Đường (thực phẩm)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Sucrose.gif
Ảnh 3D phân tử đường mía
Tập tin:Sugar 2xmacro.jpg
Hình phóng đại các hạt đường, cho thấy cấu trúc tinh thể của nó.

Đường là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat.

Các loại đường[sửa]

Các loại đường chính là sucrose, lactose, và fructose. Ngoài ra còn có đường hóa học là những chất ngọt tổng hợp

Các loại đường trong dinh dưỡng
Lớp (DP*) Phân nhóm Các thành phần
Đường (thực phẩm) (1-2) Monosaccharides (đường đơn) Glucose, galactose, fructose (đường trái cây)
Disaccharides Sucrose (đường mía), lactose (đường sữa), maltose (đường mạch nha), trehalose
Polyols Sorbitol, mannitol

DP * = Degree of polymerization (mức độ trùng hợp)

Tính chất[sửa]

Một vài loại đường khiến vị giác của con người cảm thấy vị ngọt.

Sử dụng trong thực phẩm[sửa]

Đường có vị ngọt như đường mía lấy từ mía hoặc củ cải đường, fructose lấy từ trái cây, mật ong... và trong nhiều nguồn khác. Đường ngọt là một loại thức ăn cơ bản, là nguyên liệu chính để làm gia vị nêm cho các món ăn, làm mứt, kẹo và các món tráng miệng. Các thợ nấu cũng dùng đường ngọt như một chất bảo quản.

Lịch sử sản xuất đường mía[sửa]

Xem chi tiết: Sucroza

Ảnh hưởng sức khỏe[sửa]

Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiềm tàng giữa sử dụng đường ngọt và các vấn đề sức khỏe, bao gồm béo phì và sâu răng. Sử dụng quá mức đường có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, gia tăng bệnh tim và làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.[1][2]

Sâu răng[sửa]

Sâu răng chứng tỏ là một vấn đề nổi bật về sức khỏe có liên quan đến việc sử dụng đường. Các vi khuẩn trong miệng như Streptococcus mutans sống trong các mảng bám trên răng và biến đổi đường thành acid lactic. Với nồng độ cao của acid trên bề mặt răng có thể làm mất chất khoáng của răng.[3][4]

Tiểu đường[sửa]

Tiểu đường, căn bệnh làm cho cơ thể chuyển hóa đường kém đi, xảy ra do:

  1. cơ thể tấn công các tế bào tạo insulin, hóa chất cần thiết để chuyển hóa đường trong tế bào (tiểu đường loại 1)
  2. các tế bào không nhận insulin (tiểu đường loại 2)

Khi glucose tích lũy trong máu, nó có thể gây ra hai vấn đề:

  1. trong ngắn hạn, tế bào trở nên thiếu năng lượng vì nó không thể nhận glucose.
  2. trong dài hạn, glucose tích lũy thường xuyên trong máu gây tăng acid trong máu, làm tổn thương nhiều cơ quan, bao gồm mắt, thận, thần kinh tim.

Các nhà chức trách khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tránh dùng thực phẩm chứa nhiều đường để ngăn các phản ứng có hại.[5]

Béo phì[sửa]

Béo phì có thể là kết quả của nhiều tác nhân, bao gồm:

Các thăm dò ở Mỹ cho thấy số người Mỹ tăng mức năng lượng lấy từ carbohydrates và giảm mức năng lượng lấy từ chất béo khi béo phì hơn. Điều này cho thấy béo phì liên quan đến tiêu thụ đường nhiều hơn là liên quan đến tiêu thụ chất béo, và tăng lượng đường trong khi giảm chất béo dẫn đến tăng sự béo phì.

Gout[sửa]

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nước uống chứa nhiều đường fructose trong một số trường hợp gây đau ở các khớp (gout).[7].

Sản xuất[sửa]

Cây Mía thường được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới để lấy đường là phổ biến nhất. Ở một số nước, người ta sử dụng củ cải đường để lấy đường.

Tính chất hóa học[sửa]

Đường dễ bị phân hủy thành glucozo fuctozo khi có sự xuất hiện của nước cùng với nhiệt độ và axit và đường cháy ở dạng lỏng màu đen

Đọc thêm[sửa]

Chú thích[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây