Thành viên:Cumeo89/nháp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Về bản nháp này[sửa]

Đây là nơi lưu trữ những ý tưởng mới nảy ra của tôi. Những ý tưởng này sẽ tiếp tục được tôi phát triển (một cách cá nhân) tại đây cho tới khi đủ "chín" để đưa ra cộng đồng. Xin đừng xóa bài này vì rất có thể tương lai chúng sẽ trở thành những điều thực sự có ích cho cộng đồng.

AutorenHook[sửa]

Tôi nhận thấy một số wiki đang lưu trữ dữ liệu không đúng cách. Có những tài liệu ko có tên như sự kiện, câu nói, bài toán... không thể được lưu trữ và tìm kiếm như các bài viết thông thường. Để khắc phục, người ta gộp chúng lại trong một bài viết, vd:danh ngôn chủ tịch HCM, các sự kiện ngày 1.1,... Bản chất việc làm này là một cách phân loại cứng nhắc, làm hạn chế khả năng của MediaWiki. Để khắc phục điều này tôi đề nghị 2 việc:

  • Việc tạo ra các bài viết không có tên (sử dụng ID làm tên) nên được coi là chuyện bình thường.
  • Cài đặt một thẻ <brief></brief> cung cấp nội dung của bài viết một cách ngắn gọn có thể được hiển thị trong các công cụ duyệt theo thư mục.

Cốt lõi của vấn để cần giải quyết là cần tạo 1 extension cho mediawiki với nhiệm vụ tự động tạo tên bài viết (theo một quy định nào đó) mà tôi định gọi là AutorenHook. Tuy nhiên hiện tôi đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu MediaWiki.

Hệ thống diễn đàn nhúng cho wiki[sửa]

Một vài điều tai nghe mắt thấy gần đây đã khiến tôi phải suy nghĩ lại dự định của mình. Tôi cần một thời gian để xem xét vấn đề này một cách toàn diện hơn...


Thư viện bài tập dạng wiki[sửa]

Phát biểu vấn đề[sửa]

Sự cần thiết của thư viện bài tập[sửa]

Một số ứng dụng dễ thấy của thư viện bài tập

  • Học sinh cần ôn luyện sau những giờ học trên lớp và luôn muốn thử sức với các bài toán hay và khó.
  • Giáo viên cần các bài tập hay để bổ sung cho bài giảng của mình
  • Trước mỗi kì thi, kiểm tra, việc thử sức với các đề thi trước đó là nhu cầu của bất kì ai, đặc biệt là khi phương pháp thi trắc nghiệm đang ngày càng phổ biến

Các hệ thống tương tự hiện có[sửa]

Các diễn đàn[sửa]

Diễn đàn đã bùng nổ trên mọi lĩnh vực, các môn học phổ thông cũng không phải là ngoại lệ. Có thể dễ dàng kể ra một loạt các diễn đàn như : mathnfriend, Diễn đàn toán học, Diễn đàn tin học, Vật lí Việt Namv.v... hoạt động học tập, trao đổi trên các diễn đàn này diễn ra rất sôi nổi.

Tuy nhiên, như đã phân tích trong "Hệ thống diễn đàn nhúng cho mediawiki", phần mềm forum có những hạn chế của nó:

  • Các bài tập bị phân tán và trộn lẫn trong các cuộc tán gẫu liên miên, thiếu một cấu trúc phân loại chi tiết và đa dạng nên khó tìm kiếm
  • Một số diễn đàn bắt đầu xuất hiện các câu hỏi trắc nghiệm tuy nhiên chỉ dừng lại ở từng hoặc một nhóm nhỏ các câu hỏi đơn lẻ chứ không thể tập hợp thành một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và không thể sinh đề thi tự động
  • Việc hệ thống hóa kiến thức, phân dạng bài tập một cách chi tiết là không thể
  • Số lượng bài tập hạn chế
  • Các bài đã post lâu ngày có nhiều nguy cơ bị "chìm vào quên lãng"

Tất nhiên, thứ gì cũng có hai mặt, diễn đàn cũng có những lợi điểm riêng của nó (chính vì thế dẫn đến việc xây dựng forum nhúng) như: kết nối cộng đồng vào những chủ đề cụ thể, tăng cường hiệu quả công việc, làm cho trang web trở nên "sống động" và gần gũi hơn.

Các trang luyện thi trắc nghiệm[sửa]

Từ khi các môn lí, hóa, sinh được tổ chức thi trắc nghiệm trong kì thi đại học thì các dịch vụ này mọc lên như nấm sau mưa. Có dịch vụ có phí (QuickHelp, NOVA Exam) và miễn phí (Học mãi, Ôn bài), tuy nhiên, hạn chế chung của chúng là số người tham gia xây dựng ít dẫn đến nguồn tài liệu ít, kém chất lượng. Hơn nữa việc thu phí dịch vụ là rào cản rất lớn đối với phần lớn học sinh, rộng hơn là kéo dãn sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục giữa người giàu - người nghèo.

Onthi.com[sửa]

Một thư viện bài tập trực tuyến tuyệt vời mà tôi được biết đó là Onthi.com. Thực lòng tôi rất thắc mắc làm thế nào để ban quản trị có thể xây dựng được một thư viện lớn như thế? Không chỉ có số lượng bài tập khó tin mà onthi.com còn là một thư viện được tổ chức rất vừa mắt, dễ sử dụng, nhiều chức năng và rất nhanh. Ở đây bạn có thể xem bài tập, đánh dấu các bài tập đã làm, làm bài trắc nghiệm và xem đáp án ngay trên màn hình, làm đề trắc nghiệm...

Tất nhiên tôi không nói onthi.com là tuyệt vời, là tất cả. Đây đó vẫn còn những chỗ tôi không hài lòng với trang này (và chắc chắn ban quản trị cũng biết và đang làm gì đó để khắc phục - điều thú vị nhất tôi thấy ở đây là tinh thần cầu thị). Hạt sạn lớn nhất trong số đó là đây không phải là một trang wiki.

Giống như bất kì trang web nào đang trong thời kì đầu xây dựng, trên onthi.com hiện nay tồn tại rất nhiều lỗi, có thể dễ dàng tìm thấy trong mục "ý kiến bạn đọc". Thật là bực mình khi hì hục giải một bài toán không được, cuối cùng phát hiện ra đề bài sai. Nhưng chẳng thể làm gì vì ban quản trị không cách nào có thể đọc được từng dòng ý kiến và sửa từng con số trong đề bài. Vì thế rất nhiều hạt sạn vẫn tồn tại và tôi e rằng sẽ còn tồn tại lâu dài trên trang web này. Một wiki có thể giải quyết triệt để vấn đề (ở đây đề cập đến tính chất mọi người đều có thể đóng góp).

Tôi đã gửi một bản góp ý dài đến ban quản trị onthi.com và rất mong họ sẽ để ý. Sẽ không cần tuyển cộng tác viên nữa và cũng không còn những lời phàn nàn từ phía bạn đọc nữa sau khi chuyển sang dùng mediawiki; khi đó hàng triệu học sinh, sinh viên, giáo viên trong nước sẽ là cộng tác viên, kiêm người quản lí, người chủ của trang web. Mong rằng tinh thần cầu tiến của ban quản trị ở đây sẽ phát huy tác dụng và chúng tôi có thể cùng phát triển một thư viện bài tập wiki lớn nhất cả nước (thậm chí có thể phát triển như một dự án của wikimedia foundation - một giấc mơ lớn).

Mô tả chung về Thư viện bài tập[sửa]

  • Tổ chức lưu trữ, bàn luận, trao đổi về bài tập thuộc các môn tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh, tin học) các cấp học (tiểu học, THCS, THPT, ĐH-CĐ và sau đại học)
  • Xây dựng kho lưu trữ đề thi trong tất cả các môn, các cấp học (phần này giống như thư viện đề thi)
  • Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm các môn toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ chủ yếu phục vụ cho kì thi đại học đồng thời phát triển phần mềm kèm theo để soạn đề trắc nghiệm, sinh ngẫu nhiên đề trắc nghiệm, thi trắc nghiệm trực tuyến...
  • Tổ chức các hoạt động nhóm (sẽ trình bày cụ thể sau)

Đặc tả yêu cầu sử dụng[sửa]

Thiết kế hệ thống[sửa]

Liên kết đến đây