Động vật có vú sống về đêm để né người

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Theo một nghiên cứu công bố trên Science, các hoạt động đi săn và đi bộ của con người khiến các loài động vật trên toàn thế giới hoạt động về đêm nhiều hơn, vì khi đó chúng ít gặp phải con người hơn. Hệ quả của sự thay đổi này vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học nghi ngờ rằng điều này có thể đe dọa tới khả năng sinh tồn của nhiều loài động vật.

Trên cơ sở phân tích 76 nghiên cứu giám sát hoạt động của 62 loài động vật có vú, bao gồm cả những loài chuyên sống về đêm trên 6 châu lục, các nhà nghiên cứu đã so sánh hoạt động về đêm của mỗi loài theo chu kỳ thời gian (ví dụ như trong mùa đi săn) và trong vùng chịu nhiều tác động của con người (như những vùng có giao thông phát triển) với hoạt động về đêm của các loài theo chu kỳ thời gian và trong vùng có bí bị tác động của của con người. Kết quả cho thấy, hầu hết các loài động vật có vú tại những vùng chịu nhiều tác động của con người hoạt động về đêm nhiều hơn 20%.

Các loài động vật có vú có xu hướng chuyển hoạt động về đêm. Ảnh: Science

Các loài động vật như chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ (Canis latrans) có đặc trưng là chia đều thời gian hoạt động ban ngày và ban đêm, nhưng ở những vùng hay được chọn làm điểm đi bộ khám phá của con người gần dãy núi Santa Cruz ở California, nghiên cứu cho thấy thời gian hoạt động về đêm của chúng lên tới gần 70%. Theo Kaitlyn Gaynor - nhà sinh thái học về động vật hoang dã ở Đại học California, Berkeley và là tác giả chính của công trình nghiên cứu này, với một số trường hợp, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều, ví dụ, linh dương đen (Hippotragus niger) là loài chủ yếu hoạt động ban ngày, nhưng ở Công viên Quốc gia Hwange, Zimbabwe - một khu bảo tồn thiên nhiên và công viên săn bắn, 50% hoạt động của chúng đã chuyển về đêm.

Mặc dù trước đó đã có nhiều nghiên cứu riêng biệt về sự ảnh hưởng của con người tới hoạt động các loài vật nhưng đây là khảo sát trên quy mô lớn đầu tiên xác định được cách các loài động vật có vú thay đổi các mẫu hoạt động theo thời gian như thế nào, theo Marlee Tucker - nhà nghiên cứu các mô hình sinh thái mở rộng ở Trung tâm nghiên cứu Đđa dạng sinh học và khí hậu Senckenberg ở Frankfurt, Đức. Bà cho rằng, bước tiếp theo là tìm hiểu ảnh hưởng của việc thay đổi hành vi này tới khả năng sinh sản và tìm mồi của các loài động vật.

Chuyển hướng về đêm[sửa]

Theo Chris Darimont - nhà khoa học bảo tồn ở đại học Victoria ở Canada, kết quả này đã xác nhận những giả thuyết trước đây rằng động vật có xu hướng né tránh con người vì chúng nhận thấy mối đe dọa từ con người. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những kết quả đáng kinh ngạc. Đó là những hoạt động tưởng chừng vô hại của con người gồm đi bộ, trồng trọt với hoạt động gây hại rõ ràng như đi săn có ảnh hưởng như nhau tới các loài động vật có vú. Darimont nhận xét: “Dù chúng ta đi dã ngoại trong công viên hay chặt cây cối, động vật hoang dã xung quanh chúng ta đều coi đó là hiểm họa đối với sự sinh tồn của chúng”.

Theo Ana Benítez-López - nhà sinh học bảo tồn ở Đại học Radboud, Nijmegen, Hà Lan, việc chuyển sang hoạt động về đêm tuy giúp các loài động vật có vú giảm bớt những cuộc chạm trán đầy nguy hiểm với con người, nhưng cũng có những tác động xấu. Nhiều loài đồng vật ăn thịt săn mồi dựa vào thị lực nên chúng kiếm ăn tốt hơn vào ban ngày, nếu chuyển sang hoạt động về đêm, chúng sẽ săn được ít mồi hơn. Nếu không có đủ thức ăn hoặc không được giao phối hợp lý thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Gaynor cho rằng, giải pháp hữu ích là hạn chế các hoạt động giải trí trong những giờ nhất định. Các chính sách tương tự đã hạn chế hoạt động của con người ở những thời gian xác định trong năm: ví dụ một số tuyến đường leo dãy núi Adirondack ở New York phải đóng cửa trong suốt mùa sinh sản của chim cắt lớn (Falco peregrinus). Gaynor nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải ý thức được hoạt động của con người có thể ảnh hưởng tới hành vi của động vật như thế nào. “Chỉ bởi vì chúng ta không nhìn thấy cuộc sống hoang dã hàng ngày, không có nghĩa là nó không tồn tại ở ngoài kia”.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này