Đời sống các loài Tảo/Những cánh rừng dưới nước

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong các vực nước còn có nhóm Tảo không sống ba chìm báy nổi như những loài Tảo phù du. Chúng chuyên sống ở đáy (Phytobenthos). Đặc điểm chất đáy ở từng vực nước có ý nghĩa quyết định bởi thành phần loài tảo đáy ở tùng nơi từng chốn nhất định.

Ở vực nước ngọt, Tảo đáy thường cí kích thước nhỏ vài chục micron, có đời sống bám vào giá thể như rêu đá Ulothrix, Cladophora suốt đời chìm đắm dưới nước. Có loài phát triển thành khóm đặc kín dưới ruộng, ta quen gọi là "rong khét". Chúng ta cũng thường thấy những loài tảo sợi như Tảo tiếp hợp (Spirogyra) Tảo dao (Zygnema) sống ở ruộng, ao, hồ và các bể nước ăn lâu ngày không thay nước và cọ rửa. Thoạt đầu những loài Tảo này phát triển ở đáy, mọc thành những sợi dài, sống thành từng đám nhầy lấm tấm bọt khí do quang hợp của Tảo tạo nên, tới lúc nào đó những bọt khí to dần kéo những đám sợi Tảo nhầy nổi lên lập lờ sát mặt nước.

Do chúng ta chưa đánh giá được đầy đủ về mức độ lợi hại của những loài Tảo trong ruộng lúa, vì vậy nhà nông chúng ta chưa quan tâm tới sự có mặt của các loài tảo ở nước. Riêng nghề nuôi cá đến nay đã biết giá trị của các loài tảo trong khâu thức ăn của cá và các loài động vật ở nước. Còn trong các nơi chứa nước như giếng, bể nước ăn, các ống dẫn nước thì sự có mặt của các loài tảo càng ít càng tốt, càng giữ được độ sạch cho nước dùng sinh hoạt cảu nhân dân càng phải chú ý khử tảo.

Trong các dòng suối, chúng ta thấy các loài tảo mà nhân dân miền núi gọi là rêu đá thuộc Chaetomorpha, Cladophora có gốc bám vào các hòn đá, hòn cuội ở đáy suối và phần ngọn của tảo buông theo dòng nước chảy như những sợi tóc dài màu lục. Người địa phương thu hái về để ăn, làm chả nướng hoặc nấu canh, ăn độn!

Những loài tảo lam ở đáy sống thành tập đoàn có lớp chất nhầy bao bọc và những loài tảo silic kết thành khối chìm xuống đáy nước cũng thường thấy ở các vực nước ngọt, đó là thức ăn của nhiều loài cá chuyên kiếm ăn chìm.

Tảo đáy ở biển khác tảo nước ngọt ở nhiều vẻ. Chúng "bí mật" hơn nhiều, và ít người được thấy. Chúng ta đã biết bờ biển của một nước thường có nhiều sinh cảnh: nơi bãi biển phẳng lặng trải dài, nơi đầm lầy sình ngập, nơi vách đá cheo leo. Các vùng biển khác nhau về địa hình, địa mạo, về độ mặn của nước, thời gian được chiếu sáng, chất đáy của nước và chế độ thuỷ triều của biển... chính là nơi sinh sống của nhiều loài tảo ở đáy. Điều kiện đo đạc tỷ mỉ toàn bộ chiều dài bờ biển của tất cả các nước ven biển dành cho các nhà địa lý chuyên nghiên cứu ven bờ. Chỉ riêng bờ biển được vẽ trên bản đồ thế giới với tỷ lệ 1/20000000 đã vô cùng phức tạp.

Cái phức tạp của thiên nhiên dưới biển đó đâu đã hết! Mỗi vùng biển còn được phân định theo chiều sâu, chiều rộng của đáy biển và sự có mặt trong 24 giờ của thuỷ triều: vùng triều là khu vực chịu ảnh hưởng thuỷ triều, giới hạn từ mép nước cao nhất là lcú con nước cường tới mép nước thấp nhất khi con nước ròng kiệt. Ở đây diễn ra sự xen kẽ lúc ngập-lúc cạn của bậc triều, lúc phơi nắng phơi sương, lúc ngập tràn nước mặn. Dưới con mắt của các nhà nghiên cứu biển vùng triều như "phiên chợ" thường diễn trải qua tháng năm mãi mãi liên hồi!

Vùng dưới triều là khu vực thường ngập

Liên kết đến đây