Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ôm mèo
Từ VLOS
Với vẻ mặt đáng yêu và bộ lông mềm mại, mèo là loại thú cưng tuyệt vời để bạn ôm ấp. Tuy nhiên, mèo còn nổi tiếng vì tính cách thất thường của chúng: chúng thường sợ người lạ và có lúc mâu thuẫn khi đón nhận tình cảm của những người chúng đã quen. Để tránh làm mèo tức giận, sợ hãi hoặc bị thương, bạn nên biết cách bế và ôm mèo đúng cách.
Mục lục
Các bước[sửa]
Bế mèo lên[sửa]
-
Biết
khi
nào
thì
mèo
muốn
được
bế.
Đôi
khi,
mèo
không
muốn
được
bế.
Hiểu
được
tâm
trạng
của
mèo
là
việc
quan
trọng.
Nếu
mèo
đang
giận
dữ
hoặc
sợ
hãi,
bạn
sẽ
có
nguy
cơ
bị
cào
nếu
bế
mèo
lên.
Hãy
lưu
tâm
điều
này
và
học
vài
cách
để
đọc
được
tâm
trạng
của
mèo.
- Quan sát ngôn ngữ cơ thể của mèo. Mèo có đang trốn bạn hoặc không chịu ra chơi không? Cũng như người trưởng thành, mèo cần thời gian để ở một mình, và nếu mèo đang trốn, đó là dấu hiệu cho thấy lúc này, mèo không muốn sự chú ý của bạn. Mèo có đang chủ động thu hút sự chú ý, kêu meo meo, rên nhẹ hoặc cọ người vào chân bạn không? Đó là dấu hiệu cho thấy mèo đang muốn chơi với bạn. Riêng hành động cọ vào bạn cho thấy mèo đang muốn để lại mùi hương trên người bạn, điều đó thể hiện tình cảm gắn bó và muốn được bạn đáp trả tình cảm.[1]
- Quan sát đuôi mèo. Nếu đuôi mèo dựng lên, mèo đang hài lòng; đây là lúc thích hợp để bế mèo. Nếu đuôi mèo đập xuống đất hoặc vẫy qua lại rất nhanh, mèo có thể đang bị kích động. Không giống như chó, mèo không vẫy đuôi khi chúng vui. Khi mèo đưa đuôi qua lại chậm rãi, mèo đang đánh giá tình hình. Nếu mèo vẫy đuôi, đây không phải là lúc thích hợp để ôm mèo.[2]
- Quan sát tai mèo. Tai quay về phía trước cho thấy mèo đang hài lòng và vui vẻ; đây là lúc thích hợp để bế mèo. Nếu tai mèo quay về phía sau, bạn nên cẩn thận, mèo đang bị kích động. Khi tai mèo cụp sát vào đầu, mèo đang đề phòng và sợ hãi. Tai hướng về phía sau hoặc tai cụp sát đầu đều cho thấy lúc này bạn không nên tìm cách ôm mèo.[2]
-
Cúi
xuống
ngang
tầm
với
mèo.
Khi
bạn
định
bế
mèo
lên,
mèo
có
thể
sẽ
sợ
nếu
bạn
đứng
quá
cao.
- Khi cúi xuống ngang tầm với mèo, bạn có thể khiến mèo yên tâm trước khi được bế. Việc này cũng cho phép mèo cọ vào thân bạn, khiến mùi hương tự nhiên của mèo bám vào quần áo và cơ thể bạn, điều đó giúp mèo cảm thấy thoải mái hơn khi được bế.[1]
-
Đặt
bàn
tay
thuận
của
bạn
bên
dưới
thân
mèo.
Bạn
phải
đặt
bàn
tay
ngay
phía
dưới
hai
chân
trước
của
mèo.
Nếu
làm
đúng,
bạn
sẽ
cảm
nhận
được
xương
sườn
chứ
không
phải
là
phần
bụng
của
mèo.
- Dùng bàn tay còn lại để đỡ mông và chân sau của mèo. Đặt bàn tay bên dưới chân sau của mèo, sao cho tay của bạn nằm ở vị trí dưới phần móng sau một chút.[3]
-
Bế
mèo
lên.
Khi
đã
đặt
tay
đúng
chỗ,
bạn
có
thể
bế
mèo
lên
và
đứng
thẳng
người.
Bàn
tay
và
cẳng
tay
đặt
ở
dưới
hai
chân
sau
sẽ
tạo
thành
một
giá
đỡ
cho
mèo.
- Ôm mèo vào ngực để mèo thấy yên tâm và chắc chắn hơn.[4]
-
Chỉ
dùng
biện
pháp
tóm
gáy
mèo
trong
những
trường
hợp
khẩn
cấp.
Mèo
có
một
phần
da
thừa
phía
sau
gáy,
nơi
mà
mèo
mẹ
thường
dùng
để
tha
mèo
con
từ
nơi
này
sang
nơi
khác.
Tuy
nhiên,
cơ
thể
của
mèo
trưởng
thành
khá
nặng,
và
phần
da
đó
sẽ
bị
căng
quá
mức
nếu
bạn
thường
xuyên
nhấc
mèo
lên
theo
cách
này.[5]
- Trong trường hợp khẩn cấp và mèo đang sợ hãi, bạn có thể tóm gáy mèo để nhấc lên, nhưng hãy nâng đỡ mông mèo bằng tay, dùng khăn quấn quanh người mèo nếu mèo giãy giụa.[5]
- Chỉ tóm gáy mèo nếu bạn cần di chuyển mèo đi chỗ khác thật nhanh (ví dụ như lúc cháy nhà và bạn cần thoát ra an toàn). Trong những trường hợp đó, nếu mèo đang bị kích động, việc tóm gáy mèo sẽ giúp bạn khỏi bị cào.[5]
- Bạn cũng có thể giữ mèo bằng cách tóm gáy nếu bạn cần cho mèo uống thuốc mà không muốn mèo giãy giụa, hoặc nếu bạn cần chăm sóc một chú mèo hung dữ.[5]
Ôm mèo và đặt mèo xuống[sửa]
-
Nâng
đỡ
khi
đang
ôm
mèo.
Khi
ôm
mèo,
bạn
phải
đỡ
hai
chân
sau
của
mèo.
Để
cẳng
tay
ngang
bụng
để
làm
chỗ
dựa
cho
mèo.
Bạn
có
thể
đỡ
mông
mèo
bằng
khuỷu
tay,
sao
cho
chân
trước
của
mèo
đặt
lên
bàn
tay
bạn.
- Khi mèo đã cảm thấy thoải mái, bạn có thể thử ôm mèo theo cách khác, điều đó phụ thuộc vào cá tính của mèo. Một số chú mèo thích được dựa bụng vào ngực bạn, hai chân trước đặt lên vai để có thể quan sát mọi thứ khi bạn đi lại; một số lại thích được bế nằm ngửa bụng lên như em bé.[3]
-
Vuốt
ve
khi
đang
bế
mèo.
Khi
mèo
đang
nằm
dọc
theo
cánh
tay
của
bạn,
bạn
có
thể
dùng
tay
kia
để
gãi
và
vuốt
ve
mèo.
Luôn
nhớ
là
bạn
vẫn
phải
nâng
đỡ
cơ
thể
và
chân
của
mèo.
- Cưng nựng mèo sẽ khiến mèo bình tĩnh và thoải mái hơn khi nằm trong vòng tay bạn. Trò chuyện với mèo một cách nhẹ nhàng cũng là một việc thú vị. Như thế, mèo sẽ cảm thấy yên tâm và có thể còn ngủ gật nữa.
-
Ôm
mèo
khi
đang
ngồi.
Nếu
bạn
muốn
ôm
mèo
trên
đùi
khi
đang
ngồi
xem
TV,
hãy
để
mèo
tự
tìm
chỗ
nằm.
Có
thể
mèo
sẽ
chọn
nằm
trên
đùi
của
bạn,
hoặc
là
nằm
dài
giữa
hai
đùi
hoặc
cuộn
tròn
trên
đó.
- Việc này rất phù hợp với trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ có thể sẽ ôm mèo quá chặt hoặc làm rơi mèo nếu ôm chúng khi đang đứng. Hãy bảo trẻ ngồi xuống ghế, hoặc xuống đất, trước khi đưa mèo cho trẻ. Bạn phải nhắc trẻ thả mèo ra ngay lập tức nếu mèo giãy giụa hoặc có biểu hiện muốn đi chỗ khác. Nếu không, trẻ có thể sẽ bị mèo cào.[6]
-
Đặt
mèo
xuống.
Khi
bạn,
hoặc
mèo,
đã
chán
chơi
với
nhau,
bạn
hãy
đặt
mèo
xuống
nhẹ
nhàng
và
an
toàn.
- Cúi xuống để chân mèo chạm được hoặc gần với tới mặt đất. Đặt chân trước của mèo chạm đất và đỡ chân sau của mèo khi mèo bước ra khỏi vòng tay của bạn, và nhẹ nhàng thả tay ra.[4] Mèo cũng có thể sẽ tự thực hiện việc này bằng cách nhảy ra khỏi tay bạn.
Bế mèo con[sửa]
-
Hãy
bắt
đầu
việc
này
từ
sớm.
Quá
trình
làm
quen
với
thế
giới
bên
ngoài
của
mèo
sẽ
bắt
đầu
từ
lúc
mèo
được
12
tuần
tuổi,
và
sau
đó,
việc
huấn
luyện
cho
mèo
quen
với
việc
được
ôm
sẽ
khó
khăn
hơn.
- Như vậy, những tuần đầu đời của mèo con sẽ khoảng thời gian lí tưởng để mèo con làm quen với việc được người bế.[7]
- Tránh bế mèo con quá nhiều trong tuần đầu tiên sau sinh, vì làm thế sẽ làm mèo mẹ không vui và có thể bỏ bê mèo con.[8] Tuy nhiên, nếu mèo mẹ không cảm thấy phiền bởi sự hiện diện của bạn, hoặc có vẻ muốn bạn đón nhận mèo con, bạn có thể ôm hoặc vuốt ve mèo con một lúc ngắn, vài lần một ngày. Hành động đó đã được chứng minh là giúp mèo con mở mắt và thích khám phá sớm hơn.[9]
- Khi mèo con còn quá nhỏ (một hoặc hai tuần tuổi), tiếp xúc với chúng vài phút một ngày là khá nhiều. Nhẹ nhàng bế từng chú mèo con lên một, nâng đỡ ngực và chân mèo con. Giữ chúng cẩn thận bằng cả hai tay, và đặt chúng trở lại chỗ cũ.
-
Quan
sát
mèo
mẹ
trong
khi
đang
bế
mèo
con.
Tùy
vào
tính
cách,
mèo
mẹ
cũng
có
thể
canh
chừng
mèo
con
rất
kĩ,
và
bạn
không
nên
khiến
mèo
mẹ
căng
thẳng
hoặc
khiến
mèo
mẹ
coi
bạn
là
mối
đe
dọa
với
mèo
con.
- Nếu mèo mẹ quá bảo vệ mèo con, bạn vẫn nên bế mèo con từ sớm để chúng làm quen dần với con người. Căn giờ để chơi với mèo con trong lúc mèo mẹ đang ra ngoài (ví dụ như lúc mèo mẹ đang ăn hoặc đi vệ sinh) để làm giảm sự lo âu của mèo mẹ.[7]
-
Bế
mèo
con
ít
nhất
một
lần
mỗi
ngày.
Điều
đó
sẽ
hình
thành
thói
quen,
và
mèo
con
sẽ
liên
hệ
việc
được
bế
với
khoảng
thời
gian
để
gắn
kết
và
bày
tỏ
tình
cảm.[10]
- Bế mèo con trong khoảng năm phút, và hãy làm cho khoảng thời gian đó bình yên và nhẹ nhàng.
- Không khuyến khích mèo chơi đùa mạnh bạo hoặc coi tay bạn là đồ chơi bằng cách để chúng cắn hoặc cào tay. Việc này có thể tạo ra một thói quen xấu. Mèo sẽ liên hệ tay bạn với đồ chơi thay vì với hành động cưng nựng và bế bồng, như vậy, một chú mèo nóng tính sẽ càng trở nên khó chơi đùa hơn khi trưởng thành.[10]
Tiếp cận một chú mèo lạ[sửa]
-
Làm
quen
từ
tốn.
Cũng
như
người,
hầu
hết
mèo
sẽ
cảm
thấy
bất
an
khi
có
mặt
người
lạ,
và
sẽ
mất
thời
gian
để
chúng
làm
quen
được
với
một
người
mới.
Hãy
tôn
trọng
sự
thoải
mái
của
chúng
bằng
cách
để
chúng
làm
quen
với
bạn
trước
khi
bạn
chạm
vào
hoặc
ôm
chúng.
Tiến
hành
việc
này
từ
tốn
cũng
sẽ
giúp
bạn
có
thêm
thời
gian
để
tìm
hiểu
tính
cách
của
mèo,
và
đánh
giá
liệu
việc
ôm
chúng
có
an
toàn
hay
không.
- Nếu bạn chưa quen với chú mèo đó, hãy coi nó như động vật hoang dã. Vì bạn không biết liệu chú mèo đó có thân thiện hay không, hoặc mèo có bị bệnh truyền nhiễm hay không, tốt nhất là bạn nên đề phòng cho tới khi biết được thông tin chính xác.[11]
- Nếu chủ của mèo đang ở đó, hãy hỏi xem liệu mèo có thích bị động chạm hoặc ôm ấp không trước khi bế mèo. Hãy nhớ, mèo là tài sản riêng của chủ mèo, vì thế, bạn nên tôn trọng ý muốn của chủ mèo, ngay cả khi họ không cho phép bạn chạm vào chú mèo thân thiện của họ.[11]
-
Di
chuyển
chậm
rãi.
Những
cử
động
đột
ngột
sẽ
làm
mèo
sợ
hãi,
vì
thế
hãy
cúi
xuống
từ
từ
và
trò
chuyện
với
âm
điệu
nhẹ
nhàng.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp bằng mắt (mèo coi đó là mối đe dọa)[12], và từ từ đưa tay về phía mèo. Để mèo tới gần bạn, ngửi tay bạn để yên tâm.
-
Tránh
bế
mèo
lên,
trừ
khi
bạn
cần
phải
làm
thế.
Nhất
là
khi
chủ
mèo
không
có
mặt,
bạn
không
nên
tìm
cách
giữ
hoặc
ôm
một
chú
mèo
mà
bạn
chưa
quen.
Việc
này
có
thể
khiến
mèo
căng
thẳng
và
nguy
hiểm
đối
với
bạn.
- Hãy nhớ rằng bạn có thể bị cào hoặc bị cắn; điều đó không chỉ đau mà còn có thể khiến bạn nhiễm nhiều bệnh (ví dụ như viêm nhiễm ở vết cào hoặc cắn, sốt do mèo cào hoặc bệnh dại).[13].
- Nếu bạn phải chăm sóc một chú mèo lạ (ví dụ như cứu mèo khỏi một tình huống nguy hiểm), bạn có thể tóm sau gáy mèo. Nhẹ nhàng tóm vào phần da gáy ngay dưới phần xương sọ của mèo, nhưng phải tóm chắc chắn. Nhớ nâng đỡ trọng lượng cơ thể cho mèo bằng cách đặt tay dưới mông, dùng khăn quấn mèo lại nếu mèo giãy giụa.[5]
Huấn luyện cho mèo quen với việc được bế[sửa]
-
Hãy
bắt
đầu
từ
sớm.
Mèo
bắt
đầu
làm
quen
với
thế
giới
bên
ngoài
từ
12
tuần
tuổi,
như
vậy
nghĩa
là
ngoài
độ
tuổi
đó,
mèo
sẽ
khó
làm
quen
với
việc
được
bế
hơn.
- Những chú mèo không thường xuyên được bế khi còn nhỏ (ví dụ như những chú mèo được nuôi dạy hà khắc hoặc sinh ra ở trại nhân giống mèo) sẽ không thích được bế khi đã trưởng thành. Như vậy, những tuần đầu đời của mèo con là khoảng thời gian hợp lý để dạy mèo làm quen với việc được người bế.[7]
-
Sử
dụng
biện
pháp
tích
cực.
Dù
có
một
số
chú
mèo
không
thích
được
bế
do
tính
của
chúng
như
vậy,
hầu
hết
mèo
đều
có
thể
được
huấn
luyện
để
chấp
nhận
việc
đó,
nếu
chúng
biết
rằng
sau
đó
chúng
sẽ
được
thưởng.
- Huấn luyện cho mèo bình tĩnh và không cử động khi được bế lên bằng cách nói từ “yên”, và đặt cánh tay bên cạnh mèo. Nếu mèo vẫn để yên, hãy nói “tốt” và thưởng cho mèo đồ ăn vặt, xoa đầu hoặc gãi cằm mèo.[14]
- Khi mèo đã thoải mái với việc ngồi yên, hãy đặt thêm một bàn tay nữa vào bên cạnh mèo khi nói từ “yên”, nhẹ nhàng đặt tay vào dưới bụng mèo để mô phỏng động tác ôm nhưng vẫn để chân mèo được chạm đất. Nếu mèo vẫn để yên, bạn lại khen “tốt” và thưởng đồ ăn cho mèo.[14]
- Cuối cùng, hãy thật sự bế mèo lên khi nói “yên”. Nếu mèo không giãy giụa khi được bế, hãy nói “tốt” và thưởng cho mèo ăn khi đang ôm mèo trước ngực.[14]
- Luyện tập kĩ năng mới này cho mèo vài lần một ngày trong vòng vài ngày. Sau đó, hãy thử thực hiện lại hành động này bằng những cách khác ngoài việc cho ăn, ví dụ như xoa đầu.
-
Tránh
các
hình
phạt.
Mèo
phản
ứng
không
tốt
với
những
hình
phạt.
Những
hình
phạt
thường
phản
tác
dụng
và
khiến
mèo
trở
nên
khó
bảo
hơn.
- Việc phạt mèo chỉ khiến mèo chạy trốn, khiến việc ôm mèo càng trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, phạt mèo sẽ làm tăng phản ứng căng thẳng, dẫn tới bệnh tật, tiểu tiện mất kiểm soát và chứng giữ vệ sinh quá mức.[15]
- Thay vào đó, hãy huấn luyện cho mèo bằng những phương pháp tích cực, kiên nhẫn và dùng những món ăn mèo thích.
Lời khuyên[sửa]
- Đừng tự đổ lỗi cho mình nếu mèo không thích được bế. Mèo thường học cách giao tiếp từ 12 tuần tuổi, nghĩa là nếu mèo không thường xuyên được bế khi còn nhỏ, mèo sẽ không thích được bế khi đã lớn. Hơn nữa, vài chú mèo vốn có tính cách thất thường, nên có lúc chúng thích được bế và có lúc lại thích ở một mình hơn.
- Khi ôm mèo, hãy nhẹ nhàng gãi cằm hoặc phía sau tai, hoặc gãi ở ngay phần xương gần đuôi mèo. Nhiều chú mèo thấy hành động đó rất thoải mái, và khi làm vậy, bạn đã giúp mèo liên hệ sự thích thú với việc được ôm.
- Nếu bạn định bế mèo khi mèo đang đứng, và mèo nhanh chóng ngồi xuống, đó là dấu hiệu cho thấy mèo không muốn được bế.
- Đừng bao giờ bế một chú mèo đang ăn hoặc đang đi vệ sinh. Có thể bạn sẽ bị cào hoặc cắn.
- Nắm được tính cách của chú mèo mà bạn đang tiếp xúc. Một số chú mèo thích được ôm, một số thì không. Đó là lí do bạn nên cẩn thận khi bế mèo, trừ khi bạn biết chắc rằng chú mèo đó thích được bế.
- Khi mèo còn nhỏ và thích cào đồ đạc của bạn, bạn có thể nhấc chúng lên bằng cách tóm gáy, đó là một cách nhẹ nhàng để từ chối mèo.
Cảnh báo[sửa]
- Ôm mèo không đúng cách có thể làm tổn thương xương hoặc nội tạng của mèo, vì thế hãy để mắt tới trẻ nhỏ khi chúng ôm mèo.
- Nếu mèo hoảng hốt hoặc kích động khi được bạn bế, hãy đặt mèo xuống đất ngay lập tức, nếu không, mèo sẽ cắn hoặc cào bạn.
- Nếu bạn bị mèo cào hoặc cắn, hãy điều trị vết thương ngay lập tức. Có thể bạn sẽ phải dùng tới vắc-xin hoặc thuốc để phòng bệnh hoặc chống viêm nhiễm.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.catbehaviorassociates.com/bunting-behavior/
- ↑ 2,0 2,1 http://www.petfinder.com/cats/bringing-a-cat-home/how-to-read-cats-body-language/
- ↑ 3,0 3,1 http://www.catster.com/cat-behavior/how-to-handle-a-cat
- ↑ 4,0 4,1 http://www.vetstreet.com/dr-marty-becker/scruffing-no-way-to-lift-an-adult-cat
- ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 http://www.petmeds.org/petmeds-spotlight/is-it-okay-to-scruff-my-cat/#.VfxbfJdqa2E
- ↑ http://www.vetstreet.com/dr-marty-becker/can-i-teach-my-cat-to-let-kids-hold-him
- ↑ 7,0 7,1 7,2 https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/socializing-your-kitten
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/cat-care/newborn-kitten-care
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/socializing-your-kitten
- ↑ 10,0 10,1 http://www.kittenbaby.com/socializing.php
- ↑ 11,0 11,1 https://books.google.com/books/about/Outsmarting_Cats.html?id=aA64MQEACAAJ
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/stray-and-feral-cats
- ↑ https://www.minnpost.com/second-opinion/2014/02/cat-bites-hand-can-cause-serious-infections-mayo-study-finds
- ↑ 14,0 14,1 14,2 http://www.vetstreet.com/our-pet-experts/5-keys-to-picking-up-and-holding-your-cat-the-right-way
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/training-your-cat