Đối phó với một chú mèo hung dữ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cũng như con người, mèo cũng có những thời điểm trở nên hung dữ. Thường thì việc xử lí cơn giận của mèo và khiến chúng nguôi ngoai là khả thi. Phần lớn các tình huống khiến mèo trở nên hung dữ đều có thể giải quyết được. Những tình huống đó bắt đầu từ nỗi sợ hãi, lo âu, thiếu giao tiếp hoặc những trải nghiệm tồi tệ trong cuộc sống trước đây. Một chú mèo hung dữ cần được đối xử kiên nhẫn và thấu hiểu thì mới cải thiện được hành vi của mình. Tuy nhiên, nếu mèo có bản tính tự nhiên là hung dữ, bạn nên nghĩ tới việc gửi mèo tới một trang trại để mèo có thể dùng bản tính đó cho việc săn bắt. Vì sự an toàn của bản thân và cả những người tiếp xúc với mèo của bạn, bạn cần phải hiểu và kiểm soát được hành vi của mèo.

Các bước[sửa]

Hiểu được sự hung dữ của mèo[sửa]

  1. Để ý kiểu hành vi của mèo. Đối với chúng ta, mèo có thể khó hiểu hoặc khó đoán, nhưng thực ra, chỉ là chúng ta không hiểu được ngôn ngữ cơ thể của mèo nên không biết mèo muốn nói gì. Tuy nhiên, chúng ta biết chắc chắn rằng có những kiểu hành vi riêng biệt có liên quan tới sự hung dữ của mèo. Những hành vi này có thể được phân thành nhiều mục khác nhau tùy tình huống mà không loại trừ lẫn nhau.[1]
    • Hành vi hung dữ khi chơi đùa xảy ra khi mèo đùa nghịch quá đà.
    • Hành vi hung dữ do sợ hãi/phòng thủ xảy ra khi mèo cảm thấy nguy hiểm, dễ bị tấn công hoặc bị mắc bẫy.
    • Hành vi hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ thường chỉ diễn ra giữa loài mèo với nhau, nhưng cũng có thể xảy ra đối với con người và những loài vật khác.
    • Hành vi hung dữ khi được cưng nựng vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng và có thể bắt nguồn từ trạng thái bị kích thích quá độ.
    • Hành vi hung dữ giữa những cá thể đực xuất phát từ bản năng cạnh tranh tự nhiên giữa những con mèo đực.
    • Hành vi hung dữ khi làm mẹ là phản ứng bảo vệ con theo bản năng của mèo cái.
    • Hành vi hung dữ đổi hướng có thể xảy ra khi mèo đang giận dữ và không thể giải tỏa, và nó hướng sự giận dữ tới một đối tượng khác, ví dụ như một con mèo hoặc ai đó ở gần.
    • Hành vi hung dữ săn mồi xuất phát từ những cá thể mèo với bản năng săn mồi bị kích thích.
    • Hành vi hung dữ khi bị đau là kết quả của một sự đau đớn trong quá khứ hoặc hiện tại.
    • Hành vi hung dữ vô căn xuất hiện một cách tự phát, và có thể là mối đe dọa với sự an toàn của người tiếp xúc với mèo.
  2. Hiểu ngôn ngữ cơ thể của mèo. Việc biết được khi nào mèo trở nên đề phòng hoặc chống đối bằng cách để ý ngôn ngữ cơ thể của nó có thể là chìa khóa để giải quyết vấn đề. Để ý những dấu hiệu của sự hung hăng như:
    • Tư thế phòng thủ
      • Thu mình
      • Đầu rụt lại
      • Đuôi quấn quanh cơ thể và cụp xuống
      • Mắt mở to với con ngươi giãn nở hoàn toàn hoặc một phần
      • Tai cụp sang hai bên hoặc cụp ngược về phía sau đầu
      • Lông dựng lên
      • Quay nghiêng người với đối phương, không đứng trực diện
      • Rít lên hoặc phun phì phì
      • Chân trước đưa ra cào nhanh, để lộ móng vuốt ra ngoài
    • Tư thế chống đối
      • Đứng thẳng chân
      • Chân sau đứng thẳng, lưng dốc xuống về phía đầu
      • Đuôi duỗi thẳng, hạ thấp hoặc nằm trên mặt đất
      • Nhìn thẳng
      • Tai dựng đứng, hơi xoay về phía sau
      • Lông dựng đứng, kể cả lông trên đuôi
      • Đồng tử thu hẹp
      • Đối mặt trực diện với đối phương, có thể tiến gần tới đối phương
      • Có thể gầm gừ hoặc kêu gào
    • Hành vi hung hăng tấn công
      • Dùng chân huơ mạnh
      • Cắn
      • Tấn công
      • Gầm gừ, kêu gào
      • Cào
      • Chuẩn bị tấn công bằng cách trườn sang một bên hoặc lùi lại, nhe răng và xòe móng vuốt.[2]
  3. Ghi lại thời điểm hành vi hung dữ diễn ra. Mèo có trở nên hung dữ khi có sự xuất hiện của một con vật hoặc người khác không? Trong nhiều trường hợp, sự hung dữ có thể xảy ra do một yếu tố kích thích nhất định nào đó. Chú ý tới môi trường xung quanh mèo trong trường hợp mèo trở nên hung dữ, như vậy, bạn có thể tìm ra nguyên nhân và cải thiện hành vi của mèo.
  4. Nhận ra sự hung dữ của mèo sau sinh. Mèo của bạn có thể trở nên hung dữ hơn sau khi sinh con. Bản năng làm mẹ khiến chúng bảo vệ những đứa con của mình khỏi những mối đe dọa tiềm tàng. Mèo sẽ trở nên hung dữ khi mèo mẹ cùng mèo con bị người hoặc những động vật khác tiếp cận, mèo có thể coi đó là mối đe dọa. Thường thì mèo sẽ hung dữ với những con mèo khác, nhưng cũng có thể là với cả con người. Mèo mẹ có thể khá hung dữ khi bảo vệ những đứa con nhỏ của mình, đặc biệt là trong vòng vài ngày sau khi sinh.[2] Tránh động chạm vào mèo con trong vòng vài ngày đầu đời của chúng. Hãy từ từ làm quen với chúng.
    • Tạo ra một môi trường ít gây căng thẳng cho mèo, giữ lượng khách viếng thăm ở mức tối thiểu và tránh tiếp cận hoặc động chạm với mèo mẹ và mèo con nếu bạn từng gặp phải hành vi hung hăng sau sinh của mèo.
  5. Trao đổi với bác sĩ thú y hoặc một chuyên gia về hành vi của động vật. Việc này rất quan trọng mỗi khi bạn gặp phải hành vi hung dữ của động vật, nhờ đó, bạn có thể đánh giá những lựa chọn của mình. Vì có rất nhiều kiểu hung dữ khác nhau, có những hành vi chấp nhận được hoặc không, bạn nên đảm bảo rằng những gì mình làm không khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Xây dựng lòng tin[sửa]

  1. Hãy cho mèo không gian. Dù việc đảm bảo rằng mèo thích môi trường xung quanh rất quan trọng, một chú mèo hung dữ vẫn có thể không muốn tiếp xúc với con người. Mèo cần không gian riêng thì mới có niềm tin. Không nên nhử đồ chơi trước mặt mèo. Bạn không nên cố ép mèo chơi đùa nếu mèo tỏ ra không thích.
    • Khi bước vào phòng, nơi có một chú mèo hung dữ, bạn không nên tiếp xúc bằng mắt và đảm bảo rằng mèo có một lối thoát an toàn. Đừng cố tiếp cận mèo trừ khi cần thiết. Tốt nhất là để mèo tự đến với bạn.
    • Nếu bạn cần bế mèo, hãy đeo găng tay dày và mặc áo dài tay để tránh bị mèo cào. Để bế mèo lên, hãy bọc mèo vào một chiếc khăn tắm để giảm thiểu cử động.
  2. Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của mèo. Một số con mèo rất dễ bị kích động, và trò chơi có thể biến thành một cơn giận dữ. Đối với mèo, trò chơi thường gắn với việc học cách săn mồi. Hành vi hung dữ xuất hiện khi chơi đùa là loại hành vi phổ biến nhất mà những người chủ gặp phải ở mèo của họ.[1]
    • Người ta tin rằng khi mèo con chơi với nhau, chúng sẽ học được cách cắn và thu móng khi vờn mồi.
    • Mức độ thực hành săn mồi thông qua chơi đùa ở mỗi con mèo là khác nhau, và những con mèo mồ côi hoặc cai sữa sớm thường không biết cách kiềm chế hành động chơi đùa của mình.
    • Phải ở một mình quá lâu, không có cơ hội chơi đùa, và người chủ khuyến khích mèo vờn hoặc vồ chân tay người khác là những yếu tố góp phần gây ra hành vi hung hăng khi chơi đùa.[3]
  3. Cung cấp nhiều loại đồ chơi khác nhau cho mèo. Một số con mèo thích những đồ chơi mà chúng có thể quăng xung quanh. Một số con mèo lại thích đồ chơi mà chủ của chúng phải tham gia khi chơi, ví dụ như vẫy hoặc nhử. Bày trò cho mèo chơi có liên quan tới cơ hội được “săn mồi”, vì thế, hãy vẫy hoặc nhử đồ chơi sao cho trông nó giống với động tác của chim hoặc chuột. Thỉnh thoảng mới cho mèo đồ chơi mới để tránh việc chúng chán đồ chơi.[4]
  4. Dành ít nhất 20 phút với mèo, hai lần một ngày. 40 phút không phải là quãng thời gian quá dài đối với con người nhưng nó rất có ý nghĩa đối với mối quan hệ giữa mèo và bạn. Điều đó sẽ củng cố mối quan hệ giữa bạn và thú cưng và giúp mèo của bạn tiêu hao bớt năng lượng.
    • Đối với một con mèo thực sự hung dữ, bạn chỉ cần ở trong phòng, nằm trên sàn, nhắm mắt và đặt đồ ăn vặt xung quanh mình. Việc đó sẽ cho mèo thời gian để tin rằng bạn không phải là mối đe dọa.
    • Dùng đồ chơi câu cá để giữ mèo tránh xa cơ thể bạn khi chơi đùa.
    • Đừng tiếp tục chơi nếu mèo cắn hoặc cào bạn, hãy chờ tới khi mèo bình tĩnh trở lại.
    • Đừng cho mèo chơi với bàn tay, bàn chân hoặc bất kì bộ phận nào trên cơ thể bạn. Khi mèo còn nhỏ, việc này có thể rất vui, nhưng khi mèo lớn lên, việc này sẽ rất đau và nguy hiểm.
    • Đừng dùng loại đồ chơi mà cho phép mèo chơi với bàn tay của bạn, ví dụ như găng tay có bóng treo ở đầu ngón tay. Nếu bạn làm thế, mèo sẽ chuyển hướng sang chơi cùng bàn tay của bạn.
    • Đừng đánh phạt mèo vì đã làm đau bạn. Nếu bạn đánh mèo, mèo có thể sẽ hiểu hành động của bạn là chơi đùa hoặc sợ bàn tay của bạn.
    • Đừng chạy trốn mèo hoặc cản lối đi của mèo bằng bàn chân. Những hành động đó có thể khiến mèo chơi bạo hơn hoặc trở nên hung dữ.
  5. Tạo riêng một khu vực ngoài trời cho mèo. Môi trường đa dạng sẽ kích thích mèo, và mèo sẽ bớt chú ý tới bạn hơn. Một khu vực riêng ngoài trời không chỉ giữ cho mèo của bạn không chạy mất và còn khiến những động vật khác không thể tiếp cận mèo. Hãy đặt thêm những dụng cụ và đồ chơi khác để mèo có thể khám phá và nghỉ ngơi tại đó. Mèo sẽ dành hàng giờ để ngắm lá rơi, chim bay và sóc chạy nhảy xung quanh. Nếu bạn không thể tạo ra khu vực ngoài trời riêng cho mèo, hãy tạo ra một bệ nằm cạnh cửa sổ để mèo có thể ngồi và ngắm cảnh bên ngoài.
  6. Thử dùng một số loại pheromones mô phỏng mùi hương tự nhiên của mèo. Chúng có mùi tương tự với mùi mà mèo để lại khi chúng dụi đầu vào đồ vật. Nó có thể giúp làm giảm sự căng thẳng. Hãy dùng bộ khuếch tán khi cần làm giảm sự hung dữ của mèo.[5] Trao đổi với chuyên gia về thú cưng về nhãn hiệu mà họ khuyên dùng và cách sử dụng phù hợp.

Sử dụng đồ ăn để kiểm soát hành vi[sửa]

  1. Trong giờ ăn của mèo, hãy bảo vệ mèo khỏi những thứ có thể khiến chúng trở nên hung dữ vì sợ hãi. Ví dụ như âm thanh ồn ào, trẻ con, những con mèo khác bắt nạt chúng và chó. Nếu mèo sợ một trong những điều đó, có thể mèo sẽ không ăn nữa và hành động hung dữ. Giữ cho không gian xung quanh mèo yên tĩnh trong giờ ăn, việc đó sẽ khiến mèo bình tĩnh.
  2. Sử dụng đồ ăn để thưởng cho mèo khi mèo không có hành động hung dữ. Mèo thường liên hệ việc được ăn với những cảm giác dễ chịu, vì thế, đồ ăn có thể được dùng như một phần thưởng để giúp chúng điều chình hành vi.[6] There are a number of techniques you can try:
    • Để xây dựng lòng tin ở mèo, hãy tìm loại đồ ăn vặt mà mèo thích và rải một chút quanh phòng trong khi chơi đùa. Hãy giữ đồ ăn trong lòng bàn tay và thả chúng xuống để dụ mèo tới gần.
    • Cho mèo tiếp xúc với yếu tố kích thích sự hung dữ ở cự li an toàn, trong một thời gian ngắn, sau đó, thưởng đồ ăn cho mèo vì hành vi không hung dữ. Ví dụ, nếu mèo sợ một người nhất định, người đó có thể đứng ở khoảng cách mà không khiến mèo bộc lộ sự hung dữ.
    • Khi thuần hóa nhiều con mèo cùng lúc, chúng có thể được giữ trong một cái lồng lớn ở phía bên kia căn phòng, có xích, hoặc đeo đai an toàn, để chúng có thể nhìn thấy yếu tố kích thích nhưng không thể xổng ra. Sau một vài giờ, chúng có thể được đưa tới gần hơn. Sau một vài buổi tập, chúng có thể tới gần nhau hơn mà không xung hấn.
  3. Dạy mèo thích thú với sự cưng nựng bằng cách dùng đồ ăn vặt. Hành vi hung dữ khi được cưng nựng chưa được hiểu rõ, ngay cả đối với những chuyên gia về hành vi của động vật sành sỏi nhất. Có thể đó là vì một số con mèo có những điểm nhạy cảm hoặc ít chịu đựng được sự động chạm. Khi vuốt ve mèo, hãy để ý tới những dấu hiệu khó chịu của mèo. Ngay khi bạn nhận thấy những dấu hiệu cho biết mèo đã sắp hết sức chịu đựng, hãy ngừng vuốt ve và cho mèo xuống khỏi đùi.[7]
  4. Hãy thử dụ mèo mẹ hung dữ ra chỗ khác bằng đồ ăn. Đây có thể là một cách đơn giản để đánh lạc hướng mèo mẹ. Khi mèo đang mải ăn, đó là cơ hội cho bạn chăm sóc mèo con mà không bị mèo mẹ đe dọa. Việc này có thể được áp dụng trong quá trình thích nghi dần của mèo.
  5. Cho mèo ăn theo thời gian biểu mới để bạn có thể thuần hóa mèo ngay trước giờ ăn. Nắm được những hành động nào mèo thích và chỉ dùng những hành động đó khi luyện tập. Thỉnh thoảng hãy thay đổi hành vi một chút, vì những hành vi lặp lại có thể khiến mèo chán và bực mình.[8]
  6. Cho mèo ăn vài bữa nhỏ một ngày thay vì một hoặc hai bữa lớn để giúp kiểm soát hành vi hung dữ săn mồi. Tránh việc “cho ăn tự do” (bát đồ ăn của mèo luôn đầy). Nếu bạn không thể cho mèo ăn nhiều lần trong ngày, bạn có thể mua máy cho ăn với đồng hồ hẹn giờ được cài sẵn, nó sẽ chỉ mở ra theo lịch trình nhất định. Hành vi hung dữ săn mồi không xảy ra khi mèo ăn đồ ăn từ bát, nhưng sẽ xuất hiện khi mèo cho rằng vật thể đó là con mồi.[9]

Cho mèo tiếp xúc với con mèo khác[sửa]

  1. Hãy bắt đầu từ tốn. Hầu hết hành vi hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ xuất hiện khi có con mèo khác xuất hiện. Kiểm soát hành vi hung dữ này có thể gần tương tự với cách kiểm soát hành vi hung dữ khi sợ hãi, bằng cách cho tiếp xúc dần dần.
    • Nhốt mèo ở những căn phòng khác nhau với cát vệ sinh, đồ ăn và nước. Hai con mèo phải ngửi và nghe thấy nhau qua cửa đóng kín nhưng không được tiếp xúc trực tiếp với nhau.
    • Sau vài ngày, đổi vị trí của hai con mèo. Để mèo của bạn khám phá mùi hương của con mèo mới đến, còn con mèo mới đến sẽ khám phá ngôi nhà và mùi hương người bạn mới của nó.
    • Đổi lại vị trí của chúng sau khi chúng đã có thời gian khám phá.
  2. Cho mèo làm quen với nhau trong giờ ăn. Hai con mèo có thể được cho ăn cùng một lúc để chúng biết cách ăn thoải mái cùng nhau.[6] Đặt mỗi con mèo ở một phía của căn phòng, vài lần một ngày và cho chúng ăn phần ăn nhỏ. Khi chúng đang đói và mải ăn, chúng sẽ dần cho rằng sự xuất hiện của con mèo còn lại là không nguy hiểm.
    • Nếu mèo có thể ăn mà không trở nên hung dữ, bạn có thể đem hai bát đồ ăn gần nhau hơn mỗi ngày.
    • Nếu mèo không ăn hoặc trở nên hung dữ, có thể chúng đang phải ở quá gần nhau. Hãy thử lại lần sau, cố gắng đặt chúng ở khoảng cách xa hơn.
  3. Không cho mèo đánh nhau bằng cách nhốt mèo trong lồng hoặc buộc xích ở hai phía khác nhau trong phòng. Bạn có thể thực hiện việc này kết hợp với những phương pháp tiếp cận khác.
    • Quá trình này có thể mất hàng tuần hoặc hàng tháng. Các dấu hiệu của sự lo âu hoặc hung dữ thường cho thấy việc làm quen với nhau đang diễn ra quá nhanh. Nếu hành vi hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ không thể kiểm soát được, bác sĩ thú y có thể kê thuốc cho con mèo có tính hung dữ và nạn nhân của nó. Hãy nhớ rằng thuốc chỉ là một phần giải pháp; nó phải được sử dụng kèm với việc làm quen từ từ với nhau lẫn việc được thưởng khi có hành vi tốt.

Can thiệp khi mèo quá hung dữ[sửa]

  1. Không cho mèo tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Bạn có thể dùng thảm điện với cường độ nhẹ, hoặc dán băng dính hai mặt lên thành cửa sổ. Rèm cửa cũng là một cách ngăn chặn hiệu quả. Bạn có thể ngăn những động vật khác tới gần nhà bạn bằng cách lắp đặt vòi phun nước cảm biến, gỡ bỏ những hộp chứa hạt cho chim ăn và sử dụng thùng rác có nắp đậy chặt.
  2. Đeo rọ mõm hoặc cách li mèo mẹ hung dữ. Việc này được áp dụng trong trường hợp mèo con cần người chăm sóc và mèo mẹ không cho phép. Trong trường hợp này, đừng nên làm quá. Không nên khiến bất kì con mèo nào trở nên quá căng thẳng. Một cái chăn có thể có hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Hãy nhớ rằng sự hung dữ của mèo mẹ là do bản năng bảo vệ những đứa con của mình.
  3. Làm gián đoạn cơn giận dữ bằng cách vỗ tay thật mạnh, dùng súng phun nước hoặc làm nổ túi bóng.[10] Nếu bạn để mèo chống trả, một hoặc cả hai sẽ bị thương nặng, có khả năng làm tăng sự hung dữ của mèo sau này. Nếu kiểu hung dữ này không sớm được kiểm soát, nó có thể sẽ trở thành hành vi hung dữ vì sợ hãi.[11]
  4. Đừng đánh phạt mèo vì mèo nổi giận. Thậm chí quát mắng mèo còn có thể khiến mọi chuyện tệ hơn. Hãy dạy mèo cách trở nên bình tĩnh bằng cách giữ bình tĩnh cho bản thân. Cơn nóng nảy của bạn có thể khiến mèo càng thêm hung dữ.
  5. Luôn nhớ rằng mèo bé nhỏ hơn bạn. Dù mèo có thể khiến bạn bị thương, bạn cũng có thể khiến mèo bị thương. Khi mèo trở nên hung dữ, đừng quăng mèo ra khỏi người bạn. Mèo có thể sẽ sợ bạn, hoặc bị thương khi ngã xuống.
  6. Cho mèo thời gian bình tĩnh lại. Khi mèo chơi quá hăng, hãy kết thúc trò chơi bằng cách đi ra khỏi phòng. Đừng cố bế mèo lên và đưa mèo sang phòng khác để bình tĩnh, việc đó có thể khiến mèo nổi giận. Khi làm việc này, hãy cứ từ tốn. Bạn không nên kích thích một cuộc rượt đuổi.
  7. Đừng an ủi mèo. Hành động này có thể khiến mèo tưởng bạn khuyến khích hành vi hung hăng của nó. Khách tới chơi không nên bỏ chạy hoặc thể hiện sự sợ hãi, vì điều đó sẽ khiến mèo hiểu rằng nó có thể đuổi những vị khách nó không thích đi. Lờ mèo đi trong trường hợp này sẽ là một phương pháp hiệu quả.[1]

Tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ[sửa]

  1. Triệt sản cho mèo. Mèo đực chưa triệt sản thường có hành vi hung hăng đối với nhau. Triệt sản cho chúng là cách tốt nhất để kiểm soát sự hung hăng này.[12] Dù những cá thể đực này vẫn có thể có những hành vi hung dữ khác nhưng thường chỉ là giữa những con đực với nhau.
  2. Giải quyết hoặc làm giảm cơn đau của chúng. Đây là cách tốt nhất để kiểm soát sự hung dữ khi nó bắt nguồn từ bệnh tật hoặc sự đau buồn. Hành vi hung dữ vì bị đau xuất phát từ cơn đau, sự thất vọng, thiếu tốn và có thể hướng tới con người, động vật hoặc đồ vật. Bất kỳ loài động vật nào, kể cả con người, đều có thể nổi giận khi bị đau. Vì thế, ngay cả một con mèo thân thiện, dễ bảo cũng có thể nối giận khi bị đau, khi ai đó chạm vào vết thương, hoặc khi nó đang đau và thấy ai đó sắp bế nó lên.[2]
  3. Hãy đưa những con mèo có vấn đề về hành vi hung dữ tới bác sĩ để thăm khám và phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe. Những cơn đau từ bệnh viêm khớp, đau răng và những vết thương do đánh nhau thường là những nguyên nhân làm mèo trở nên hung dữ. Khi sớm biết được nguyên nhân, bạn có thể tránh được hành vi hung dữ do bị đau ở mèo. Không thăm khám sớm có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
    • Tư thế của mèo thường là để phòng thủ. Một con mèo không thích bị chạm vào vết thương sẽ thể hiện sự giận dữ vi bị đau để tránh bị bạn động vào.
    • Hành vi này cũng có thể có liên quan tới một sự đau buồn trong quá khứ. Ví dụ, một con mèo từng bị kẹp đuôi vào cửa vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ đuôi của nó dù đã hết đau từ lâu.[1]
  4. Chăm sóc mèo ốm càng nhẹ nhàng càng tốt. Dùng găng tay nếu cần thiết, và cho mèo đồ ăn để chúng liên hệ sự động chạm của bạn với việc được thưởng đồ ăn ngon. Nếu chúng tỏ ra hung dữ khi bạn chăm sóc, đừng khuyến khích bằng cách khen ngợi và vuốt ve; việc này sẽ khiến chúng tưởng rằng hành vi hung dữ là chấp nhận được. Giữ bình tĩnh, điều này sẽ giúp mèo bình tĩnh.
  5. Hỏi bác sĩ thú y về các loại thuốc để giúp mèo đỡ đau hơn. Thuốc có thể giúp làm giảm hành vi hung dữ do bị đau của mèo. Có rất nhiều loại thuốc hiệu quả trong việc giúp mèo giảm đau. Có thể khi được dùng đúng loại thuốc, bạn sẽ làm giảm sự khó chịu và hung dữ của mèo.
  6. Trao đổi với bác sĩ thú y hoặc chuyên gia về hành vi động vật để đánh giá những lựa chọn tốt nhất để xử lý hành vi hung dữ vô căn. Hành vi hung dữ chuyển hướng cần phải được xem xét kĩ lưỡng và loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán về hành vi hung dữ vô căn. Những con mèo này rất nguy hiểm, và chủ của chúng nên cân nhắc kĩ về chất lượng cuộc sống và sự an toàn của những người ở bên chúng.[2]
    • Tìm cách để giải tỏa sự căng thẳng cho mèo.
    • Xem xét lại sự hiện diện của mèo trong nhà bạn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi chuyển mèo tới một ngôi nhà mới; không nên chuyển sự rắc rối của mình cho người khác.
  7. Loại trừ những yếu tố khác trước khi thực hiện cái chết nhân đạo cho mèo. Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn không cần phải thực hiện “an tử” đối với động vật chỉ vì chúng hung dữ. Hãy xem xét những lựa chọn khác trước khi thực hiện cách này.
    • Hành vi hung dữ vì bị ốm có thể là dấu hiệu cho thấy một cơn đau nặng. Trong trường hợp bệnh này không thể được điều trị bằng thuốc, cái chết nhân đạo có thể là lựa chọn tốt nhất. Trao đổi với bác sĩ thú y để biết liệu đây có phải là lựa chọn tốt nhất hay không nếu việc điều trị quá đắt đỏ, hoặc không thể khiến mèo khá lên.
    • Hành vi hung dữ vô căn bao gồm mọi kiểu hành vi hung dữ không xác định được nguyên nhân, hoặc không thể giải thích được bằng tiểu sử về hành vi và thăm khám. Những con mèo như vậy thường tấn công chủ của chúng rất bạo lực. Chúng có thể cắn liên tiếp và ở trong trạng thái bị kích động trong một khoảng thời gian dài. Trao đổi với bác sĩ thú y về cách để kiểm soát hành vi hung dữ này.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu mèo của bạn chỉ hơi hung dữ và cần luyện tập một chút, hãy dẫn mèo đi dạo bằng xích tại một địa điểm an toàn để mèo có thể khám phá bên ngoài. Để an toàn, đảm bảo mèo luôn đeo thẻ nhận dạng trên vòng cổ khi đi ra ngoài. Mèo có thể mất một ít thời gian để làm quen với việc này. Ban đầu, hãy đi những quãng đường ngắn, sau đó, từ từ kéo dài khoảng thời gian đưa mèo ra ngoài.
  • Trong một số tình huống nhất định, sự hung dữ ở mèo đối với những con mèo khác có thể bắt nguồn từ sự nhàm chán. Thường xuyên thay đổi đồ chơi cho mèo để mèo không thấy chán. Dùng hộp các-tông, túi giấy, giấy gói hàng và đồ chơi để khuyến khích mèo khám phá. Mèo cũng thích ngắm chim, sóc và những động vật nhỏ khác. Bể cá với đàn cá bơi lội có thể thu hút sự chú ý của mèo, hoặc đặt hộp đồ ăn cho chim và sóc ngoài cửa sổ để mèo có thể quan sát chúng trong ngày. Bạn cũng có thể sử dụng những đoạn phim dành cho mèo. Trong đó có những cận cảnh về chim và những động vật nhỏ. Nhiều con mèo có thể dành hàng giờ để xem những đoạn phim đó, quan sát cử động của những con vật, gầm gừ hoặc rình bắt ngay trước màn hình.

Cảnh báo[sửa]

  • Mèo có thể gây ra những thương tích vĩnh viễn và nguy hiểm tới tính mạng. Những tổn thương ở mắt do móng vuốt, và viêm nhiễm từ vết cắn hoặc cào có thể cần phải được điều trị khẩn cấp. Mèo hoang, mèo nuôi thả và mèo nuôi trong nhà có thể mang bệnh dại, và vết cào của mèo có thể gây ra một loại bệnh có triệu chứng giống cúm, được gọi là bệnh Sốt do mèo cào.[13]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

__