Alfred Hitchcock
Bản mẫu:Infobox actor Alfred Hitchcock (13 tháng 8 năm 1899 ở Luân Đôn – 29 tháng 4 năm 1980 ở Los Angeles) là một nhà làm phim nổi tiếng người Anh. Ông được xem như một trong những đạo diễn lớn nhất của lịch sử điện ảnh. Tên tuổi ông gắn liền với thể loại phim "toát mồ hôi lạnh", trong đó có rất nhiều bộ phim đã trở thành kinh điển.
Mục lục
Tuổi thơ[sửa]
Alfred Joseph Hichcock sinh ngày 13 tháng 8 năm 1899 ở ngoại ô thành phố London trong một gia đình công giáo. Bố mẹ ông, William và Emma, những người buôn bán nhỏ, có ba người con, William sinh năm 1890, Hichcock và con út Eileen, sinh năm 1892. Những năm tuổi thơ, Hichcock là một đứa trẻ cô đơn và nhút nhát, ông thú nhận ngày bé ông không có nhiều bạn bè và thường chơi đùa một mình. Một vài sự kiện tuổi thơ được tái hiện trong những bộ phim của ông sau này. Alfred Hitchcock rất ghét cảnh sát, điều đó giải thích bởi khi mới 4, 5 tuổi, ông đã phải trải qua một vài ngày trong đồn cảnh sát. Tôn giáo cũng bị chỉ trích trong các phim của ông, Hichcock có những ấn tượng xấu về một trường dòng mà ông đã từng học.
Thời kỳ ở Anh[sửa]
Năm 1915, Alfred Hitchcock vào làm việc cho công ty điện tín Henley. Thời gian này, ông có dịp quan tâm đến phim ảnh, thường xuyên đến các rạp chiếu phim và đọc nhiều sách báo. Năm 1920, ông làm việc cho một xưởng phim ở Anh với vai trò thiết kế tựa phim. Sự nghiệp điện ảnh của ông bắt đầu vào năm 1921, Hitchcock có cơ hội thử nghề đạo diễn khi đạo diễn của bộ phim Always Tell Your Wife ngã bệnh bất thần. Bị ấn tượng trước khả năng của Hitchcock, ban giám đốc xưởng phim cho phép ông đạo diễn bộ phim Number Thirteen (1922). Nhưng không may, trước khi bộ phim này hoàn tất, xưởng phim phải đóng cửa chi nhánh của nó ở Anh.
Sau đó Hitchcock làm việc cho Michael Balcon trong hãng phim Gainsborough Pictures. Năm 1923, ông gặp Alma Reville, người trở thành vợ ông sau này, trong khi quay bộ phim Woman to woman. Năm 1926, ông thực hiện những bộ phim đầu tiên của mình The Pleasure Garden và The Mountain Eagle.
Bộ phim lớn đầu tiên của Hitchcock là The Lodger, quay năm 1926. Người ta đã thấy ở nó nhiều chi tiết sẽ còn xuất hiện tiếp trong các cuốn phim sau này của ông: người phụ nữ tóc vàng, tên sát nhân, người đàn ông bị kết án oan... Nhưng những bộ phim tiếp theo đã không thành công. Năm 1929 được xem như một năm bản lề, bộ phim Blackmail ban đầu được biết đến là một phim câm, nhưng sau đó xuất hiện bản Blackmail phim nói, Hitchcock đã ghi âm trộm trong khi thực hiện bộ phim.
Alfred Hitchcock tiếp tục thành công với bộ phim The Man Who Knew Too Much (1934), sau đó được làm lại vào năm 1956. Đề tài những kẻ oán ức trốn tránh chứng minh sự vô tội của mình thường xuất hiện trong các phim của ông thời kỳ ở Anh, có thể kể ra The 39 Steps (1935), Young and Innocent (1937). Cuối thập niên 1930, Hitchcock bắt đầu nổi tiếng ở Mỹ, David O. Selznick mời ông sang làm phim ở Hollywood.
Thời kỳ ở Hoa Kỳ[sửa]
Tuy Selznick muốn Hitchcock thực hiện phim Titanic, nhưng bộ đầu tiên của ông ở Hoa Kỳ là Rebecca. Năm 1940, Rebecca đoạt giải Oscar dành cho phim xuất sắc nhất. Trong thập niên 1940, Hitchcock tiếp tục thu hút khán giả với Foreign Correspondent (1940), Suspicion (1941), Shadow of A Doubt (1943), Lifeboat (1944), Spellbound (1945) và Notorious (1946). Đầu thập niên 1950, ông có thực hiện một xê ri phim truyền hình mang tên "Alfred Hitchcock Presents" và kéo dài suốt 10 năm.
Từ 1954 đến 1963, Alfred Hitchcock đã quay nhiều bộ phim kinh điển như Rear Window (1954), To Catch a Thief (1955), Vertigo (1958), Psycho (1960), The Birds (1963)... Những bộ phim đó đã trở thành khuôn thước, ảnh hưởng tới nhiều đạo diễn sau này.
Những phim sau đó của ông không còn được ăn khách như trước, Marnie (1964), Torn Curtain (1966), Topaz (1969), Frenzy (1972), Family Plot (1976). Sức khỏe của ông giảm sút và thời kỳ đó điện ảnh rơi vào khủng hoảng bởi sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình.
Ông mất ngày 28 tháng 4 năm 1980 tại Los Angeles, Hoa Kỳ.
Những chi tiết khác về Alfred Hitchcock[sửa]
- Trong suốt sự nghiệp điện ảnh, Alfred Hitchcock chỉ giành được một giải Oscar danh dự duy nhất
- Hitchcock cao 1,70 m
- Thích quay cận cảnh mái tóc phụ nữ được chải chuốt khéo
- Ông cũng diễn xuất trong một số bộ phim của mình
- Buồng tắm được sử dụng rất thường xuyên trong các bộ phim của ông khi cần làm cho khán giả đứng tim
- Thích hợp tác với những nữ diễn viên tóc vàng như Anny Ondra, Madeleine Carroll, Joan Fontaine, Ingrid Bergman, Grace Kelly, Eva Marie Saint, Kim Novak, Vera Miles, Janet Leigh, Tippi Hedren và Claude Jade.
- Hitchcock muốn khắc dòng chữ này trên bia mộ mình: "Đây là điều chúng tôi làm cho những chàng trai xấu", nhưng dòng chữ được đổi thành "Tôi đến đây để kể cho các bạn về một âm mưu"!
- Ông được in hình trên con tem 32 xu của Mỹ phát hành ngày 8 tháng 3, 1998 cùng với các huyền thoại Hollywood khác tại Los Angeles.
- Thuở bé, ông bị cha gửi đến đồn cảnh sát kèm theo lá thư. Đọc xong thư, viên cảnh sát nhốt ông 10 phút, nêu lý do cậu bé đã làm việc xấu nên cần trừng phạt. Từ đó, ông rất sợ cảnh sát.
- Ông biết đến Hollywood từ 1940, nhưng tất cả các hãng phim lớn đều từ chối cộng tác với ông, vì sợ ông không làm nổi một phim Hollywood. Cuối cùng nhà sản xuất David O. Selznick đã ký hợp đồng đạo diễn dài 7 năm. Đáng lẽ bộ phim đầu tiên tại Hollywood là Titanic nhưng nhà sản xuất Selzinck dẹp bỏ ý tưởng này vì không tìm đâu ra một con tàu để đánh chìm. Thay vào đó là bộ phim Rebecca.
Những phim của Alfred Hitchcock[sửa]
Phim câm[sửa]
- No. 13 (chưa hoàn tất, còn có tên là Mrs. Peabody) (1922)
- Always Tell Your Wife (Uncredited) (1923)
- The Pleasure Garden (1925)
- The Mountain Eagle (1926)
- The Lodger: A Story of the London Fog (1927)
- Downhill (1927)
- Easy Virtue (1928), dựa vào một vở kịch của Noel Coward
- The Ring (1927), dựa vào một truyện của Hitchcock
- The Farmer's Wife (1928)
- Champagne (1928)
- The Manxman (1929)
- Blackmail (1929), đây là phim câm của một phim nói có cùng tên nổi tiếng hơn
Phim nói[sửa]
- Blackmail (1929), phim nói đầu tiên của Anh
- Juno and the Paycock (1930)
- Murder! (1930)
- Elstree Calling (1930), Hitchcock làm chung với Adrian Brunel, Andre Charlot, Jack Hulbert and Paul Murray
- The Skin Game (1931)
- Mary (1931)
- Number Seventeen (1932)
- Rich and Strange (1932)
- Waltzes from Vienna (1933)
- The Man Who Knew Too Much (1934)
- The 39 Steps (1935), với Robert Donat, dựa vào truyện The Thirty-Nine Steps của John Buchan
- Secret Agent (1936), dựa vào loạt truyện "Ashenden" của Somerset Maugham
- Sabotage (1936), dựa vào truyện The Secret Agent của Joseph Conrad
- Young and Innocent (1937)
- The Lady Vanishes (1938), với Michael Redgrave
- Jamaica Inn (1939), với Charles Laughton
- Rebecca (1940), phim độc nhất của Hitchcock đoạt giải Oscar cho phim hay nhất trong năm
- Foreign Correspondent (1940)
- Mr. & Mrs. Smith (1941), viết bởi Norman Krasna
- Suspicion (1941)
- Saboteur (1942), thường được xem như một dạng đơn giản của North by Northwest
- Shadow of a Doubt (1943)
- Lifeboat (1944), vai trò quan trọng nhất của diễn viên Tallulah Bankhead
- Aventure Malgache (1944), phim ngắn tiếng Pháp, làm cho Bộ Thông tin Anh
- Bon Voyage (1944), một phim tiếng Pháp khác, làm cho Bộ Thông tin Anh
- Spellbound (1945), includes dream sequences designed by Salvador Dali
- Notorious (1946)
- The Paradine Case (1947)
- Rope (1948)
- Under Capricorn (1949)
- Stage Fright (1950), phim đầu tiên của Hitchcock khi trở lại Anh
- Strangers on a Train (1951)
- I Confess (1953)
- Dial M for Murder (1954)
- Rear Window (1954)
- To Catch a Thief (1955)
- The Trouble with Harry (1955)
- The Man Who Knew Too Much (1956), Hitchcock làm lại phim năm 1934
- The Wrong Man (1956)
- Vertigo (1958)
- North by Northwest (1959)
- Psycho (1960)
- The Birds (1963)
- Marnie (1964)
- Torn Curtain (1966)
- Topaz (1969)
- Frenzy (1972)
- Family Plot (1976)
Truyền hình[sửa]
- Alfred Hitchcock Presents: "Revenge" (1955)
- Alfred Hitchcock Presents: "Breakdown" (1955)
- Alfred Hitchcock Presents: "The Case of Mr. Pelham" (1955)
- Alfred Hitchcock Presents: "Back for Christmas" (1956)
- Alfred Hitchcock Presents: "Wet Saturday" (1956)
- Alfred Hitchcock Presents: "Mr. Blanchard's Secret" (1956)
- Alfred Hitchcock Presents: "One More Mile to Go" (1957)
- Suspicion: "Four O'Clock" (1957)
- Alfred Hitchcock Presents: "The Perfect Crime" (1957)
- Alfred Hitchcock Presents: "Lamb to the Slaughter" (1958)
- Alfred Hitchcock Presents: "Dip in the Pool" (1958)
- Alfred Hitchcock Presents: "Poison" (1958)
- Alfred Hitchcock Presents: "Banquo's Chair" (1959)
- Alfred Hitchcock Presents: "Arthur" (1959)
- Alfred Hitchcock Presents: "The Crystal Trench" (1959)
- Ford Startime: "Incident at a Corner" (1960)
- Alfred Hitchcock Presents: "Mrs. Bixby and the Colonel's Coat" (1960)
- Alfred Hitchcock Presents: "The Horseplayer" (1961)
- Alfred Hitchcock Presents: "Bang! You're Dead" (1961)
- The Alfred Hitchcock Hour: "I Saw the Whole Thing" (1962)
Tham khảo[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Alfred Hitchcock |
Liên kết đến đây
- Wikipedia
- Sinh 1899
- Mất 1980
- Đạo diễn Anh
- Đạo diễn điện ảnh Mỹ
- Hollywood
- Người Mỹ gốc Anh
- Người California
- Người Luân Đôn
- Đại lộ Danh vọng Hollywood
- Người Mỹ thế kỷ 20
- Đạo diễn truyền hình Mỹ
- Đạo diễn phim Anh
- Nhà sản xuất phim Mỹ
- Người Mỹ gốc Ireland
- Người Anh thế kỷ 19
- Người Anh thế kỷ 20
- Người giành giải Quả cầu vàng Cecil B. DeMille