Ăn năn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cuộc sống của bạn có đang bị xáo trộn bởi vì một điều sai trái mà bạn đã từng gây ra? Ăn năn là hành động xưng tội cùng Thiên Chúa, từ bỏ tội lỗi và nhận được sự thanh bình. Hãy bắt đầu với Bước 1 để tìm hiểu cách ăn năn và đem lại sự thanh thản cho tâm hồn của bạn.

Các bước[sửa]

Chấp nhận Tội lỗi[sửa]

  1. Khiêm nhường. Hãy nhớ rằng: bạn có thể lừa dối bản thân và lừa dối người khác, nhưng bạn sẽ không thể lừa dối Thiên Chúa. Nếu bạn thực sự muốn ăn năn, bạn cần phải khiêm nhường và sẵn sàng thừa nhận rằng không phải lúc nào bạn cũng làm những điều tốt. Hãy khiêm nhường trước Thiên Chúa và tin rằng Ngài luôn đúng và bạn cần phải sống theo lời dạy của Ngài.
  2. Cảm nhận và tin tưởng vào Thiên Chúa. Bạn cần phải tin rằng Thiên Chúa có thể tha thứ cho bạn và sẽ dẫn dắt bạn đến với một cuộc sống tốt hơn. Nếu bạn không tin, bạn sẽ nhanh chóng đánh mất động lực để sửa chữa lỗi lầm của bản thân. Thay đổi thói quen xấu và sửa chữa lỗi lầm là việc khá khó khăn và bạn cần phải tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn ở bên cạnh bạn hoặc nếu không, bạn sẽ dễ dàng chùn bước.[1]
  3. Suy nghĩ về những việc bạn đã làm. Hãy nghĩ về những tội lỗi mà bạn đã thực hiện và tất cả những sai lầm mà bạn đã vấp phải. Không nên chỉ giới hạn bản thân trong những tội lỗi to lớn chẳng hạn như gian lận hoặc trộm cắp: mọi tội lỗi đều bình đẳng trong mắt Thiên Chúa. Đôi khi, viết về tội lỗi của bạn cũng là một cách hay. Bạn không cần phải liệt kê mọi tội lỗi cùng một lúc. Tốt nhất là bạn nên dành thời gian để suy nghĩ kỹ càng.
  4. Hãy nghĩ về lý do tại sao những việc bạn làm là sai trái. Trước khi ăn năn, bạn cần phải suy nghĩ về lý do tại sao những việc bạn làm là sai trái. Tuân theo lời dạy của Thiên Chúa một cách mù quáng chỉ cho Ngài thấy rằng bạn không thật sự sám hối. Hãy suy nghĩ về những người đã bị bạn làm tổn thương trong quá trình phạm tội và hãy suy nghĩ xem tội lỗi sẽ gây ảnh hưởng đến bạn như thế nào (gợi ý: chúng không tốt cho bạn!). Suy nghĩ về những việc xấu mà tội lỗi dẫn dắt bạn thực hiện. Đây là bước khá quan trọng!
  5. Ăn năn một cách đúng đắn. Hãy chắc chắn rằng khi bạn sám hối, bạn thực hiện là vì lý do đúng đắn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần phải ăn năn vì như vậy, Thiên Chúa sẽ dành tặng cho bạn một vài điều ước, bạn đã không ăn năn một cách đúng đắn. Ăn năn bởi vì hành động này tốt cho linh hồn của bạn và sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên thú vị và tươi đẹp hơn, không phải vì bạn muốn Thiên Chúa ban cho bạn của cải trên thế gian, giàu có, hoặc những thứ tương tự khác. Thiên Chúa không phải là dành cho những việc này.
  6. Đọc sách thánh. Khi bạn sám hối, hãy bắt đầu bằng việc đọc các loại sách thánh tuỳ thuộc vào nền tôn giáo của bạn (Kinh Thánh, Kinh Koran, Kinh Torah, v.v). Đọc đoạn kinh thánh liên quan đến việc ăn năn nhưng bạn cũng nên đọc thêm toàn bộ kinh thánh để có thể mở lòng để Thiên Chúa ngự trị trong trái tim của bạn và hướng dẫn bạn. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta gây nên tội lỗi vì chúng ta lạc lối. Bạn cần phải tìm thấy lối đi của Thiên Chúa để bạn có thể bước đi một cách đúng đắn.
    • Kinh Thánh Cơ Đốc giáo có đoạn trích dẫn liên quan đến sự ăn năn, bao gồm Matthew 4:17, và Công vụ các Sứ đồ 2:38 và 3:19.
    • Đoạn kinh quan trọng trong Kinh Koran liên quan đến sự ăn năn là At-Tahriim 66:8.
    • Đạo Do Thái có thể tìm thấy đoạn kinh liên quan đến sự ăn năn trong Hosea 14:2-5, Proverbs 28:13, và Leviticus 5:5.

Sửa chữa Lỗi lầm[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến cố vấn tôn giáo. Những người cố vấn tôn giáo, chẳng hạn như mục sư, linh mục, giáo sĩ, giáo sĩ Do Thái sẽ có thể giúp bạn xưng tội và sửa chữa lỗi lầm trước Thiên Chúa. Hãy nhớ rằng công việc của họ là giúp đỡ bạn trên hành trình đến với Thiên Chúa! Họ vui mừng được giúp đỡ bạn và họ hiểu rằng con người không ai là hoàn hảo cả: họ sẽ không phán xét bạn! Thậm chí ngay cả khi bạn không chính thức gia nhập vào tôn giáo của họ, bạn có thể hỏi xin ý kiến của họ và hẹn gặp họ, vì vậy, bạn không nên cảm thấy xấu hổ khi phải nói chuyện với người cố vấn mà bạn không hề biết rõ.
    • Tuy nhiên, không nên suy nghĩ rằng bạn nên đến ngôi nhà của Thiên Chúa để sám hối, hoặc rằng bạn cần phải trò chuyện với cố vấn để Thiên Chúa có thể nghe được bạn. Thiên Chúa có thể lắng nghe lời bạn nói trực tiếp cũng như thông qua người lãnh đạo tôn giáo. Bạn có thể tự mình xưng tội nếu bạn muốn.
  2. Thay đổi thái độ. Khi bạn ăn năn, điều quan trọng là bạn phải thay đổi thái độ. Bạn cần phải ngừng thực hiện các tội lỗi mà bạn muốn ăn năn. Chúng tôi biết rằng điều này sẽ khó để thực hiện, nhưng bạn có thể làm được! Thông thường sẽ phải tốn một ít thời gian và một vài sai lầm, nhưng nếu bạn thật sự muốn hối cải, bạn sẽ có thể vượt qua sự cám dỗ.
  3. Tìm kiếm sự giúp đỡ. Tự mình thay đổi bản thân có thể sẽ khó khăn. Đây là một trạng thái bình thường nếu bạn cần được giúp đỡ nhiều hơn là chỉ đơn giản giữ Thiên Chúa trong tim! Thừa nhận rằng bạn cần được giúp đỡ sẽ khiến Thiên Chúa hài lòng, vì điều này cho thấy rằng bạn là một người khiêm nhường. Bạn có thể tham gia vào nhóm hỗ trợ, trò chuyện với người cố vấn tôn giáo, tham gia vào một tôn giáo nào đó, hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ phía bác sĩ hoặc các chuyên gia khác. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người bên ngoài nhà thờ hoặc tôn giáo sẽ không làm phật lòng Thiên Chúa: Ngài đã ban tặng cho họ khả năng giúp đỡ là vì một lý do nào đó!
  4. Sửa chữa lỗi lầm của bạn. Một phần quan trọng của việc sám hối là sửa chữa lỗi lầm mà bạn đã gây nên. Bạn không thể chỉ nói xin lỗi và sau đó không phải gánh chịu hậu quả. Nếu bạn đánh cắp một thứ gì đó, bạn cần nói sự thật cho chủ nhân của vật dụng mà bạn đánh cắp biết và trả lại vật dụng cho họ. Nếu bạn nói dối khiến ai đó gặp khó khăn bởi vì lời nói dối đó, bạn cần phải nói sự thật và giúp đỡ họ. Nếu bạn gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bạn nên nói sự thật cho giáo viên biết và chấp nhận sự trừng phạt thích đáng của giáo viên. Hãy làm những việc bạn phải làm để giúp đỡ người đã bị bạn làm tổn thương. Điều này sẽ khiến Thiên Chúa hài lòng.
  5. Sử dụng các kinh nghiệm mà bạn đã học được. Rút ra bài học từ những tội lỗi mà bạn đang cố gắng sửa chữa để tránh thực hiện những sai lầm tương tự trong các vấn đề khác. Hãy biến sai lầm của bạn trở nên có ý nghĩa hơn trong việc giúp đỡ bản thân tránh gặp phải các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ, nếu bạn nói dối về việc gian lận khi thi cử và bạn thật sự muốn rút ra được bài học có ý nghĩa từ hành động này, hãy chắc chắn rằng bạn không nói dối về những điều khác.
  6. Giúp người khác tránh lặp lại sai lầm của bạn. Một cách khác để tội lỗi của bạn có thể phục vụ cho mục đích to tát hơn đó là giúp người khác rút ra bài học từ lỗi lầm của bạn. Đôi khi, điều này có nghĩa là bạn phải đến nói chuyện với mọi người về những điều bạn đã làm, nhưng bạn cũng có thể tích cực giúp đỡ giải quyết vấn đề dẫn đến lỗi lầm tương tự như của bạn. Ví dụ, nếu bạn phạm tội sử dụng ma tuý, hãy xem xét việc tình nguyện tham gia vào phòng khám địa phương hoặc hỗ trợ pháp luật để chống lại tệ nạn xã hội này trong cộng đồng của bạn.

Chấp nhận Sự Tha thứ[sửa]

  1. Sống một cuộc sống đẹp lòng Thiên Chúa. Sau khi bạn đã ăn năn, bạn cần sử dụng cơ hội này và cố gắng hết mức có thể để sống một cuộc sống đẹp lòng Thiên Chúa. Các tôn giáo và giáo phái khác nhau có những cách khác nhau khi nói về những điều khiến Thiên Chúa hài lòng, nhưng bạn cũng nên đọc sách kinh và suy nghĩ về cảm xúc của bạn. Nếu Thiên Chúa ngự trị trong lòng bạn, Ngài sẽ dẫn dắt bạn tìm đến câu trả lời đúng đắn.
  2. Chính thức tham gia vào cộng đồng tôn giáo của bạn. Một điều mà bạn có thể làm để khiến Thiên Chúa hài lòng và giúp bạn không thể quay về với tội lỗi của bạn đó là chính thức và tích cực tham gia vào cộng đồng tôn giáo của bạn. Ví dụ, hãy rửa tội nếu bạn chưa thực hiện nghi thức này (và bạn thuộc đạo Cơ Đốc). Thường xuyên tham gia phục vụ, quyên góp tiền cho tổ chức của bạn để họ có thể giúp đỡ mọi người, và nói chuyện với các thành viên trong cộng đồng về đường lối của Thiên Chúa. Giúp đỡ và yêu thương anh em và bạn sẽ có thể làm đẹp lòng Thiên Chúa.
  3. Tích cực trong việc bảo vệ linh hồn của bạn. Bạn cần phải tích cực trong việc bảo vệ linh hồn của bạn trong tương lai. Thường xuyên xưng tội và đối mặt với tội lỗi. Đề phòng những cám dỗ và tránh xa những người xấu. Đọc sách thánh và hãy để Thiên Chúa dẫn dắt bạn đến với con đường tốt nhất dành cho bạn.
  4. Chấp nhận rằng bạn sẽ có thể phạm sai lầm trong tương lai. Bạn không hoàn hảo và bạn sẽ phạm phải sai lầm. Thiên Chúa biết điều này. Khi bạn cũng nhận thức được vấn đề này cũng chính là lúc bạn biết rằng bạn khiêm ngường. Không nên lo lắng quá nhiều về những hành động có thể khiến Thiên Chúa phật lòng. Điều quan trọng đối với Ngài là bạn đã cố gắng sửa chữa sai lầm nhưng bạn vẫn chưa thể hoàn thiện.
  5. Sống tốt. Tội lỗi là những lỗi lầm khiến chúng ta gây tổn thương cho người khác và cho bản thân mình. Khi chúng ta sống một cuộc sống không tội lỗi, chúng ta không chỉ làm đẹp lòng Thiên Chúa và giữ gìn linh hồn chúng ta cho cuộc sống vĩnh hằng sau này, mà chúng ta còn khiến cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn và trọn vẹn hơn. Đây là lý do tại sao việc sớm nhìn nhận tội lỗi lại trở nên quan trọng. Nếu bạn làm một điều gì đó khiến bạn không vui hoặc khiến người khác bị tổn thương, hãy ngừng lại! Bằng cách đem lại sự thanh thản cho linh hồn của bạn thông qua sự tha thứ, cuộc sống của bạn sẽ trở nên vui vẻ hơn.

Lời khuyên[sửa]

  • Tha thứ cho bản thân. Không nên phán xét chính mình. Chỉ có một sự phán xét duy nhất: tha thứ cho bản thân là việc mà bạn cần làm. Nếu bạn cầu xin được tha thứ nhưng bạn lại không tự tha thứ cho bản thân, bạn sẽ luôn nghĩ về những điều bạn đã làm.
  • Hãy nhớ rằng không có một giới hạn cụ thể nào cho sự thứ tha. Thiên Chúa luôn yêu thương bạn. Không có bất kỳ điều gì khiến Thiên Chúa bỏ rơi bạn.
  • Thay đổi môi trường. Nếu một điều gì đó khiến bạn gây nên tội lỗi, hay thay đổi hoàn cảnh khiến bạn phạm lỗi.
  • Cần biết rằng Thiên Chúa bị thương là vì tội lỗi của chúng ta, bị đánh bởi vì sự gian ác của chúng ta. Chúng ta được chữa lành bởi vì Ngài đã chịu đựng sự trừng phạt, chúng ta được lành lặn vì Ngài đã thay chúng ta chịu đựng những lằn roi. (Isaiah 53:5). Bây giờ, Ngài đã sẵn sàng để tha thứ cho bạn, nếu bạn thật sự đã thay đổi bản thân, hãy quay đầu và cầu xin Ngài tha thứ.
  • Cần biết rằng bạn là người duy nhất có thể thay đổi bản thân (với sự soi sáng của Thiên Chúa). Bạn có thể muốn thay đổi chính mình. Gia đình hoặc bạn bè của bạn yêu cầu bạn thay đổi, nhưng khi thời điểm đến, bạn sẽ là người duy nhất hiến dâng bản thân cho Thiên Chúa và là người duy nhất có thể thay đổi chính mình.
  • Hãy tin rằng mọi việc sẽ đổi thay. Tại sao lại không thể nhìn thấy sự thay đổi của chúng? Nếu bạn nghiện ma túy hoặc bạn sở hữu một thói quen xấu mà bạn muốn loại bỏ hoặc vượt qua, hãy tin rằng bạn sẽ có thể loại bỏ thói quen đó và tìm kiếm sự trợ giúp nếu cần.
  • Thiên Chúa giáo: Hãy cầu xin Mẹ Maria Tràn đầy Ơn phúc cầu nguyện đến Chúa Giêsu thay bạn. Ngài sẽ lắng nghe lời cầu nguyện của Mẹ thay cho người có tội.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây