Angkor Wat
Bản
mẫu:Pp-move-indef
Bản
mẫu:Infobox
Mandir
Angkor
Wat
(tiếng
Khmer:
អង្គរវត្ត)
là
một
quần
thể
đền
đài
tại
Campuchia
và
là
di
tích
tôn
giáo
lớn
nhất
thế
giới,
rộng
162.6
hecta
(1,626,000
mét
vuông).[1]
Ban
đầu
nó
được
xây
dựng
như
một
đền
thờ
Ấn
Độ
giáo
dành
của
Đế
quốc
Khmer,
và
dần
dần
chuyển
thành
đền
thờ
Phật
giáo
vào
cuối
thế
kỷ
12.[2]
Vua
Khmer
Suryavarman
II[3]
xây
dựng
Angkor
Wat
vào
đầu
thế
kỷ
12
tại
Yaśodharapura
(tiếng
Khmer:
យសោធរបុរៈ,
Angkor
ngày
nay),
thủ
đô
của
Đế
quốc
Khmer
như
là
đền
thờ
và
lăng
mộ
của
ông.
Khác
với
truyền
thống
theo
theo
đạo
Shaiva
(thờ
thần
Shiva)
của
các
vị
vua
tiền
nhiệm,
Angkor
Wat
thờ
thần
Vishnu.
Được
bảo
tồn
tốt
nhất
trong
khu
vực,
Angkor
Wat
là
ngôi
đền
duy
nhất
vẫn
giữ
được
vị
trí
trung
tâm
tôn
giáo.
Ngôi
đền
là
đỉnh
cao
của
phong
cách
kiến
trúc
Khmer.
Nó
đã
trở
thành
biểu
tượng
của
đất
nước
Campuchia,[4]
xuất
hiện
trên
quốc
kỳ
và
là
điểm
thu
hút
du
khách
hàng
đầu
đất
nước.
Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru, quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor quay mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của điều này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá.
Tên hiện đại của ngôi đền, Angkor Wat, nghĩa là "Thành phố Đền" hay "Thành phố của những ngôi Đền" trong tiếng Khmer; Angkor, nghĩa là "thành phố" hay "thủ đô", là từ nokor (នគរ), được bắt nguồn từ từ tiếng Phạn nagara (नगर), trong tiếng bản xứ.[5] Wat nghĩa là "sân đền" trong tiếng Khmer (tiếng Phạn: वाट "khoảng đất").[6]
Bản mẫu:Có chứa chữ viết Khmer
Mục lục
Lịch sử[sửa]
Angkor Wat nằm cách thị trấn Xiêm Riệp 5.5 km (3.4 dặm) về phía bắc và chếch về phía đông nam của kinh đô cũ, với trung tâm là đền Baphuon. Đây là một khu vực có nhiều kiến trúc cổ quan trọng và là cực nam của cụm di tích chính Angkor.
Truyền thuyết kể rằng Angkor Wat được xây dựng theo lệnh của Indra để làm cung điện cho con trai Precha Ket Mealea.[7] Theo nhà ngoại giao Chu Đạt Quan (thế kỷ 13), một số người tin rằng ngôi đền được xây dựng chỉ trong một đêm bởi một kiến trúc sư nhà Trời.[8]
Việc thiết kế và xây dựng được tiến hành vào nửa đầu thế kỷ 12 dưới thời vua Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 - 1150). Thờ thần Vishnu, ngôi đền được coi như thủ đô và đền thờ của nhà vua. Do không tìm thấy tấm bia nền móng cũng như bất kỳ bản khắc nào nhắc đến ngôi đền vào thời đó, tên ban đầu của nó vẫn là một dấu hỏi, nhưng nó có thể đã được gọi là "Varah Vishnu-lok", theo tên của vị thần được thờ. Công việc có vẻ như đã kết thúc sau khi nhà vua băng hà không lâu, dựa vào một số bức điêu khắc vẫn còn dang dở.[9]
Năm 1177, 27 năm sau cái chết của Suryavarman II, Angkor bị tàn phá bởi người Chăm Pa, kẻ thù truyền kiếp của người Khmer trong một cuộc tấn công chớp nhoáng bằng đường thủy.[10] Sau đó vua Jayavarman VII đã phục hưng đế quốc và thành lập một thủ đô và đền thờ mới (Angkor Thom và Bayon) cách Angkor Wat vài kilo mét về phía bắc.
Đến cuối thế kỷ 12, Angkor Wat từ một trung tâm tín ngưỡng Ấn Độ giáo dần chuyển sang Phật giáo và tiếp tục cho đến ngày nay.[2] Không giống nhiều ngôi đền Angkor khác, tuy Angkor Wat một phần bị quên lãng từ sau thế kỷ 16, nó không bao giờ hoàn toàn bị bỏ hoang, một phần nhờ con hào bao xung quanh đã bảo vệ ngôi đền khỏi sự xâm lấn của rừng rậm.[11]
Một trong những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Angkor là António da Madalena, một nhà sư người Bồ Đào Nha đến đây vào năm 1586 và nói rằng "nó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết, chủ yếu là vì nó không giống bất kỳ công trình nào khác trên thế giới. Nó có những tòa tháp, lối trang trí và tất cả sự tinh xảo mà con người có thể tưởng tượng ra."[12]
Cho đến thế kỷ 17, Angkor Wat vẫn chưa hoàn toàn bị bỏ hoang và có chức năng như một đền thờ Phật giáo. Mười bốn bản khắc chữ có niên đại từ thế kỷ thứ 17 được phát hiện ở khu vực Angkor, cho thấy những người hành hương Phật giáo Nhật Bản có thể đã thành lập các khu định cư nhỏ cùng với người dân địa phương Khmer.[13] Cũng vào thời điểm đó, các du khách Nhật nghĩ rằng ngôi đền là khu vườn nổi tiếng Jetavana của Đức Phật, ban đầu nằm trong vương quốc Magadha, Ấn Độ.[14] Bản khắc nổi tiếng nhất kể về Ukondafu Kazufusa, người đón chào năm mới của người Khmer tại Angkor Wat năm 1632.[15]
Giữa thế kỷ 19, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đã đến đây và giúp phương Tây biết đến Angkor Wat nhiều hơn bằng các ghi chép của mình. Trong đó ông viết:
"Một trong những ngôi đền đó-một đối thủ của đền Solomon, và được một số Michelangelo thời cổ đại dựng lên - có thể có một chỗ đứng trang trọng bên cạnh những công trình đẹp nhất của chúng ta. Nó vĩ đại hơn tất cả những gì người Hy Lạp hay La Mã để lại cho chúng ta, và thể hiện một sự tương phản đáng buồn cho tình trạng man rợ mà đất nước đang mắc phải."[16]
Mouhot, cũng giống như những người phương Tây khác, khó tin rằng người Khmer có thể xây dựng được ngôi đền và đã ngỡ rằng nó được xây dựng cùng thời với thành Rome. Lịch sử thực sự của Angkor Wat chỉ được ráp nối lại với nhau bởi các bằng chứng nghệ thuật và bút tích được thu thập trong quá trình dọn dẹp và phục dựng trên cả khu vực Angkor. Không có nhà ở hoặc dấu vết gì của việc định cư như đồ dùng nấu ăn, vũ khí hoặc trang phục thường thấy tại các địa điểm cổ đại. Thay vào đó là các bằng chứng của một di tích lịch sử.[17]
Cần nhiều công sức để phục dựng Angkor Wat vào thế kỷ 20, phần lớn là để loại bỏ đất đá và cây cối bị tích tụ.[18] Công việc này bị gián đoạn do nội chiến và thời kỳ Khmer Đỏ kiểm soát đất nước trong những năm 1970 và 1980, nhưng ngoài nạn trộm cắp và sự xuống cấp của những bực tượng hậu Angkor, không có thiệt hại nào đáng kể được ghi nhận.[19]
Ngôi đền là một biểu tượng mạnh mẽ của Campuchia và là niềm tự hào tổ quốc to lớn đã có ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao của Campuchia với Pháp, Hoa Kỳ và người láng giềng Thái Lan. Hình ảnh Angkor Wat đã xuất hiện trên quốc kỳ Campuchia ngay từ khi nó mới được ra mắt vào năm 1863.[20] Tuy nhiên, từ một góc độ lịch sử và văn hóa lớn hơn, trong quá khứ Angkor Wat không phải là một biểu tượng quốc gia độc đáo và đã xuất hiện trong quá trình hình thành nên di sản thuộc Pháp về văn hóa—chính trị. Ngôi đền được giới thiệu tại triển lãm thuộc địa Pháp và thế giới tại Paris và Marseilles vào giữa những năm 1889 và 1937.[21] Vẻ đẹp của Angkor Wat cũng xuất hiện trong bảo tàng thạch cao của Louis Delaporte với tên gọi bảo tàng Đông Dương (musée Indo-chinois) từng nằm trong Cung điện Trocadéro tại Paris từ năm 1880 cho đến giữa thập niên 1920.[22]
Di sản nghệ thuật tuyệt vời của Angkor Wat và các di tích Khmer khác trong khu vực Angkor đã trực tiếp dẫn đến sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia như một thuộc địa vào ngày 11 tháng 8 năm 1863 và sự xâm lược Xiêm La nhằm nắm quyền kiểm soát khu di tích. Điều này nhanh chóng dẫn đến việc Campuchia đòi lại những vùng đất phía tây bắc đã nằm trong quyền kiểm soát của người Xiêm (Thái) từ năm 1351 (Manich Jumsai 2001) hay theo các nguồn khác là năm 1431.[23] Campuchia giành độc lập vào ngày 9 tháng 11 năm 1953 và sở hữu Angkor Wat từ đó đến nay. Có thể nói rằng từ thời kỳ thuộc địa cho đến khi được UNESCO đề cử làm Di sản Thế giới năm 1992, ngôi đền Angkor Wat đã có một vai trò quan trọng trong việc hình thành khái niệm di sản văn hóa hiện đại cũng như sự toàn cầu hóa di sản văn hóa.[24]
Tháng 12 năm 2015, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Sydney đã tìm thấy một quần thể tháp được xây dựng và phá hủy trong quá trình hình thành Angkor Wat chưa từng thấy trước đó, cũng như một công trình lớn chưa rõ mục đích tại mặt phía nam và các công sự bằng gỗ.[25] Những phát hiện này cũng bao gồm bằng chứng về sự có mặt của quần thể cư dân mật độ thấp với một mạng lưới đường, các ao và gò. Điều đó chỉ ra rằng khu vực đền bao quanh bởi hào nước và tường, có thể không chỉ dành riêng cho các tu sĩ như những suy nghĩ trước đây. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng LiDAR, radar xuyên mặt đất và khai quật từng vùng để nghiên cứu Angkor Wat.[25]
Kiến trúc[sửa]
Vị trí và thiết kế xây dựng[sửa]
Angkor Wat, nằm ở Bản mẫu:Coord, là một sự kết hợp độc đáo của chùa chiền và núi. Angkor Wat đạt thiết kế tiêu chuẩn của đền thờ cấp quốc gia và các tiêu chuẩn sau này của phòng trưng bày hiện đại. Ngôi đền là một đại diện của núi Meru, quê hương của các vị thần: các quincunx trung tâm của tháp tượng trưng cho năm đỉnh núi, và các bức tường và hào tượng trưng cho các dãy núi bao quanh và đại dương.[26] Khả năng đi vào các khu vực trên cao của đền thờ càng ngày càng khó, với các giáo dân chỉ được vào tầng thấp nhất.[27]
Không giống như hầu hết các ngôi chùa Khmer, Angkor Wat được định hướng về phía tây hơn là phía đông. Điều này đã khiến nhiều người (kể cả Maurice Glaize và George Coedès) đã kết luận rằng Suryavarman dự định xây đền này làm lăng mộ của mình.[28][29] Thêm bằng chứng cho quan điểm này là các bức phù điêu, mà tiến hành trong một hướng ngược chiều kim đồng hồ-prasavya trong tiếng Hindu-vì đây là mặt trái của thứ tự bình thường. Nghi lễ diễn ra trong trật tự ngược trong nghi thức tang lễ Brahminic.[18] Nhà khảo cổ học Charles Higham cũng tìm thấy và mô tả một cái lọ có thể là một cái lọ dùng để chứa tro đã được tìm thấy trong tháp trung tâm.[30] Đền đã được đề cử là như là khoản chi phí lớn nhất cho việc xây dựng lăng mộ để lưu trữ xác người chết.[31] Tuy nhiên Freeman và Jacques lưu ý rằng một số ngôi đền khác của Angkor có định hướng khác với định hướng Đông nói chung, và cho rằng việc định hướng Angkor Wat là vì nghi lễ thờ cúng Vishnu, vị thần có liên quan với phương Tây.[26]
Eleanor Mannikka đã đề xuất một lời giải thích thêm về Angkor Wat. Dựa trên định hướng và kích thước của ngôi đền, và trên các nội dung và cách sắp xếp các phù điêu, bà lập luận rằng cấu trúc đền đại diện cho một kỷ nguyên mới với tuyên bố hòa bình dưới thời vua Suryavarman II: "vì các số đo của chu kỳ thời gian mặt trời và mặt trăng đã được gắn vào không gian thiêng liêng của Angkor Wat, nhiệm vụ cai quản đất nước thiêng liêng này được chạm khắc vào phòng và hành lang ngôi đền, với ý nghĩa là để duy trì quyền lực của nhà vua và để tôn vinh và thờ phượng các vị thần ở trên trời."[32][33] Nhận xét của Mannikka đã được đón nhận với sự kết hợp giữa quan tâm và hoài nghi trong giới học thuật.[30] Bà đã nhận xét khác hẳn với những suy đoán của những người khác, chẳng hạn như Graham Hancock, rằng Angkor Wat là một phần của việc mô phỏng chòm sao Thiên Long.[34]
Phong cách[sửa]
Angkor Wat là ví dụ điển hình của phong cách cổ điển của kiến trúc Khmer—phong cách Angkor Wat. Cho đến thế kỷ thứ 12, các kiến trúc sư Khmer đã trở nên thành thục và tự tin trong việc sử dụng sa thạch (chứ không phải là gạch hoặc đá ong) làm vật liệu xây dựng chính. Hầu hết các khu vực có thể nhìn thấy là các khối sa thạch, trong khi đá ong đã được sử dụng cho các bức tường bên ngoài và cho các bộ phận cấu trúc ẩn. Các vật liệu được sử dụng để kết nối các khối vẫn chưa được xác định, mặc dù các loại nhựa cây hoặc vôi tôi đã được nhắc đến.[35]
Ngôi đền đã nhận được sự tán thưởng cho sự hài hòa trong thiết kế của mình. Theo Maurice Glaize, một người bảo tồn giữa thế kỷ 20 của Angkor, ngôi đền "đã đạt tới sự hoàn hảo kinh điển bởi sự hoành tráng được tiết chế của các yếu tố cân bằng và sự sắp xếp chính xác về tỷ lệ. Nó là một tác phẩm của sức mạnh, sự thống nhất và phong cách."[36]
Về mặt kiến trúc, các yếu tố đặc trưng của phong cách bao gồm: các tháp dạng oval giống như búp sen; các hành lang nhỏ để mở rộng lối đi; các phòng dọc theo các trục để kết nối các khoảnh sân; và các bậc thang hình chữ thập xuất hiện dọc theo các trục chính của ngôi đền. Các yếu tố trang trí điển hình là devata (hoặc apsara), phù điêu, và trên các bức tường áp mát là các vòng hoa lớn và những cảnh dẫn truyện.Các bức tượng của Angkor Wat được đánh giá là bảo thủ, thiếu sinh động và thiếu hấp dẫn hơn những công trình ở trên.[37] Các yếu tố khác của thiết kế đã bị phá hủy bởi nạn cướp bóc và thời gian, bao gồm vữa mạ vàng trên tháp, lớp mạ vàng trên một số bức phù điêu, và các tấm trần và cửa ra vào bằng gỗ.[38]
Các đặc điểm nổi bật[sửa]
Khoảng không gian bên ngoài[sửa]
Bức tường bên ngoài, dài 1,024m (3,360 ft), rộng 802m (2,631 ft) và cao 4.5 m (15 ft), được bao quanh bởi một khu đất rộng 30 m (98 ft) và một con hào rộng 190 m (620 ft). Lối vào đền là một bờ đất ở phía đông và một đường đắp bằng sa thạch ở phía tây. Lối vào chính ở phía Tây được thêm vào sau, có thể nhằm thay thế cho một cây cầu gỗ. Tại mỗi hướng chính đều có một gopura (kiến trúc cổng vào).
Angkor Wat ngày nay[sửa]
Phục dựng và bảo tồn[sửa]
Việc phục dựng Angkor Wat bắt đầu từ khi Viện Viễn Đông Bác cổ (École Française d’Extrême-Orient - EFEO) thành lập chương trình Phục dựng Angkor (Conversation d'Angkor) vào năm 1908. Cho đến lúc đó, các hoạt động tại khu vực chủ yếu là thăm dò.[39][40] Chương trình chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng tại Angkor cho đến đầu những năm 1970[41] và phần lớn việc phục dựng được thực hiện vào những năm 1960.[42] Tuy nhiên, các hoạt động này đã bị dừng lại vào thời Khmer Đỏ.[43] Từ năm 1986 đến năm 1992, tổ chức Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) tiến hành công việc phục dựng ngôi đền,[44] cho dù đã có những ý kiến tranh cãi về việc sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến bề mặt đá.[45][46]
Năm 1992, sau lời kêu gọi giúp đỡ của Quốc vương Norodom Sihanouk, Angkor Wat được cho vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa của UNESCO (sau đó đã được gạch tên vào năm 2004) và di sản thế giới cùng với lời kêu cứu của UNESCO đến cộng đồng quốc tế.[47][48] Năm 1994, các phân vùng đã được thiết lập để bảo vệ khu vực Angkor.[49] Cơ quan quản lý APSARA được thành lập năm 1995 nhằm bảo vệ và quản lý khu vực, và một điều luật đã được thông qua năm 1996 nhằm bảo vệ các di sản tại Campuchia.[50][51] Một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc đã tham gia vào các dự án bảo tồn Angkor Wat. Tổ chức Dự án Bảo tồn Apsara Đức đang làm công tác bảo vệ các hoa văn và họa tiết điêu khắc đá khỏi hư hại. Khảo sát của công ty cho thấy khoảng 20 phần trăm các họa tiết đang trong tình trạng tồi tệ, chủ yếu bởi sự xói mòn tự nhiên và sư xuống cấp của đá, nhưng một phần cũng do các cố gắng phục dựng trước đó.[52] Các công việc khác bao gồm sửa chữa các phần bị sụp đổ của cấu trúc, và đề phòng sự sụp đổ thêm: mặt phía tây của tầng trên đã được củng cố thêm bằng giàn giáo từ năm 2002,[53] trong khi một đội từ Nhật Bản đã hoàn thiện việc phục dựng thư viện phía bắc của khoảng đất phía ngoài năm 2005.[54] Quỹ Di tích Thế giới (World Monuments Fund) bắt đầu công việc phục dựng hành lang Churning of Sea of Milk năm 2008 sau một vài năm nghiên cứu tình trạng. Dự án khôi phục hệ thống mái truyền thống của người Khmer và loại bỏ xi măng được dùng trong các lần phục dựng trước khiến muối thấm vào sau các bức điêu khắc đá, làm phai màu và gây hư hại các bề mặt điêu khắc.
Màng vi sinh vật sinh học đã tìm thấy đá sa thạch đang xuống cấp tại Angkor Wat, Preah Khan, và Bayon và Tây Prasat ở Angkor. Sự mất nước và vi khuẩn lam dạng sợi chống bức xạ có thể sản xuất các axit hữu cơ phân hủy đá. Một loại nấm tối dạng sợi đã được tìm thấy trong các mẫu vật trong và ngoài Preah Khan, trong khi tảo Trentepohlia chỉ được tìm thấy trong các mẫu vật lấy từ đá hồng bên ngoài Preah Khan.[55] Các bản sao cũng đã được thực hiện để thay thế một số các điêu khắc bị mất hoặc hư hỏng.[56]
Du lịch[sửa]
Từ những năm 1990, Angkor Wat đã trở thành một địa điểm du lịch lớn. Năm 1993, chỉ có 7,650 du khách đến đây; đến năm 2004, số liệu chính phủ đã cho thấy đã có 561,000 du khách nước ngoài đến tỉnh Xiêm Riệp, chiếm xấp xỉ 50% lượng du khách nước ngoài đến Campuchia. Đến năm 2007 con số này là trên một triệu, và trên hai triệu vào năm 2012. Phần lớn mọi người đến thăm Angkor Wat với trên 2 triệu du khách nước ngoài năm 2013. Khu di tích được quản lý bởi tập đoàn tư nhân SOKIMEX, tổ chức đã thuê lại Angkor Wat từ Chính phủ Campuchia. Các dòng khách du lịch không gây ra thiệt hại nào đáng kể, trừ một số bức graffti; các bức điêu khắc đá và bề mặt sàn được bảo vệ bởi dây thừng và mặt gỗ. Du lịch cũng mang về một nguồn thu khác cho công tác bảo trì—cho đến năm 2000, khoảng 28% nguồn thu từ bán vé tại khu vực Angkor được sử dụng cho ngôi đền—cho dù phần lớn công việc được tiến hành bởi các đội được tài trợ bởi các chính phủ nước ngoài chứ không phải các nhà chức trách Campuchia.
Hình ảnh[sửa]
-
Angkor Wat, Camboya, 2013-08-16, DD 082.JPG
Angkor Wat nhìn từ một góc bên ngoài vào bình minh
-
Angkor Wat, Camboya, 2013-08-16, DD 087.JPG
Một trong những lối vào của kiến trúc bên ngoài
-
Angkor Wat, Camboya, 2013-08-16, DD 096.JPG
Chi tiết của một trong số các tháp
-
Angkor Wat, Camboya, 2013-08-15, DD 022.JPG
Hành lang
-
Angkor Wat, Camboya, 2013-08-15, DD 015.JPG
Sư tử đá bảo vệ của người Khmer
-
Angkor Wat, Camboya, 2013-08-15, DD 026.JPG
Mirrors in one of the walls
-
Angkor-wat-central.jpg
Mô hình thu nhỏ kiến trúc trung tâm của Angkor Wat
-
கம்போடியா நாட்டில் தமிழர் இரண்டாம் சூர்யவர்மன் இந்த கோயிலை கட்டினான்.jpg
Angkor Wat nhìn từ trên cao
Tham khảo[sửa]
- ↑ “Largest religious structure”. Guinness World Records. Truy cập 29 April 2016.
- ↑ 2,0 2,1 Ashley M. Richter (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). “Recycling Monuments: The Hinduism/Buddhism Switch at Angkor”. CyArk. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Higham, C. (2014). Early Mainland Southeast Asia. River Books Co., Ltd.. 372,378-379. ISBN 9786167339443.
- ↑ “Government::Cambodia”. CIA World Factbook.
- ↑ Chuon Nath Khmer Dictionary (1966, Buddhist Institute, Phnom Penh)
- ↑ Cambodian-English Dictionary by Robert K. Headley, Kylin Chhor, Lam Kheng Lim, Lim Hak Kheang, and Chen Chun (1977, Catholic University Press)
- ↑ J. Hackin; Clayment Huart; Raymonde Linossier; Raymonde Linossier; H. de Wilman Grabowska; Charles-Henri Marchal; Henri Maspero; Serge Eliseev (1932). Asiatic Mythology:A Detailed Description and Explanation of the Mythologies of All the Great Nations of Asia. tr. 194. https://books.google.com/books?id=HAZrFhvqnTkC&printsec=frontcover&source=gbs_ge_summary_r&cad=0#v=onepage&q&f=false.
- ↑ daguan Zhou (2007). A Record of Cambodia: The Land and Its People. Translated by Peter Harris. Silkworm Books.
- ↑ “Angkor Wat, 1113–1150”. The Huntington Archive of Buddhist and Related Art. College of the Arts, The Ohio State University. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Coedès, George (1968). Walter F. Vella. ed. The Indianized States of Southeast Asia. trans.Susan Brown Cowing. University of Hawaii Press. 164. ISBN 978-0-8248-0368-1.
- ↑ Glaize, The Monuments of the Angkor Group p. 59.
- ↑ Higham, The Civilization of Angkor pp. 1–2.
- ↑ Masako Fukawa (6 Nov 2014). “Japanese Diaspora - Cambodia”. Truy cập 18 October 2015.
- ↑ Abdoul-Carime Nasir (in French). Au-dela du plan Japonais du XVII siècle d'Angkor Vat, (A XVII century Japanese map of Angkor Wat). http://aefek.free.fr/iso_album/carteangkor_jetavana.pdf. Retrieved 18 October 2015.
- ↑ “History of Cambodia, Post-Angkor Era (1431 - present day)”. Cambodia Travel. Truy cập 18 October 2015.
- ↑ Quoted in Brief Presentation by Venerable Vodano Sophan Seng
- ↑ Time Life Lost Civilizations series: Southeast Asia: A Past Regained (1995). p.67–99
- ↑ 18,0 18,1 Glaize p. 59.
- ↑ APSARA authority, The Modern Period: The war
- ↑ Flags of the World, Cambodian Flag History
- ↑ Falser, Michael (2011). Krishna and the Plaster Cast. Translating the Cambodian Temple of Angkor Wat in the French Colonial Period.
- ↑ Falser, Michael (2013). From Gaillon to Sanchi, from Vézelay to Angkor Wat. The Musée Indo-Chinois in Paris: A Transcultural Perspective on Architectural Museums..
- ↑ Cambodge: The Cultivation of a Nation, 1860–1945 by Penny Edwards. 2007. ISBN 978-0-8248-2923-0
- ↑ Falser, Michael: Clearing the Path towards Civilization - 150 Years of "Saving Angkor". In: Michael Falser (ed.) Cultural Heritage as Civilizing Mission. From Decay to Recovery. Springer: Heidelberg, New York, pp. 279-346.
- ↑ 25,0 25,1 “Recent research has transformed archaeologists' understanding of Angkor Wat and its surroundings”. University of Sydney (9 December 2015). Truy cập 10 December 2015.
- ↑ 26,0 26,1 Freeman and Jacques p. 48.
- ↑ Glaize p. 62.
- ↑ Coedès, George (1968). Walter F. Vella. ed. The Indianized States of Southeast Asia. trans.Susan Brown Cowing. University of Hawaii Press. 162. ISBN 978-0-8248-0368-1.
- ↑ The diplomatic envoy Zhou Da Guan sent by Emperor Temür Khan to Angkor in 1295 reported that the head of state was buried in a tower after his death, and he referred to Angkor Wat as a mausoleum
- ↑ 30,0 30,1 Higham, The Civilization of Angkor p. 118.
- ↑ Scarre, Chris editor "The Seventy Wonders of the Ancient World", p. 81–85 (1999) Thames & Hudson, London
- ↑ Mannikka, Eleanor. Angkor Wat, 1113–1150. (This page does not cite an author's name.)
- ↑ Stencel, Robert, Fred Gifford, and Eleanor Moron. "Astronomy and Cosmology at Angkor Wat." Science 193 (1976): 281–287. (Mannikka, née Moron)
- ↑ Transcript of Atlantis Reborn, broadcast BBC2 ngày 4 tháng 11 năm 1999.
- ↑ German Apsara Conservation Project Building Techniques, p. 5.
- ↑ Glaize p. 25.
- ↑ APSARA authority, Angkor Vat Style
- ↑ Freeman and Jacques p. 29.
- ↑ “Considerations for the Conservation and Presentation of the. Historic City of Angkor”. World Monuments Fund.
- ↑ “The Siem Reap Centre, Cambodia”. EFEO.
- ↑ “The Modern Period: The creation of the Angkor Conservation”. APSARA Authority.
- ↑ Cambodia. Lonely Planet. 2010. tr. 157. ISBN 978-1741794571. https://books.google.com/books?id=5UTelRMB4BAC&pg=PA157&lpg=PA157#v=onepage&q&f=false.
- ↑ Kapila D. Silva, Neel Kamal Chapagain, ed (2013). Asian Heritage Management: Contexts, Concerns, and Prospects. Routledge. 220-221. ISBN 978-0415520546. https://books.google.com/books?id=UWKTmJ8iR84C&pg=PA220#v=onepage&q&f=false.
- ↑ “Activities Abroad#Cambodia”. Archaeological Survey of India.
- ↑ Phillip Shenon, “Washing Buddha's Face”, New York Times, ngày 21 tháng 6 năm 1992.
- ↑ Kapila D. Silva, Neel Kamal Chapagain, ed (2013). Asian Heritage Management: Contexts, Concerns, and Prospects. Routledge. 223. ISBN 978-0415520546. https://books.google.co.uk/books?id=3ofDt_8kyYcC&pg=PA223&lpg=PA223#v=onepage&q&f=false.
- ↑ Michael Falser, ed. Cultural Heritage as Civilizing Mission: From Decay to Recovery. Springer International. tr. 253. ISBN 9783319136387. https://books.google.com/books?id=zIMECAAAQBAJ&pg=PA253#v=onepage&q&f=false.
- ↑ Albert Mumma, Susan Smith. Poverty Alleviation and Environmental Law. ElgarOnline. tr. 290. ISBN 978-1781003299. https://books.google.com/books?id=1miIRLRaLEoC&pg=PA290#v=onepage&q&f=false.
- ↑ “Royal Decree establishing Protected Cultural Zones”. APSARA.
- ↑ Yorke M. Rowan, Uzi Baram (2004). Marketing Heritage: Archaeology and the Consumption of the Past. AltaMira Press. tr. 123. ISBN 978-0759103429. https://books.google.com/books?id=1W6BWEWdJWQC&pg=PA123#v=onepage&q&f=false.
- ↑ Hing Thoraxy. “Achievement of "APSARA”. Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ German Apsara Conservation Project, Conservation, Risk Map, p. 2.
- ↑ “Infrastructures in Angkor Park”. Yashodhara no. 6: January – June 2002. APSARA Authority. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “The Completion of the Restoration Work of the Northern Library of Angkor Wat”. APSARA Authority (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Bản chính lưu trữ Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Gaylarde CC; Rodríguez CH; Navarro-Noya YE; Ortega-Morales BO (Feb 2012). "Microbial biofilms on the sandstone monuments of the Angkor Wat Complex, Cambodia". Current Microbiology 64 (2): 85–92. doi:10.1007/s00284-011-0034-y. PMID 22006074.
- ↑ Guy De Launey (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). “Restoring ancient monuments at Cambodia's Angkor Wat”. BBC.
- Michael Freeman, Claude Jacques, Ancient Angkor, Thames & Hudson Ltd, London,trang 12 xuất bản năm 1999.
- Vương Hồng Sển, Hơn nửa đời hư, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003
- Maurice Glaise, A guide to the Angkor monuments, (translated from French)
- Jacque Lange, "Angkor, La resurrection du temple montagne", Paris Match no. 2851, 8-19 tháng 1 năm 2004
- Eleanor Mannikka, Angkor Wat, Time, space and kingship, Allen & Unwin, 1997
- Michael Freeman, Roger Warner, Angkor, The hidden glories, David Larken book, 1990
- Jared Diamond, Collapse: How societies choose to fail or succeed, Penguin books, 2005
- Charles Higham, The civilization of Angkor, University of California Press, 2002
- George Coedes, The Indianized states of Southeast Asia, East West Center Press, University of Hawaii, 1968
- Ugo Zoppi et al, The contribution of C14 AMS dating to the greater Angkor archeological project, Poster presented at the AMS-9 conference in Nagoya, September 9-13, 2002
- Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 1993
- Phan Vĩnh Thống, Dịch thuật VN-Khmer, Công ty Thai Lai 2009
Xem thêm[sửa]
Liên kết ngoài[sửa]
Bản mẫu:Cố đô Campuchia Bản mẫu:Các di tích Angkor