Đầu tư vào cổ phiếu
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những người giàu đều đầu tư vào thị trường chứng khoán. Cho dù việc đầu tư có thể thua lỗ nhưng đầu tư vào cổ phiếu là một trong những cách tốt nhất để tạo ra sự an toàn, độc lập về tài chính và tạo ra sự giàu có cho chính bạn. Dù bạn đang bắt đầu việc tiết kiệm hoặc đã có khoản dành dụm cho việc về hưu sau này, khoản tiền mà bạn đã kiếm được nên được sử dụng một cách hiệu quả như khi bạn tích cực kiếm ra nó. Tuy nhiên, để thành công trong việc đầu tư này bạn cần phải hiểu rõ cách đầu tư chứng khoán vận hành như thế nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ quá trình ra quyết định đầu tư cho đến việc lựa chọn con đường đúng đắn để trở thành một nhà đầu tư thành công. Bài viết cũng sẽ bàn luận về việc đầu tư vào cổ phiếu một cách cụ thể. Để giao dịch chứng khoán, bạn cần tham khảo thêm bài viết Cách để giao dịch cổ phiếu. Để đầu tư thông qua các quỹ tương hỗ, hãy tham khảo thêm cách để quyết định mua cổ phiểu hay các chứng chỉ quỹ.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thiết lập Mục tiêu Đầu tư và Kỳ vọng[sửa]
-
Lập
danh
sách
những
điều
bạn
muốn.
Để
xác
lập
mục
tiêu
của
bạn,
bạn
sẽ
phải
cần
một
ý
tưởng
về
những
gì
hoặc
những
trải
nghiệm
nào
bạn
cần
có
trong
cuộc
sống
để
có
lượng
tiền
cần
thiết.
Ví
dụ,
sau
khi
về
hưu
bạn
muốn
cuộc
sống
của
mình
sẽ
như
thế
nào?
Bạn
có
yêu
thích
du
lịch,
những
chiếc
xe
mới
đẹp
hoặc
những
bữa
ăn
tối
tuyệt
vời.
Hay
là
bạn
chỉ
có
những
nhu
cầu
bình
thường?
Sử
dụng
danh
sách
này
để
giúp
bạn
xác
lập
các
mục
tiêu
của
mình
trong
bước
tiếp
theo.
[1]
- Việc lập danh sách cũng giúp bạn nếu bạn đang dành dùm cho tương lai của con bạn. Ví dụ, bạn có muốn gửi con đi học ở những trường phổ thông và đại học tư thục? Bạn muốn mua xe hơi cho chúng? Hay bạn muốn cho con theo học trường công lập và sử dụng những khoản tiền dư thừa cho những việc khác? Có một ý định rõ ràng về những gì có giá trị với bạn sẽ giúp bạn xác định các mục tiêu cho việc tiết kiệm hay đầu tư.
-
Xác
lập
các
mục
tiêu
tài
chính.
Để
xây
dựng
một
kế
hoạch
đầu
tư,
điều
đầu
tiên
là
bạn
cần
phải
hiểu
tại
sao
bạn
lại
quyết
định
đầu
tư?
Nói
cách
khác,
về
mặt
tài
chính
bạn
muốn
mình
đạt
được
đến
đâu,
và
bạn
cần
phải
đầu
tư
bao
nhiêu
để
đạt
nó?
Mục
tiêu
của
bạn
do
vậy
cần
phải
càng
cụ
thể
càng
tốt
để
bạn
có
thể
có
ý
tưởng
tốt
nhất
về
những
gì
bạn
sẽ
phải
làm
để
đạt
được
điều
đó.
[2]
- Các mục tiêu tài chính thông thường nhất bao gồm mua nhà, trả tiền học cho con cái, tích lũy khoản tiền phòng thân cho những ngày “trái gió trở trời” và tiết kiệm cho về hưu sau này. Thay vì có một mục tiêu chung chung chẳng hạn như “sở hữu một căn nhà”, bạn cần phải cụ thể hơn. “Phải tiết kiệm 63.000 đô la để trả trước cho việc mua một căn nhà có giá 311.000 đô la”. (Hầu hết các khoản cho vay mua nhà đều đòi hỏi một khoản trả trước tầm 20% đến 25% giá trị căn nhà để thu hút các mức lãi suất phải chăng nhất). [3]
- Hầu như các nhà tư vấn đầu tư đều khuyến nghị bạn cần phải tiết kiệm ít nhất là 8 lần khoản tiền lương tốt nhất của bạn để dành cho việc về hưu. Việc này cho phép bạn có thể nhận khoản tiền lương hưu bằng 85% thu nhập hàng năm trước khi nghỉ hưu của bạn.[4] Ví dụ, nếu bạn muốn về hưu nhận một khoản lương 80,000 đô la, bạn phải nỗ lực để đạt được khoản thu nhập trong giai đoạn đầu trước khi về hưu lên đến 64.000 đô la mỗi năm.
- Sử dụng một máy tính cá nhân loại dành cho sinh viên để tính xem bạn cần phải dành dụm bao nhiêu cho chi phí học đại học của con bạn, với các hình thức hỗ trợ tài chính mà con bạn có thể được hưởng, là cha mẹ bạn cũng sẽ phải dự tính được mức đóng góp của mình như thế nào dựa trên thu nhập ròng của bạn cho những khoản chi phí lớn đó. Cần lưu ý rằng các chi phí đó thay đổi khá lớn tùy theo vị trí và loại hình trường học (công lập, tư thục, v.v.) Cũng cần lưu ý thêm rằng các chi phí học đại học không chỉ bao gồm học phí mà còn bao gồm các chi phí phòng ốc, đi lại, sách vở và các loại chi phí khác.[5][6]
- Tính toán đến yếu tố thời gian trong mục tiêu của bạn. Điều này đặc biệt đúng cho những dự án dài hơi chẳng hạn như các quỹ hưu trí. Ví dụ: Nam bắt đầu tiết kiệm từ lúc 20 tuổi bằng việc sử dụng tài khoản hưu cá nhân (IRA) với lãi suất 8% năm. Anh ta bắt đầu tiết kiệm 3000 đô la một năm trong vòng 10 năm tiếp theo, sau đó ngưng việc tiết kiệm nhưng dùng tiền có được từ quỹ này để đầu tư vào thị trường. Tại thời điểm Nam về hưu lúc 65 tuổi, anh ấy sẽ có trong tay 642.000 đô la tích lũy![1]
- Nhiều trang web có "công cụ tính các khoản tiết kiệm" có thể tính cho bạn khoản đầu tư sẽ gia tăng trong một khoảng thời gian với một lãi suất cụ thể. Trong khi không có sự tư vấn tài chính chuyên nghiệp thì các công cụ này có thể cung cấp cho bạn một bước khởi đầu tốt. [7]
- Một khi đã xác định rõ mục tiêu, bạn có thể biết mình còn bao xa để đạt được, từ đó tính ra tỷ suất sinh lợi mục tiêu hàng năm.
-
Hãy
tính
ra
độ
chịu
đựng
rủi
ro
của
bạn.
Các
khoản
sinh
lời
thường
tiềm
ẩn
rủi
ro.
Độ
chịu
đựng
rủi
ro
gồm
2
yếu
tố:
khả
năng
chịu
rủi
ro
và
sẵn
sàng
chấp
nhận
rủi
ro.
[2]
Có
một
vài
câu
hỏi
quan
trọng
bạn
nên
tự
hỏi
bản
thân
như:
[8]
- Bạn đang ở trong giai đoạn nào của cuộc đời? Nói cách khác bạn đang cách rất xa hay đã gần đạt đỉnh mức thu nhập tiềm năng của mình?
- Bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn để kiếm lời lớn hơn?
- Khoảng thời gian đầu tư mục tiêu của bạn là bao lâu?
- Bạn cần thanh khoản ở mức bao nhiêu (tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt) để dùng cho các mục tiêu ngắn hạn và duy trì lượng tiền (mặt) dự trữ? Đừng đầu tư vào cổ phiếu cho tới khi bạn có ít nhất từ sáu đến mười hai tháng tiền sinh hoạt trong tài khoản như là khoản dự phòng trong trường hợp mất việc. Nếu phải bán cổ phiếu sau khi nắm giữ chưa được một năm để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của bạn thì bạn chỉ là đang đầu cơ, không phải đầu tư.
- Nếu rủi ro của một khoản đầu tư tiềm năng cao hơn mức chịu đựng của bạn, rõ ràng nó không phải là lựa chọn khả thì. Hãy từ bỏ nó!
- Bạn nên phân bổ đầu tư dựa trên tuổi tác. Ví dụ, bạn có thể phân bổ nhiều hơn vào cổ phiếu trong danh mục của khi còn trẻ. Tương tự như vậy, công việc cũng sẽ quyết định tỷ lệ phân bổ. Nếu bạn có một công việc ổn định, lương cao, giống như trái phiếu: bạn có thu nhập ổn định, lâu dài. Hãy dành nhiều tiền hơn vào cổ phiếu trong danh mục. Ngược lại, nếu công việc của bạn giống như "cổ phiếu" với thu nhập bấp bênh như làm nhân viên kinh doanh hay môi giới cổ phiếu, bạn nên phân bổ ít hơn vào cổ phiếu và nhiều hơn vào trái phiếu. Mặc dù cổ phiếu có thể làm tài sản của bạn tăng nhanh hơn, chúng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Khi có tuổi hơn, bạn có thể chuyển dần sang những công cụ đầu tư ổn định hơn như trái phiếu. [9]
-
Hãy
tìm
hiểu
về
thị
trường.
Hãy
dành
nhiều
thời
gian
đọc
về
thị
trường
chứng
khoán
và
nền
kinh
tế.
Hãy
lắng
nghe
các
phân
tích
và
dự
báo
của
những
chuyên
gia
để
phát
triển
cảm
nhận
về
tình
hình
vĩ
mô
và
nhận
diện
cổ
phiếu
tiềm
năng.
Những
cuốn
sách
kinh
điển
về
đầu
tư
sẽ
giúp
bạn
xây
dựng
một
nền
tảng
tốt:
- Nhà Đầu Tư Thông Minh và Phân Tích Chứng Khoán của Benjamin Graham là những cuốn sách nhập môn tuyệt vời về đầu tư.
- Diễn Giải Báo Cáo Tài Chính của Benjamin Graham và Spencer B. Meredith. Đây là một giáo trình ngắn gọn và súc tích về cách đọc báo cáo tài chính.
- Kỳ Vọng Đầu Tưcủa Alfred Rappaport, Michael J. Mauboussin. Đây là cuốn sách dễ đọc, cung cấp cái nhìn mới về phân tích chứng khoán và bổ sung những điều sách của Graham chưa đề cập đến.
- Cổ Phiếu Thường và Lợi Nhuận Phi Thường (và các bài viết khác) của Philip Fisher. Warren Buffett từng nói rằng ông học từ Graham 85% và từ Fisher 15%, và cuốn sách này giúp chúng ta hiểu tầm ảnh hưởng của Fisher lên phong cách đầu tư của Warren.
- "Các Bài Viết Của Warren Buffet" là một tập hợp các bức thư Buffet viết hàng năm cho cổ đông. Buffet đã xây dựng khối tài sản khổng lồ nhờ đầu tư và có rất nhiều lời khuyên quý báu cho những ai muốn học theo ông ấy. Các bài viết được cung cấp miễn phí trên mạng qua: www.berkshirehathaway.com/letters/letters.html.
- Lý Thuyết Giá Trị Đầu Tư của John Burr Williams là một trong những cuốn sách hay nhất về định giá cổ phiếu.
- Trên Đỉnh Phố Wall và Đánh Bại Phố Wall là hai cuốn sách của Peter Lynch – một nhà quản lý tài chính xuất sắc. Cả hai cuốn sách đều dễ đọc, chứa nhiều thông tin hữu ích và rất hóm hỉnh.
- Những Ảo Tưởng Phổ Biến Bất thường và Sự Điên Cuồng của Đám Đông của Charles Mackay và Hồi Ức của Một Thiên Tài Đầu Tư Chứng Khoán của William Lefevre sử dụng những ví dụ có thật để miêu tả tác hại của cảm xúc quá mức và sự tham lam trên thị trường chứng khoán.
- Bạn cũng có thể đăng ký các khóa học cơ bản hoặc cho người mới bắt đầu về đầu tư trên mạng. Thi thoảng, bạn có thể học miễn phí một số khóa của các công ty như Morningstar và T.D. Ameritrade. [10][11] Nhiều trường đại học, trong đó có Standord, dạy các khóa học đầu tư qua mạng. [12]
- Các Trung tâm cộng đồng và Trung tâm giáo dục người lớn cũng có các khóa học tài chính. Các khóa học thường có học phí thấp hoặc miễn phí và cung cấp kiến thức tổng quan về đầu tư. Hãy tìm trên mạng về các khóa học này tại khu vực của bạn.
- Hãy tập “giao dịch ảo”. Hãy coi như bạn đang mua và bán cổ phiếu thật, sử dụng giá đóng cửa của từng ngày. Bạn có thể thực hành trên giấy hay qua tài khoản trực tuyến trên mạng được cung cấp miễn phí tại một số trang chẳng hạn như How the Market Works . Thực hành giúp bạn rèn luyện chiến lược và kiến thức đầu tư mà không mất tiền thật nếu thua lỗ. [13]
-
Xây
dựng
kỳ
vọng
về
thị
trường
chứng
khoán.
Dù
là
người
chuyên
nghiệp
hay
mới
tìm
hiểu,
đây
là
bước
khó
nhất
vì
nó
đòi
hỏi
cả
khoa
học
và
nghệ
thuật.
Bước
này
yêu
cầu
bạn
phát
triển
khả
năng
phân
tích
lượng
dữ
liệu
lớn
về
tài
chính
để
hiểu
cách
thị
trường
vận
hành.
Bạn
cũng
phải
phát
triển
được
“cảm
giác
thị
trường”
về
những
gì
dữ
liệu
thể
hiện
và
không
thể
hiện.
- Đây là lý do vì sao nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu của những sản phẩm mà họ biết và đang sử dụng. [14] Hãy để ý đến các sản phẩm trong nhà của bạn. Từ đồ đạc trong phòng khách đến những phụ kiện trong tủ lạnh, bạn có kiến thức trực tiếp về những sản phẩm này và có thể nhanh chóng so sánh với các sản phẩm cùng loại.
- Với những sản phẩm gia dụng, hãy cố gắng hình dung các điều kiện có thể làm bạn ngừng mua nó, mua nhiều lên hay ít đi.
- Nếu người khác cũng mua sản phẩm mà bạn am hiểu, thì đây có thể coi đây là một giả định đầu tư tốt .
-
Hãy
tập
trung
vào
suy
nghĩ.
Trong
khi
bạn
cố
gắng
phát
triển
các
kỳ
vọng
chung
về
thị
trường
và
những
công
ty
có
thể
thành
công
dựa
trên
điều
kiện
kinh
tế
hiện
tại
hoặc
dự
báo,
việc
xây
dựng
các
dự
đoán
là
rất
quan
trọng
trong
một
số
lĩnh
vực
bao
gồm:
- Xu hướng lãi suất và lạm phát, và chúng có thể tác động đến thu nhập cố định hoặc thu mua vốn chủ sở hữu như thế nào. [15] Khi lãi suất thấp, nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn. Người tiêu dùng có nhiều tiền hơn để mua sắm và họ thường sẽ mua nhiều hơn. Điều này dẫn đến công ty thu được nhiều doanh thu hơn, và có thể mở rộng kinh doanh. Kết quả là giá cổ phiếu tăng. Ngược lại, theo dây chuyền ảnh hưởng, lãi suất cao làm giảm giá cổ phiếu. Lãi suất cao làm việc vay tiền trở nên khó khăn và đắt đỏ. Người tiêu dùng mua sắm ít hơn và công ty có ít tiền để đầu tư hơn. Tốc độ tăng trưởng có thể đứng yên hoặc sụt giảm. [16]
- Chu kỳ kinh doanh của một nền kinh tế dưới góc nhìn vĩ mô. [17] Lạm phát chính là việc tăng giá cả theo thời gian. Lạm phát vừa phải hoặc “trong khả năng kiểm soát” được coi là tốt cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Lãi suất thấp cùng với lạm phát vừa phải thường có tác động tích cực tới thị trường. Lãi suất cao và giảm phát thường làm thị trường đi xuống. [18]
- Hãy tìm hiểu một số ngành hưởng lợi từ điều kiện vĩ mô như thế nào. [19] Một số ngành phát triển khi nền kinh tế tăng trưởng như xe ô tô, xây dựng và hàng không. Khi nền kinh tế thịnh vượng, người dân cảm thấy lạc quan về tương lai nên tiêu nhiều tiền hơn và mua sắm nhiều hơn. Các công ty và ngành kinh doanh như vậy được gọi là nhóm “theo chu kỳ”. [20]
- Một số ngành khác vẫn hoạt động tốt khi nền kinh tế còn nghèo hoặc đang suy thoái. Những ngành kinh doanh này thường không bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế. Ví dụ, các công ty dịch vụ tiện ích và bảo hiểm thường ít khi bị ảnh hưởng bởi niềm tin tiêu dùng, đơn giản là do kinh tế dù có biến động như thế nào thì người dân vẫn phải trả các chi phí điện nước và bảo hiểm sức khỏe của mình. Các công ty và nhóm ngành này được gọi là nhóm “phòng thủ” hoặc “nghịch chu kỳ.” [21]
Tiến hành Đầu tư[sửa]
-
Đầu
tiên
hãy
phân
bổ
tài
sản
đầu
tư.
Nói
cách
khác,
bạn
sẽ
phải
quyết
định
phân
bổ
bao
nhiêu
tiền
vào
các
kênh
đầu
tư.
- Hãy tìm hiểu và quyết định bạn sẽ đầu tư bao nhiêu vào cổ phiếu, bao nhiêu vào trái phiếu, bao nhiêu vào các lựa chọn mạo hiểm hơn và bao nhiêu bạn sẽ nắm giữ như tiền và các khoản tương đương tiền (chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, v.v.). [22]
- Mục tiêu ở đây là xây dựng một điểm xuất phát dựa trên kỳ vọng thị trường và khả năng chịu đựng rủi ro của bạn. [22]
-
Hãy
lựa
chọn
các
khoản
đầu
tư.
Mục
tiêu
"rủi
ro
và
lợi
tức"
của
bạn
sẽ
loại
bỏ
những
lựa
chọn
không
phù
hợp.
Là
nhà
đầu
tư,
bạn
có
thể
mua
các
cổ
phiếu
riêng
biệt
như
Apple
hay
McDonalds.
Đây
là
cách
đầu
tư
đơn
giản
nhất.
Cách
tiếp
cận
từ
dưới
lên
là
bạn
mua
và
bán
cổ
phiếu
dựa
trên
tính
toán
về
giá
cả
và
cổ
tức
trong
tương
lai.
Hình
thức
Đầu
tư
trực
tiếp
vào
cổ
phiếu
sẽ
tránh
được
chi
phí
quản
lý
so
với
đầu
tư
vào
các
quỹ
tương
hỗ
nhưng
bù
lại
bạn
sẽ
cần
nhiều
nỗ
lực
và
nghiên
cứu
để
có
danh
mục
đa
dạng
thích
hợp.
- Hãy chọn những cổ phiếu đáp ứng nhu cầu của bạn. Nếu bạn ở nhóm chịu thuế thu nhập cao; chưa cần nhiều tiền trong ngắn và trung hạn, và có khả năng chịu rủi ro cao, hãy chọn cổ phiếu tăng trưởng: trả ít hoặc không trả cổ tức nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình.
- Các quỹ chỉ số thụ động thường tính phí thấp hơn quỹ quản lý chủ động. [23] Chúng có nhiều đảm bảo hơn vì chúng mô phỏng theo các chỉ số. Ví dụ, một quỹ chỉ số có thể chọn một tiêu chuẩn như chọn các cổ phiếu trong chỉ số S&P 500. Quỹ sẽ mua hầu hết hoặc tất cả các cổ phiếu để thu được kết quả tương đương (nhưng không tốt hơn) kết quả của chỉ số. Điều này được coi là an toàn nhưng không hấp dẫn. Những người theo quan điểm đầu tư chủ động sẽ không áp dụng phương pháp này. [24] Tuy nhiên, các quỹ chỉ số là “khởi đầu” rất tốt cho những nhà đầu tư mới.[25] Mua và nắm giữ quỹ chỉ số "không suy nghĩ", chi phí thấp và sử dụng chiến lược bình quân chi phí thực chất đã vượt trội hơn các Quỹ tương hỗ chủ động trong suốt thời gian dài. Hãy chọn các quỹ chỉ số với chỉ số chi phí thấp nhất và xem doanh thu của nó. Với những nhà đầu tư có ít hơn 100,000 đô la, các quỹ chỉ số rất phù hợp trong dài hạn. Nếu bạn có nhiều hơn 100,000 đô la, tự giao dịch sẽ tốt hơn quỹ tương hỗ, vì các quỹ đều tính phí dựa trên quy mô tài sản. Thậm chí một quỹ chỉ số chi phí thấp cũng tính 0.05% chi phí - cũng khá nhiều tiền. Giả sử tỷ suất sinh lời trung bình là 10%, và 0.05% phí trên 1,000,000 đầu tư ban đầu sẽ thành 236,385 đô la trong 30 năm! (Hãy so sánh khoản chi phí này với số dư 31,500,000 đô la thu được sau 30 năm.) Hãy đọc bài Quyết định nên Tự giao dịch hay Đầu tư vào Quỹ tương hỗ để hiểu hình thức nào phù hợp với bạn.
- Quỹ Hoán Đổi Danh Mục (ETF) là một loại quỹ chỉ số và chứng chỉ quỹ được giao dịch như cổ phiếu. Các quỹ ETFs thường là những danh mục không được quản lý (các cổ phiếu không được mua bán liên tục như Quỹ đầu tư chủ động) và được giao dịch mà không có hoa hồng. Bạn có thể mua quỹ ETF dựa trên một chỉ số hoặc một ngành hay một loại hàng hóa như vàng. [26] ETF cũng là sự lựa chọn tốt đối với những người mới bắt đầu.
- Bạn cũng có thể đầu tư vào các quỹ quản lý chủ động. Các quỹ này huy động vốn từ các nhà đầu tư để đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Các nhà đầu tư cá nhân mua cổ phần của danh mục của quỹ. [27] Các nhà quản lý quỹ thường tạo danh mục dựa trên một vài tiêu chí hoặc mục tiêu, ví dụ như tăng trưởng dài hạn. Tuy nhiên, vì các quỹ được quản lý chủ động (nghĩa là các nhà quản lý liên tục mua bán để đạt được mục tiêu của quỹl), nên phí cũng cao hơn. Chi phí các quỹ có thể làm giảm tỷ suất sinh lời và làm chậm tiến độ kế hoạch của bạn. [28]
- Một vài công ty cung cấp danh mục đầu tư chuyên biệt cho các nhà đầu tư nghỉ hưu. Đây là những quỹ “phân bổ tài sản" hoặc "mục tiêu tuổi" sẽ tự động điều chỉnh danh mục nắm giữ của bạn dựa trên tuổi tác. Ví dụ, danh mục của bạn tập trung nhiều vào cổ phiếu khi trẻ và sẽ chuyển dần sang các chứng khoán có thu nhập cố định khi bạn già đi. Nói cách khác, họ điều chỉnh danh mục thay bạn khi bạn có tuổi hơn. [29] Hãy lưu ý rằng các quỹ này thường tính phí cao hơn so với các quỹ chỉ số thông thường và quỹ ETF vì dịch vụ đặc biệt được cung cấp này.
- Việc cân nhắc các chi phí khi đầu tư là rất quan trọng. Các khoản phí có thể làm giảm tỷ suất sinh lời và lợi nhuận thu được. Hãy tìm hiểu các chi phí bạn phải trả khi mua, nắm giữ hoặc bán cổ phiếu. Các chi phí giao dịch thông thường gồm có: chi phí hoa hồng, chênh lệch giá đặt – giá khớp, chênh lệch giá kỳ vọng – giá khớp, phí theo điều khoản SEC 31 [30], và thuế trên lãi từ bán chứng khoán. Đối với quỹ, các chi phí có thể gồm chi phí quản lý, phí bán, phí mua, phí trao đổi, phí tài khoản, phí 12b-1 và các chi phí hoạt động. [28]
-
Hãy
quyết
định
giá
trị
nội
tại
và
giá
hợp
lý
của
mỗi
cổ
phiếu.
Giá
trị
nội
tại
là
giá
của
cổ
phiếu
được
xác
định
dựa
trên
các
giá
trị
của
doanh
nghiệp,
nó
khác
với
giá
hiện
tại.
Giá
hợp
lý
được
tính
theo
tỷ
lệ
với
giá
nội
tại,
dựa
trên
biên
an
toàn
(MOS).
MOS
có
thể
biến
động
từ
20%
đến
60%
phụ
thuộc
vào
độ
không
chắc
chắn
khi
bạn
ước
tính
giá
trị
nội
tại.
Có
rất
nhiều
phương
pháp
định
giá
cổ
phiếu
được
trình
bày
dưới
đây:
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức: Giá trị của cổ phiếu là giá trị hiện tại của tất cả các cổ tức trong tương lai chiết khấu về hiện tại. Vì thế giá của một cổ phiếu = cổ tức trên mỗi cổ phiếu chia cho hiệu của tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức. [31] Ví dụ, giả sử Công ty A trả cổ tức 1 đô la mỗi cổ phiếu và được kỳ vọng sẽ tăng 7% mỗi năm. Nếu chi phí vốn của bạn (tỷ lệ chiết khấu) là 12%, Cổ phiếu công ty A sẽ đáng giá 1/(.12-.07) = 20 đô la.
- Mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF): Giá trị của cổ phiếu là giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai chiết khấu về hiện tại trên mỗi cổ phiếu. Vì thế, DCF = CF1/(1+r)^1 + CF2/(1+r)^2 + ... + CFn/(1+r)^n, trong đó CFn = dòng tiền ứng với giai đoạn n, r = tỷ lệ chiết khấu. Một mô hình DCF điển hình sẽ tính tốc độ tăng trưởng dòng tiền hàng năm (tính bằng dòng tiền hoạt động kinh doanh trừ đi chi tiêu vốn) trong giai đoạn 10 năm với tốc độ tăng trưởng nhanh và tốc độ tăng trưởng dài hạn để tính ra giá trị cuối kỳ dự phóng, sau đó cộng tổng lại để ra giá trị DCF của cổ phiếu. Ví dụ, nếu công ty A có FCF hiện tại là 2 đô la/cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng FCF dự kiến là 7% trong 10 năm tới và 4% không đổi sau đó, sử dụng tỷ lệ chiết khấu là 12%, cổ phiếu có giá trị tăng trưởng là 15.69 đô là và giá trị cuối kỳ là 16.46 đô là và tổng cộng cổ phiếu trị giá 32.15 đô la.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này định giá cổ phiếu dựa trên giá của mỗi cổ phiếu so với thu nhập nó mang lại (P/E), giá trị sổ sách (P/B), doanh thu (P/S), hoặc dòng tiền (P/CF). Nó so sánh các chỉ số giá hiện tại của cổ phiếu với một tiêu chuẩn phù hợp nào đó và các chỉ số giá trung bình trong quá khứ để xác định mức giá có thể bán.
-
Mua
cổ
phiếu.
Khi
tìm
ra
cổ
phiếu
phù
hợp,
thì
đã
đến
lúc
bạn
mua
nó.
Mở
tài
khoản
tại
một
công
ty
chứng
khoán
đáp
ứng
các
yêu
cầu
của
bạn
và
đặt
lệnh.
- Bạn có thể chọn một nhân viên môi giới giá rẻ, người sẽ chỉ đặt lệnh mua bán cổ phiếu. Hoặc bạn có thể chọn dịch vụ môi giới trọn gói, tuy đắt hơn, nhưng sẽ cung cấp và tư vấn cho bạn nhiều thông tin hữu ích. [32] Hãy tự kiểm tra bằng cách truy cập vào trang web của các công ty và đọc các nhận xét, tư vấn trên mạng để tìm công ty môi giới tốt nhất. Bạn nên tìm hiểu đầu tiên về phí hoa hồng và các chi phí khác. Một vài công ty môi giới miễn phí giao dịch nếu danh mục của bạn đạt được số dư tối thiểu theo quy định của họ (ví dụ: Merrill Edge Preferred Rewards), hoặc nếu bạn đầu tư vào nhóm cổ phiếu mà các công ty đó sẽ trả chi phí giao dịch (ví dụ: loyal3).
- Một vài công ty chào bán cổ phiếu trực tiếp, cho phép bạn mua không cần môi giới. Nếu bạn đang dự định mua và nắm giữ hoặc bình quân chi phí, đây có thể là lựa chọn tốt nhất. Nhưng đầu tiên hãy tìm kiếm trên mạng hoặc liên hệ công ty có cổ phiếu bạn muốn mua để biết họ có chào bán như vậy không. [33] Hãy để ý đến biểu phí và lựa chọn chương trình tính phí ít nhất hoặc miễn phí.
- Xây dựng danh mục đa dạng hóa từ 5 đến 20 cổ phiếu. Đa dạng hóa ở các ngành, lĩnh vực, đất nước, quy mô và cả phong cách đầu tư ("tăng trưởng" hay "giá trị").
- Hãy nắm giữ trong dài hạn, từ năm đến mười năm hay lâu hơn. Hãy tránh những cảm xúc nhất thời bán đi khi thị trường đi xuống trong một ngày, tháng, hay năm. Trong dài hạn, cổ phiếu thường đi lên. Mặt khác, hãy tránh chốt lời (bán) khi cổ phiếu đã tăng được 50% hoặc hơn thế. Chừng nào các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp còn tốt, hãy nắm giữ (trừ khi bạn đang rất cần tiền). Bạn chỉ nên bán khi cổ phiếu tăng giá lớn hơn giá trị thực của nó (hãy xem Bước 3 của phần này), hoặc nếu các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp đã thay đổi rất nhiều kể từ khi bạn mua và công ty có thể không còn lợi nhuận như trước.
-
Đầu
tư
thường
xuyên
và
có
hệ
thống.
Bình
quân
chi
phí
là
cách
mua
thấp
bán
cao,
đây
là
chiến
lược
đơn
giản
và
hiệu
quả.
Hãy
dành
ra
một
ít
tiền
lương
mỗi
tháng
để
mua
cổ
phiếu.
- Hãy nhớ rằng thị trường đầu cơ giá xuống là cơ hội tuyệt vời để mua vào. Nếu thị trường sụt giảm ít nhất 20%, hãy dành nhiều tiền hơn vào cổ phiếu. Nếu thị trường giảm 50%, hãy dành hết tiền nhàn rỗi và bán trái phiếu đi để mua cổ phiếu. Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng thị trường luôn hồi phục lại, kể cả cuộc đại khủng hoảng giai đoạn 1929 – 1932. Những nhà đầu tư thành công nhất thường chờ đợi mua cổ phiếu "giảm giá".
Theo dõi và Duy trì Danh mục Đầu tư[sửa]
-
Hãy
thiết
lập
các
tiêu
chuẩn.
Thiết
lập
các
tiêu
chuẩn
để
đo
lường,
đánh
giá
hiệu
quả
của
các
cổ
phiếu
khi
so
sánh
với
kỳ
vọng
của
bạn.
Hãy
xây
dựng
các
tiêu
chuẩn
như
các
cổ
phiếu
cần
tăng
trưởng
bao
nhiêu
để
bạn
tiếp
tục
duy
trì
chúng.
[34]
- Thông thường, các tiêu chuẩn dựa trên chỉ số thị trường. Những chỉ số này giúp bạn biết khoản đầu tư của bạn đang sinh lợi bằng thị trường hay tốt hơn. [34]
- Điều này có vẻ hơi ngược đời một chút nhưng hãy hiểu rằng một cổ phiếu tăng giá chưa chắc đã là cổ phiếu tốt, đặc biệt khi các cổ phiếu tương tự khác còn tăng nhiều hơn. Ngược lại, cổ phiếu giảm giá không hẳn là xấu (khi những cổ phiếu tương tự còn giảm nhiều hơn).
-
Hãy
so
sánh
hiệu
quả
đầu
tư
thực
tế
với
kỳ
vọng
của
bạn.
Bạn
phải
so
sánh
kết
quả
thu
được
của
các
cổ
phiếu
trong
từng
giai
đoạn
với
kỳ
vọng
để
xem
nên
bán
hay
nắm
giữ
tiếp.
Việc
so
sánh
cũng
nên
áp
dụng
đối
với
các
quyết
định
phân
bổ
tài
sản
khác.
- Nếu các khoản đầu tư không đáp ứng được kỳ vọng thì bạn nên bán ra để đầu tư mới. Tuy nhiên hãy giữu lại nếu bạn có lý do tin rằng kỳ vọng của bạn sẽ diễn ra.
- Hãy kiên nhẫn chờ đợi. Một năm hay ba năm là khoảng thời gian rất ngắn đối với đầu tư dài hạn. Thị trường cổ phiếu luôn giàu cảm xúc và thất thường trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn nó là công cụ đánh giá cổ phiếu rất chính xác.
-
Hãy
thận
trọng
và
cập
nhật
kỳ
vọng.
Sau
khi
mua
cổ
phiếu,
bạn
phải
định
kỳ
kiểm
tra
tình
hình
cổ
phiếu
của
mình.
[35]
- Hoàn cảnh và quan điểm có thể thay đổi. Đây là một phần của đầu tư. Bạn phải đánh giá các thông tin mới và thực hiện thay đổi theo hướng dẫn ở các bước trên.
- Hãy đánh giá xem các dự đoán thị trường của bạn có đúng không. Nếu không, tại sao? Hãy sử dụng các đánh giá dưới đây để kiểm tra kỳ vọng và danh mục đầu tư của bạn.
- Danh mục của bạn đang dao động trong phạm vi rủi ro mà bạn đã đặt ra? Các cổ phiếu có thể đạt được kết quả tốt nhưng chúng biến động mạnh và rủi ro hơn bạn dự kiến. Nếu không chịu được các rủi ro này, đã đến lúc bạn phải thay đổi các khoản đầu tư đó.
- Bạn có đạt được mục tiêu đặt ra không? Các khoản đầu tư của bạn hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được nhưng tăng giá quá chậm để đạt được mục tiêu. Nếu vậy, hãy tính đến các khoản đầu tư mới.
-
Hãy
ngăn
bản
thân
bị
lôi
kéo
giao
dịch
thường
xuyên.
Sau
cùng,
bạn
là
nhà
đầu
tư,
không
phải
đầu
cơ.
Thêm
nữa,
mỗi
khi
bạn
có
lợi
nhuận
bạn
đều
bị
đánh
thuế
tính
trên
lợi
nhuận
kiếm
được.
Bên
cạnh
đó,
mỗi
giao
dịch
bạn
còn
bị
tính
phí
môi
giới.
- Hãy tránh xa các tin nội bộ hay những đợt “phím hàng”. Hãy tự nghiên cứu cổ phiếu và không để ý đến tin nội bộ từ những người bên trong. Warren Buffet nói ông ấy bỏ hết thư khuyến nghị mã này hay mã kia vào thùng rác. Ông nói rằng những người bán hàng này được trả tiền để nói những điều tốt đẹp về mã cổ phiếu nhờ thế công ty đó có thể tăng vốn hay kiếm tiền.
- Đừng quá quan tâm đến thông tin đại chúng về thị trường chứng khoán. Hãy tập trung vào mục tiêu đầu tư dài hạn (ít nhất 20 năm), và đừng để bị sao nhãng bởi những biến động giá ngắn hạn của thị trường.
- Hãy tìm kiếm các lời tư vấn từ nhân viên môi giới, ngân hàng, tư vấn nếu bạn cần. Hãy luôn học hỏi và đọc càng nhiều sách báo viết bởi các chuyên gia đã đầu tư thành công trong lĩnh vực bạn quan tâm càng tốt. Bạn cũng nên đọc các bài báo, sách nói về kiểm soát cảm xúc và tâm lý khi đầu tư để giúp bạn kiểm soát các cảm xúc thay đổi khi tham gia thị trường chứng khoán. Bạn cũng nên biết đưa ra các lựa chọn thông minh nhất có thể khi đầu tư vào cổ phiếu vì kể cả khi bạn đưa ra được lựa chọn tốt nhất của mình rồi bạn cũng nên chuẩn bị đương đầu với khoản lỗ có thể xảy ra.
Lời khuyên[sửa]
- Mua cổ phiếu công ty không có hoặc có ít cạnh tranh. Hàng không, bán lẻ, và sản xuất ô tô thường được coi là những khoản đầu tư dài hạn xấu vì chúng nằm trong những ngành cạnh tranh rất khốc liệt. Điều này được phản ánh ở biên lợi nhuận thấp trong báo cáo doanh thu. Nói chung, hãy tránh những ngành theo vụ mùa hoặc theo xu hướng như bán lẻ và những ngành bị kiểm soát như dịch vụ tiện ích và hàng không trừ khi các công ty này có doanh thu và tăng trưởng bền vững. Chỉ một số ít công ty đạt được như vậy!
- Hãy tìm kiếm cơ hội mua những cổ phiếu tốt ở giá thấp. Đây là phương châm của đầu tư giá trị.
- Mục tiêu của nhà tư vấn tài chính hay môi giới là giữ bạn làm khách hàng để họ có thể kiếm tiền từ bạn. Họ khuyên bạn đa dạng hóa danh mục mô phỏng chỉ số Dow hay S&P 500. Bằng cách này, họ sẽ luôn có cách giải thích hợp lý khi danh mục của bạn giảm giá trị. Thực chất những nhà tư vấn/môi giới tầm trung có ít kiến thức về nội tại của ngành nghề kinh doanh. Warren Buffett từng có câu nói rất nổi tiếng: "Rủi ro dành cho những người không biết mình đang làm gì."
- Giữ bản thân luôn khách quan và không để cảm xúc quyết định thay bạn. Hãy tin vào chính mình và vào quy trình bạn đã định ra, rồi bạn sẽ đi đúng hướng trên con đường trở thành nhà đầu tư thành công.
- Thông tin được coi là huyết mạch để đầu tư thành công trong thị trường cổ phiếu và thị trường có lợi tức cố định. Bí quyết ở đây là giữ kỷ luật khi tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiệu quả hoạt động bằng giám sát và điều chỉnh.
- Các công ty có thương hiệu lớn có thể là một lựa chọn tốt. Coca-Cola, Johnson & Johnson, Procter & Gamble, 3M và Exxon là những ví dụ minh chứng cho điều đó.
- Đừng nhìn vào giá trị của danh mục nhiều hơn một lần mỗi tháng. Nếu bạn chạy theo cảm xúc của phố Wall, bạn sẽ bán hết những khoản đầu tư dài hạn tuyệt vời này. Trước khi mua, hãy hỏi bản thân "Nếu nó đi xuống, mình sẽ muốn bán hay muốn mua thêm?" Đừng mua nếu câu trả lời là muốn bán.
- Hãy nhớ rằng bạn không giao dịch những tờ cổ phiếu sẽ giảm giá hay tăng giá mà là bạn đang mua để sở hữu một doanh nghiệp. Tình hình hoạt động cũng như lợi nhuận của công ty và mức giá bạn sẽ phải trả là hai yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định của bạn.
- Phố Wall tập trung vào ngắn hạn. Rất khó để dự đoán thu nhập tương lai, đặc biệt là tương lai xa. Hầu hết các chuyên viên phân tích đều dự phóng doanh thu trong mười năm và sử dụng mô hình dòng tiền chiết khấu để tính giá mục tiêu cổ phiếu. Vì thế, bạn có thể đánh bại thị trường nếu chỉ nắm giữ một cổ phiếu trong nhiều năm.
- Hãy hiểu tại sao các cổ phiếu dẫn dắt (blue chip) là những khoản đầu tư tốt: chất lượng của chúng được ghi nhận dựa trên lịch sử doanh thu và tốc độ tăng trưởng ổn định, liên tục. Việc có khả năng nhận ra những công ty này trước khi đám đông phát hiện ra nó sẽ cho bạn phần thưởng lớn. Hãy học cách để trở thành nhà đầu tư 'từ gốc'.
- Hãy đầu tư vào các công ty hành động vì lợi ích của cổ đông. Rất nhiều công ty thích dành tiền mua máy bay mới cho vị CEO hơn là trả cổ tức cho cổ đông. Những dấu hiệu nhận biết những công ty vì cổ đông có thể là: chế độ lương thưởng cho các giám đốc điều hành dựa trên dài hạn, các khoản đầu tư vốn thận trọng, chính sách chi trả cổ tức đều đặn, chỉ số EPS và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu tăng đều đặn.
- Hãy tính đến mở tài khoản Roth IRA hoặc 401k. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thuế trong dài hạn.
- Trước khi mua cổ phiếu, hãy thử "giao dịch ảo" trong một thời gian. Các chương trình giao dịch ảo mô phỏng giao dịch trên thị trường. Hãy theo dõi cổ phiếu, ghi chép lịch sử mua bán một cách nghiêm túc. Hãy kiểm tra xem các quyết định đầu tư của bạn có hiệu quả không. Một khi phương pháp giao dịch của bạn đạt hiệu quả và bạn thuần thục các chức năng thị trường, hãy chuyển sang giao dịch thật. [36]
Cảnh Báo[sửa]
- Với tiền bạc, con người hay nói dối để giữ thể diện. Khi ai đó đưa cho bạn một lời khuyên nóng hổi, hãy nhớ rằng đó chỉ là một quan điểm. Hãy cân nhắc độ tin cậy các lời khuyên đó.
- Đừng cố dự đoán thị trường để tính toán khi nào cổ phiếu sẽ đảo chiều. Không ai (ngoại trừ nói dối) có thể dự đoán thị trường.
- Đừng giao dịch lướt sóng trong ngày hay trong vài ngày hoặc giao dịch chỉ để lấy lợi nhuận ngắn hạn. Hãy nhớ, càng giao dịch nhiều, bạn càng mất nhiều tiền phí và lợi nhuận thu được sẽ giảm. Đồng thời, lợi nhuận ngắn hạn bị đánh thuế nặng hơn dài hạn (dài hạn là nhiều hơn một năm). Lý do không nên lướt sóng ngắn hạn còn là thành công trong đầu tư đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức, thần kinh thép, chứ không phải yếu tố may mắn. Nó không dành cho những người thiếu kinh nghiệm!
- Chỉ đầu tư những khoản tiền mà bạn chấp nhận rủi ro. Cổ phiếu có thể xuống mạnh trong ngắn hạn và ngay cả một khoản đầu tư có vẻ thông minh cũng có thể mang lại kết quả tệ hại.
- Đừng giao dịch ký quỹ. Cổ phiếu có thể biến động rất rộng và không ai biết trước giá cả sẽ như thế nào, việc sử dụng đòn bẩy tài chỉnh do vậy có thể quét sạch tài khoản của bạn. Bạn không muốn mua ký quỹ để rồi nhìn giá cố phiếu lao dốc 50%, tài khoản bốc hơi và rồi chứng kiến cổ phiếu đó hồi phục trở lại. Mua ký quỹ không bao giờ là đầu tư mà đó chính là đầu cơ.
- Đừng dùng phân tích kỹ thuật vốn là công cụ của các nhân viên giao dịch, không phải của nhà đầu tư. Việc coi là nó là công cụ đầu tư vẫn đang gây tranh cãi.
- Không mua cổ phiếu một cách mù quáng. Nói cách khác, không mua cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận thấp và trông có vẻ rẻ. Hầu hết các cổ phiếu rẻ đều có nguyên do của nó. Chỉ vì cổ phiếu đã từng được giao dịch ở mức giá trên 100 đô la và giờ có giá 1 đô la không có nghĩa là bạn nên mua. Tất cả các cổ phiếu có thể về không và thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy.
- Tập trung vào cổ phiếu và tránh xa các quyền chọn hay chứng khoán phái sinh, vốn là những công cụ dành cho đầu cơ chứ không phải đầu tư. Bạn có thể kiếm tiền với cổ phiếu. Còn với quyền chọn và phái sinh, bạn dễ mất tiền hơn.
- Đừng tin ngay những lời tư vấn của bất kỳ ai, đặc biệt là người có thể kiếm tiền từ giao dịch của bạn. Những người này có thể là nhân viên môi giới, tư vấn hay nhân viên phân tích.
- Tránh "đầu tư theo xu thế", thói quen mua những cổ phiếu nóng kiếm lời đã hiệu quả gần đây. Tuy nhiên đây là đầu cơ, không phải đầu tư và nó không mang lại hiệu quả bền vững. Hãy hỏi những người đã áp dụng nó với cổ phiếu công nghệ - từng là cổ phiếu “nóng” nhất trong những năm cuối 1990.
- Đừng tham gia giao dịch nội gián (giao dịch tay trong). Nếu bạn giao dịch cổ phiếu sử dụng thông tin nội bộ trước khi công bố, bạn có thể đối mặt với truy tố. Số tiền bạn kiếm được sẽ không bù nổi rắc rối pháp lý bạn sẽ gặp phải.[37]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://money.cnn.com/magazines/moneymag/money101/lesson1/index2.htm
- ↑ 2,0 2,1 http://money.usnews.com/money/blogs/the-smarter-mutual-fund-investor/2013/11/15/set-your-goals-and-check-your-risk-before-investing
- ↑ http://money.usnews.com/money/personal-finance/articles/2014/04/07/alternatives-to-putting-20-down-on-a-home
- ↑ https://www.fidelity.com/viewpoints/retirement/8X-retirement-savings
- ↑ http://money.cnn.com/tools/collegecost/collegecost.html
- ↑ http://www.collegesavings.org/index.aspx
- ↑ http://money.cnn.com/tools/savingscalc/savingscalc.html
- ↑ http://www.investopedia.com/articles/pf/07/risk_tolerance.asp
- ↑ http://money.cnn.com/retirement/guide/investing_basics.moneymag/index7.htm
- ↑ http://www.morningstar.com/cover/Classroom.html
- ↑ https://www.tdameritrade.com/educationoffer.html
- ↑ http://online.stanford.edu/course/rauh-finance
- ↑ http://www.howthemarketworks.com/trading/
- ↑ http://www.investopedia.com/financial-edge/1010/how-to-invest-in-everyday-products.aspx
- ↑ http://www.investopedia.com/articles/stocks/09/how-interest-rates-affect-markets.asp
- ↑ http://www.forbes.com/sites/mikepatton/2014/05/27/how-rising-interest-rates-could-affect-your-portfolio/
- ↑ http://www.colorado.edu/economics/courses/econ2020/section7/section7-main.html
- ↑ http://www.pimco.com/en/education/pages/inflationprimer.aspx
- ↑ http://www.investopedia.com/articles/economics/08/understanding-microeconomics.asp
- ↑ http://marketrealist.com/2014/02/investors-guide-cyclical-counter-cyclical-industries/
- ↑ http://marketrealist.com/2014/02/investors-guide-cyclical-counter-cyclical-industries/
- ↑ 22,0 22,1 http://www.sec.gov/investor/pubs/assetallocation.htm
- ↑ http://www.forbes.com/sites/thebogleheadsview/2013/05/23/index-funds-low-fees-arent-the-only-advantage/
- ↑ http://www.forbes.com/sites/mitchelltuchman/2013/07/12/what-is-an-index-fund-investing-basics/
- ↑ https://investor.vanguard.com/mutual-funds/index-funds
- ↑ http://www.forbes.com/sites/feeonlyplanner/2013/07/18/whats-the-difference-mutual-funds-and-exchange-traded-funds-explained/
- ↑ http://investor.gov/investing-basics/investment-products/mutual-funds
- ↑ 28,0 28,1 http://www.sec.gov/answers/mffees.htm
- ↑ https://www.fidelity.com/mutual-funds/asset-allocation-funds/overview
- ↑ http://www.sec.gov/answers/sec31.htm
- ↑ http://www.investopedia.com/terms/d/ddm.asp
- ↑ http://www.kiplinger.com/article/investing/T038-C000-S002-should-i-use-a-discount-broker-or-a-full-service-b.html
- ↑ http://www.forbes.com/sites/moneybuilder/2012/06/20/how-to-invest-using-direct-stock-purchase-plans/
- ↑ 34,0 34,1 http://www.pimco.com/EN/Education/Pages/BenchmarksBasics.aspx
- ↑ http://www.nd.gov/ndpers/forms-and-publications/publications/monitor-investment-performance.pdf
- ↑ http://www.investopedia.com/terms/p/papertrade.asp
- ↑ http://www.sec.gov/answers/insider.htm