Đuổi chim bồ câu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bồ câu là loài vật khá thu hút ánh nhìn, nhưng phân của chúng có thể gây hại cho nhà cửa và lây truyền bệnh tật cho người và động vật khác.[1] Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng vật dụng cản trở chim bồ câu và biện pháp kiểm soát số lượng của chúng một cách nhân đạo. Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, bạn nên tìm hiểu luật quốc gia và địa phương liên quan đến tình trạng bảo vệ và biện pháp kiểm soát có thể áp dụng.

Các bước[sửa]

Biến không gian chim đậu trở nên kém hấp dẫn[sửa]

  1. Sử dụng mảng gai nhọn ngăn chim đậu. Bạn có thể gắn dụng cụ này vào bất kỳ vị trí nào mà chim có thể đậu, chẳng hạn như mái nhà. Mua gai nhọn ở cửa hàng ngũ kim hoặc nơi chuyên kinh doanh hạt giống, cây cảnh, dụng cụ làm vườn. Lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.[2]
    • Bạn có thể thay bằng vật dụng khác nhẹ nhàng hơn là “lò xo cầu vồng” có bán tại cửa hàng bách hóa và cửa hàng đồ chơi. Kéo dài lò xo dọc theo tay vịn ban công, với khoảng cách của cuộn lò xo không quá 4 cm. Buộc lò xo cố định (hoặc dùng băng keo bạc) cách nhau 2 cm. Bồ câu không thích vật dụng này vì chúng làm cho bề mặt không gian đậu trở nên khó khăn hơn.[3]
  2. Treo dây chịu được mưa gió ở khu vực chim hay đậu. Kéo dây từ đầu này sang đầu kia tại vị trí này ở độ cao 3 cm so với vị trí chim đậu. Cách này khiến cho chim không thể giữ thăng bằng, do đó chúng không thể đậu xuống.[4]
  3. Lắp đặt tấm phủ ngoài hình dốc đứng. Tấm phủ ngoài làm từ kim loại, gỗ dán, hoặc PVC có bề mặt trơn trượt khiến chim không thể đậu trên đó. Các sản phẩm phủ ngoài, chẳng hạn như BirdSlide™, bao gồm ba tấm phủ tạo thành tam giác vuông.[5] Phần chân khớp chắc chắn vào khu vực chim đậu bằng phẳng. Bề mặt có góc từ 4 đến 60 độ khiến chim không thể đậu lên đó. Lắp tấm phủ lên phần mái hiên gie ra, gờ tường, bậu cửa sổ, và những khu vực bằng phẳng mà chim hay đậu.[6]
  4. Không cho chim bồ câu ăn. Không cho bồ câu ăn hoặc để người cho chim ăn ở lại nhà mình. Bồ câu có thể ghi nhớ vị trí nguồn thức ăn một cách chính xác. Chúng sẽ liên tục quay lại nơi có người cho ăn.[6]
    • Bạn có thể phá vỡ nguyên tắc này nếu dùng biện pháp kiểm soát số lượng chim bồ câu, tùy thuộc vào tâm lý bầy đàn và trí nhớ dài hạn để mang lại hiệu quả lâu dài.[7]
  5. Dọn dẹp nguồn thức ăn khác. Nguồn thức ăn dành cho chim bồ câu có thể bao gồm hạt cỏ, quả hải đường hoặc oliu, và thức ăn dành cho chó mèo để ở ngoài. Không nên gieo hạt xuống đất liên tục nếu hạt chưa nảy mầm. Ngăn chặn hoặc kiểm soát khả năng tiếp cận nguồn thức ăn sẽ làm giảm số lượng chim bồ câu.[6]

Bịt kín lối vào[sửa]

  1. Bịt kín phần gác mái. Lấp kín chỗ trống giữa các tấm lợp mái hoặc trong ván ghép che cửa trong nhà.[8] Bịt phần mép ở những nơi chim làm tổ bằng vải cứng và xảm silicon hoặc lưới giăng chim bằng nhựa. Bít chỗ hở trên nóc nhà nơi bồ câu hay đậu và làm tổ bằng lưới giăng chim công nghiệp.
    • Bạn có thể tăng cường ngăn chặn việc chim tiếp cận gác mái bằng cách tỉa cành cây mọc gần mái nhà.[9]
  2. Đậy nắp ống khói. Chim bồ câu thích đậu trên ống khói. Lắp đặt nắp lưới thép không rỉ ngăn chim lại gần nhưng khói vẫn có thể thoát ra ngoài. Nếu không có kinh nghiệm lắp đặt mái nhà, bạn có thể tìm đến nhân viên để thực hiện công việc này. Chỉ cần bảo đảm rằng không có bồ câu xuất hiện trong lúc đậy nắp ống khói.[10]
  3. Giăng lưới ở vị trí bồ câu làm tổ. Mắt lưới là vật dụng xua đuổi nhân đạo phổ biến vì chúng có thể được sử dụng ở bất kỳ nơi nào làm dễ chịu mắt. Phủ toàn bộ bề mặt nơi bồ câu có thể đậu xuống hoặc đẻ trứng, chẳng hạn như dưới máy điều hòa không khí. Cách này sẽ ngăn chặn hoàn toàn bồ câu tiếp cận vị trí.[11]
  4. Thuê nhân viên. Nếu tìm thấy bồ câu trên gác mái hoặc khu vực khác trong nhà, bạn có thể thuê nhân viên lắp đặt cửa một chiều. Thiết bị này cho phép chim bay ra ngoài nhưng lại ngăn cản chúng vào bên trong. Bạn cũng có thể thuê nhân viên dọn dẹp phân, lông, hoặc những thứ khác mà chim để lại. Nhân viên vệ sinh chuyên nghiệp có sẵn dụng cụ vệ sinh phù hợp và thiết bị bảo vệ có thể có giá thành cao nếu tự trang bị.[8]

Xua đuổi bồ câu[sửa]

  1. Dùng vòi xịt nước vào chim bồ câu. Chúng sẽ không thích bị bắn nước vào người. Xịt lên đàn chim khi chúng vừa bay đến. Nếu bạn chờ cho đến khi chúng xây tổ thì đã muộn.[12]
  2. Treo diều đuổi bồ câu. Loại diều nhẹ hoặc chim mồi này được bán dưới dạng hình chim diều hâu. Treo diều ở nơi mà bồ câu thường hay đậu xuống. Lưu ý rằng bồ câu sẽ làm quen với sự có mặt của loài chim ăn thịt “đậu” cùng chỗ với chúng.[12] Để mang lại hiệu quả, bạn nên di chuyển chim mồi thường xuyên.
  3. Sử dụng bề mặt phản chiếu. Mặt trời chiếu vào đồ vật phản chiếu sẽ tạo hiệu ứng lăng kính tác động đến thị lực của bồ câu. Để xua đuổi chim bồ câu bạn có thể sử dụng băng phản chiếu hoặc quả bóng bạc. Nếu kinh phí không cho phép, bạn có thể treo đĩa CD cũ lên cây ở gần đó hoặc dọc theo mái hiên.[13]

Lời khuyên[sửa]

  • Chim bồ câu là loài động vật thông minh và có động lực mạnh mẽ để quay trở về nhà. Đây là lý do tại sao bạn khó có thể đuổi chúng ra khỏi nhà. Nếu có thể tiếp cận, bạn sẽ dễ dàng bắt được chúng trong bóng tối. Tuy nhiên, chim bồ câu sẽ quay trở lại trừ khi chúng nuôi con ở địa điểm khác.
  • Bồ câu sinh sản rất nhanh. Trừ khi số lượng chim bồ câu ban đầu là ít, biện pháp bắn hạ hoặc giăng bẫy chỉ là giải pháp tạm thời. Những con chim còn lại thường sẽ bù đắp lại số lượng chim đã mất trong đàn bằng cách sinh sản nhanh.
  • Bạn có thể giảm số lượng chim bồ câu một cách nhân đạo bằng cách áp dụng biện pháp ngăn ngừa sinh sản cho chúng. Biện pháp này được áp dụng bằng cách cho chim ăn thức ăn dạng viên. Loại thức ăn này quá lớn so với chim sơn ca. Chi phí dự tính sẽ khá đắt, nhưng mang lại hiệu quả lâu dài và có thể giảm số lượng chim bồ câu lên đến 95 phần trăm. Mua thức ăn dạng viên trên internet hoặc tại nơi bán hạt giống, cây cảnh và dụng cụ làm vườn. Phương pháp này được EPA chứng nhận và hội phúc lợi động vật phê duyệt.[6]
    • Nếu sinh sống ngoài khu vực New Hampshire, Hawaii, hoặc Puerto Rico, bạn có thể sử dụng sản phẩm này mà không cần giấy phép.[7]

Cảnh báo[sửa]

  • Không làm hại chim bồ câu nếu không cần thiết. Chúng là những sinh vật sống. Bất kỳ biện pháp loại trừ vĩnh viễn nào đều phải mang tính nhân đạo và tuân theo luật phúc lợi động vật.
  • Không bao giờ sử dụng gel polybutylene. Chất diệt trừ dạng dính này sẽ làm tổn hại đến bất kỳ loài động vật hoặc chim tiếp xúc gần. Gel có thể dính lên lông của những con chim khác và khiến chúng không bay được. Nếu chim hoặc động vật nhỏ dẫm vào lớp gel, chúng có thể bị mắc kẹt và chết đau đớn từ từ.[14]
  • Không sử dụng thiết bị siêu âm, vì chúng ảnh hưởng đến không những chim bồ câu mà còn loài chim không gây hại khác, cũng như chó và mèo. Thiết bị nhân đạo được chấp thuận sử dụng trong sân bay, nhưng chúng chưa được phép dùng trong nhà.[15]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]