những đoạn biến dạng của tác động. Đó là những phản ứng hoàn toàn không liên quan đến tình thế lúc đó.
- c. Phô trương bộ lông có màu sắc sặc sỡ đẹp hơn lúc bình thường hoặc có giọng hót hay.
- d. Cả a, b, c đều đúng
11. Khi một con gà con mới nở ra nó đã mổ những hạt trông giống như thức ăn, khi lớn lên sự mổ thức ăn hoàn thiện hơn. Thí nghiệm cho thấy nếu 1 con gà con bị ngăn không cho mổ thức ăn trong suốt ngày thứ 2 sau khi nở thì ngày thứ 3 nó sẽ vẫn mổ tốt hơn so với ngày thứ nhất, tuy nhiên nó sẽ mổ chính xác hơn nếu như người ta cho nó mổ thức ăn trong ngày thứ 2. Nhận xét nào sau đây là đúng.
- a. Cả 2 tiến trình trưởng thành và học tập đều liên quan đến sự mổ chính xác
- b. Sự mổ chính xác phát triển theo sự trưởng thành của hệ thần kinh.
- c. Sự mổ chính xác phát triển nhờ sự học tập cho phép gà con phân biệt giữa các loại thức ăn.
- d. Có 1 giai đoạn quyết định (từ ngày 1 đến ngày 7) để gà con học cách mổ thức ăn trên sân.
12. Sự hung hăng xuất hiện ở động vật trong một vài trường hợp và sự hung hăng cũng được gây ra bởi các điều kiện khác nhau ví dụ như các kích thích từ bên ngoài. Trường hợp nào sau đây không phải là tập tính hung hăng
- a. Tập tính của con mồi khi bị đe doạ bị ăn thịt
- b. Tập tính của con vật ăn thịt chống lại con mồi
- c. Tập tính chống lại kẻ xâm lược để bảo vệ lãnh thổ
- d. Tập tính hướng tới các động vật khác định ăn trộm thức ăn của nó
13. Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết. Lí giải nào sau đây là hợp lí nhất trong trường hợp này
- a. Trong tập tính ấp trứng, chim thường có xu hướng chọn ấp các quả trứng có kích cỡ to, có nhiều hoa văn. Trứng của chim “nhờ ấp” lại thường lớn, màu sậm và có nhiều hoa văn.
- b. Tập tính ấp trứng của chim đuợc kích thích bởi các yếu tố thị giác (hình dạng, kích cỡ và màu sắc của trứng)
- c. Một số loài chim có tập tính tự nguyện chăm sóc và bảo vệ con của chim “hàng xóm”
- d.Cả a, b, c đều đúng
14. Trong quan hệ bầy đàn đôi khi xảy ra những cuộc ẩu đả và thường kết thúc bằng cái chết của một trong hai đối thủ. Giải thích nào sau đây là hợp lí cho những biểu hiện trên
- a. Đây là một dạng tập tính nhóm có liên quan đến sinh sản hoặc với việc thiết lập con “đầu đàn” trong nhóm.
- b. Do tính chất hung hăng được lập trình sẵn trong hệ thần kinh của động vật
- c. Để tranh dành con cái.
- d. Cả a, b, c đều sai
15. Thường mỗi cặp sinh vật có một lãnh thổ riêng, loài sở hữu lãnh thổ đó có thể đuổi được các cá thể khác hoặc cùng loài ra khỏi lãnh thổ của mình. Lí giải nào sau đây là hợp lí cho ý nghĩa của sự phân chia lãnh thổ như vậy.
- a. Trong một quần thể đã có sự phân định lãnh thổ từ trước.
- b. Tránh sự đọ sức giữa các đối thủ và như vậy giảm được tỉ lệ tử vong.
- c. Sự phân chia lãnh thổ dẫn đến sự phân bố thức ăn tương đối đều hơn, đảm bảo cho mọi gia đình một khoảng không gian lớn hơn tránh được sự giao phối lẩn lộn giữ các cá thể.
- d. Cả a, b, c đều đúng
16. Tổ chức theo trật tự lệ thuộc là đặc tính của hầu hết các động vật sống thành đàn. Trong 1 đàn sẽ có con đầu đàn thống trị các con còn lại, con đầu đàn có ưu thế như vậy là do.
- a. Sức mạnh của cơ thể.
- b. Tính hung hăng.
- c. Nhờ sự thắng trận trong các trận đấu.
- d. Cả a, b, c đều đúng
17. Những biểu hiện nào sau đây được xem là “Di cư sinh sản”
- a. Cá thể trưởng thành sống ở những vùng khác với nơi sinh sản
- b. Sự di chuyển cả đàn kèm theo sinh sản.
- c. Đến mùa sinh đẻ chúng phải di chuyển tập trung về những “bãi đẻ” nhất định.
- d. Cả a, b, c đều đúng.
18. Thông thường sau khi đi khám bệnh, bệnh nhân được dặn rằng uống thuốc trước, sau hay giữa bữa ăn, sáng, chiều hay tối. Thầy thuốc đã dựa vào những cơ sở nào để đưa ra quyết định như vậy
- a. Nhịp sinh học của cơ thể
- b. Đặc tính của thuốc
- c. Kinh nghiệm của thầy thuốc
- d. Cả a, b, c đều đúng
19. Sự tổ chức tinh vi của tập đoàn các côn trùng sống thành xã hội có những nét giống với các nhóm người trong xã hội, tuy có một số sai khác chi tiết. Những điểm nào sau đây là những sai khác cơ bản giữa người và côn trùng sống thành xã hội
- a. Các côn trùng sống thành xã hội thật sự luôn luôn làm nhiệm vụ chuẩn bị thức ăn, con non tham gia chăm sóc ấu trùng thuộc thế hệ tiếp sau.
- b. Con người có khả năng thích nghi với những tình huống và điều kiện khác nhau vì vậy xã hội loài người có tính mềm dẻo và biến động hơn.
- c. Con người dùng tiếng nói để truyền thông tin cho nhau, ong và kiến lại truyền thông tin bằng các điệu nhảy múa, và các feremon.
- d. Cả a, b, c đều đúng.
20. Người Ấn Độ có khả năng dạy rắn hổ mang biểu diễn theo tiếng sáo là do
- a. Rắn thích tiếng sáo
- b. Người thổi sáo có phép thuật
- c. Người thổi sáo dựa vào tập tính săn mồi và tự vệ của rắn
- d. Cả a, b, c đều đúng