Đuổi thằn lằn ra khỏi nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong nhà bạn có hay xuất hiện thằn lằn? Loài bò sát này có khả năng diệt trừ côn trùng, vì thể bạn nên đuổi chúng đi thay vì dùng chất độc hay giết chúng. Tham khảo bài viết dưới đây để học cách đuổi thằn lằn và ngăn không cho chúng vào trong nhà một lần nữa.

Các bước[sửa]

Đuổi chúng đi[sửa]

  1. Di chuyển đồ đạc để phơi trần những chỗ ẩn nấp. Đuổi thằn lằn trong khi chúng vẫn còn chỗ để ẩn nấp sẽ không mang lại hiệu quả. Nếu phát hiện thằn lằn trong phòng, bạn nên dọn dẹp đồ đạc để chúng không thể nấp cho đến khi bạn từ bỏ việc đuổi chúng. Di chuyển ghế dài ra xa tường, ghế băng và các loại ghế khác, cũng như bất kỳ thứ gì có thể tạo điều kiện cho thằn lằn trú ẩn.
    • Thằn lằn thích bò lên tường và đồ đạc ở phía dưới. Nếu trên kệ chứa nhiều đồ đạc, bạn nên dọn dẹp để thằn lằn không chạy vụt đi và nấp trong đống vật dụng.
  2. Chặn tất cả lối thoát trong nhà. Đóng cửa phòng trong nhà và nhét khăn vào kẽ hở - thằn lằn rất linh hoạt và có thể len lỏi qua kẽ hở trên cửa. Bạn chỉ mở cửa và cửa sổ dẫn ra sân vườn hoặc bên ngoài, nếu không bạn sẽ chỉ tốn thời gian đuổi chúng chạy quanh nhà.
  3. Nhờ người giúp đỡ. Thằn lằn là loài sinh vật sống nhỏ bé nhanh nhạy mà bạn có thể nắm bắt được trước khi đuổi chúng. Bạn sẽ dễ khiến thằn lằn bò sang chỗ khác mà bạn muốn thay vì đi qua đi lại khi bạn có người hỗ trợ dồn chúng vào một hướng nhất định.
    • Bước về phía thằng lằn theo hướng dẫn ra lối thoát. Nhờ bạn bè chặn lối đi mà thằn lằn có thể cố gắng tẩu thoát.
    • Tiếp tục bước lại gần thằn lằn và chặn lại khi chúng cố gắng tìm chỗ nấp. Di chuyển chúng gần sát lối thoát cho đến khi chúng tự nguyện rời khỏi nhà bạn.
  4. Giữ tờ báo để đuổi thằn lằn đi. Khi gặp phải con thằn lằn bướng bỉnh, bạn có thể dùng báo đẩy nhẹ chúng đi. Vỗ nhẹ thằn lằn theo hướng lối thoát, và nhắm tờ báo sao cho thằn lằn không chạy sai hướng. Không dùng báo đánh đập thằn lằn mà nên cẩn thận không được làm hại chúng.
    • Một số người cho rằng thằn lằn sợ lông chim công. Bạn có thể dùng lông công quét thằn lằn đi nếu có và điều này không gây hại đến chúng!
  5. Dùng nước hỗ trợ nếu cần thiết. Một số người cho rằng dùng chai xịt nước lạnh có tác dụng đuổi thằn lằn đi ngay lập tức. Cho đá và nước vào chai rồi xịt nhẹ lên thằn lằn. Khi đó chúng sẽ rời khỏi vị trí ngay lập tức.
  6. Bắt thằn lằn nếu có thể. Nếu con thằn lằn di chuyển chậm chạp, bạn có thể bẫy và thả chúng ra ngoài, thay vì đuổi chúng chạy quanh nhà. Chuẩn bị lọ với kích thước đủ lớn để bắt thằn lằn và một miếng giấy bìa cứng. Bẫy thằn lằn vào trong lọ và trải giấy bìa dưới miệng lọ cho đến khi chúng bò lên miếng giấy bìa. Nhặt lọ lên và đưa ra ngoài, sau đó mở lọ ra và thả chúng đi.
  7. Đuổi thằn lằn vào ban đêm. Một số thằn lằn hay ra ngoài vào ban đêm, và đây là thời gian lý tưởng nhất để đuổi chúng. Nếu hay thấy thằn lằn xuất hiện vào chiều tối, bạn nên đuổi chúng đi vào ban đêm thay vì chờ lúc trời sáng.
  8. Nhận biết lợi ích của thằn lằn. Trong khi bạn xem việc thằn lằn xuất hiện trong nhà mang lại phiền toái, nhưng nhiều người lại chào đón chúng. Thằn lằn giúp đỡ con người bằng cách ăn côn trùng gây khó chịu khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn như ruồi muỗi và dế. Ngoài ra, thằn lằn xuất hiện trong nhà được cho là dấu hiệu của may mắn. Nếu có thể sống chung với loài vật bé nhỏ này, bạn nên cho phép chúng đi lại trong nhà một chốc.

Ngăn chúng vào nhà[sửa]

  1. Vệ sinh nhà cửa. Thằn lằn tiếp cận những địa điểm có thức ăn, hay đối với chúng đó là côn trùng. Nếu trong nhà xuất hiện nhiều côn trùng, thằn lằn sẽ tập trung lại. Bạn nên dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ côn trùng. Quét dọn nhà thường xuyên, và không chất quá nhiều bát đĩa và đồ dùng bám bẩn.
  2. Đổ hết thức ăn thừa trong nhà. Tương tự như trên, thức ăn còn sót lại trong nhà có thể hấp dẫn côn trùng và kéo theo thằn lằn đột nhập vào trong. Bạn nên dọn sạch thức ăn thừa và lau sạch bề mặt không để lại mảnh vụn.
  3. Phơi trần những khu vực có vấn đề. Lưu ý địa điểm trong nhà xuất hiện thằn lằn, chẳng hạn như phòng, góc nhà, dưới đồ đạc. Di chuyển đồ đạc và dọn dẹp có thể giảm sự thu hút đối với thằn lằn.
  4. Nuôi mèo. Loài vật này thích ăn thằn lằn giống như chuột. Bạn có thể nuôi một con để kiểm soát số lượng thằn lằn trong nhà.
  5. Bịt kín ngôi nhà. Thằn lằn có thể đột nhập thông qua kẽ hở dưới cửa và dọc theo cửa sổ. Bạn nên bị kín ngôi nhà để ngăn không cho chúng vào bên trong.
    • Bịt lỗ trong nhà bằng vải cứng để chặn thằn lằn.
    • Dùng miếng trét cửa không cho thằn lằn vào trong nhà.
    • Lắp màn chắn cửa sổ và đóng thật chặt.

Lời khuyên[sửa]

  • Cẩn trọng khi tiếp cận thằn lằn. Nếu bạn gây động chúng sẽ kiếm chỗ ẩn nấp.
  • Thằn lằn thường hoạt động vào ban đêm và phát ra tiếng kêu rít.
  • Tắc kè hoạt động vào ban đêm và trèo lên tường cũng như cửa sổ nơi chúng săn bắt côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng phát ra từ trong nhà, hoặc đèn ngoài hiên.
  • KHÔNG dùng thuốc độc để trừ khử thằn lằn—chỉ có rất ít con gây nguy hiểm. Chúng là bạn, không phải kẻ thù của con người.
  • Thằn lằn xám có lợi cho vườn nhà bạn. Chúng ăn gián nhỏ và các loài bọ khác gây hại cho cây cối. Chúng thậm chí có thể ăn bọ cạp nhỏ.
  • Thằn lằn ăn côn trùng. Sự xuất hiện của chúng trong nhà là điều tốt.
  • Nếu trong nhà có nhiều kiến, bạn nên để đường ở lối ra gần nhất. Đàn kiến sẽ đi theo hướng này và kéo theo thằn lằn cũng như vậy! Sau đó từ từ rải thêm đường ra phía ngoài…thằn lằn sẽ đi theo hướng mà bạn muốn và bây giờ ngôi nhà đã sạch bóng thằn lằn!

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn nắm đuôi thằn lằn, phần đuôi sẽ đứt lìa ra.