Bắt mèo hoang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Để kiểm soát số lượng động vật hoang, nhiều quốc gia đưa ra quy định bắt giữ và triệt sản chó mèo hoang. Nếu thấy mèo hoang trông bẩn thỉu ngồi trước nhà bạn và kêu meo meo hay chú mèo mướp chơi đùa trước sân, bạn có thể xem xét việc bắt chúng để bảo đảm sức khỏe và an toàn. Cho dù là thú cưng đi lạc cần được trả về chủ nhân hay mèo con đi hoang cần có nhà mới, tất cả điều này có thể làm cho thế giới trở nên tốt hơn và đáng để thực hiện. Bạn có thể bắt mèo hoang một cách an toàn bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, nhử con vật lại gần, và giữ an toàn cho chúng

Các bước[sửa]

Chuẩn bị[sửa]

  1. Quan sát mèo một lúc. Trước khi bắt hay thậm chí là tiếp cận mèo hoang, bạn cần quan sát chúng để nhận biết dấu hiệu bệnh tật và chấn thương. Nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn con mèo, bạn cần phải đánh giá sức khỏe của con vật và lập kế hoạch khả thi về thời gian và cách thức hỗ trợ. Nếu mèo hay ở khu vực đặc biệt trong vài ngày, bạn cần dành ra thời gian để quan sát kỹ chúng. Nếu con mèo khá thân thiện, bạn sẽ thực hiện dễ dàng hơn. Ngược lại bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều.
    • Nếu mèo có hành vi bất thường, thở hổn hển, tiết dãi nhiều, hoặc trông đờ đẫn và không bình thường, bạn cần gọi Dịch vụ kiểm soát động vật. Không cố gắng tiếp cận mèo có dấu hiệu mắc bệnh.[1] Mèo có thể mang bệnh lây truyền sang người từ động vật và ngược lại. Một căn bệnh nguy hiểm không thể chữa được đó là bệnh dại lây truyền qua nước dãi thông qua vết cắn hoặc bị thương trên da.[2] Rủi ro khác đó là nhiễm trùng nguy hiểm do vết cắn của mèo gây nên. Chuyên gia cung cấp dịch vụ kiểm soát động vật được trang bị dụng cụ và bảo vệ cần thiết để bắt mèo hoang bị bệnh một cách an toàn.
    • Bạn không nhất thiết phải bắt tất cả những con mèo hoang. Không nên bắt mèo ăn uống no đủ và có đeo vòng cổ. Thay vào đó gọi hàng xóm và hỏi xem họ có mất thú cưng hay không.
  2. Chuẩn bị bẫy sống. Đây là cách tuyệt đối an toàn và đơn giản để bắt mèo một cách dễ dàng và mang tính nhân đạo. Chuẩn bị mồi nhử bằng thức ăn, và sau đó cửa lồng sẽ đóng lại khi chúng bước vào trong và nhốt kín con vật một cách an toàn. Sau khi bắt được mèo hoang, bạn để chúng ở trong lồng và đưa đến bác sĩ thú y. Không thả mèo ra khỏi lồng.
    • Bác sĩ thú y và trại động vật sẽ cho bạn mượn bẫy sống để bắt mèo hoang. Bạn không cần phải mua, tuy rằng đây là dụng cụ thiết thực nếu bạn sống ở vùng ngoại ô và thường hay gặp động vật hoang cần được xử lý.
    • Nếu không thể tìm thấy hoặc sử dụng bẫy, bạn có thể dùng lồng nhốt hoặc chiếc hộp để đặt mồi thức ăn và bắt mèo. Trao đổi với bác sĩ thú y trước khi mang lồng đi bắt mèo vì một số bác sĩ thú y không chấp nhận những con mèo ở trong lồng ngoại trừ bẫy sống. Bẫy sống thường an toàn và hiệu quả hơn, nhiều điều này vẫn có thể giúp ích trong trường hợp khẩn cấp.[3]
  3. Không dùng biện pháp thiếu an toàn để bắt mèo. Không cố gắng bắt mèo hoang bằng cách ẵm chúng lên hay dùng vỏ gối hoặc bất kỳ loại túi nào. Những phương pháp này có thể làm cho mèo hoang tức giận và kích động, làm chúng bị thương, và đặt bản thân vào tình trạng nguy hiểm. Không được bắt mèo hoang bằng tay không dưới bất kỳ hoàn cảnh nào mà nên thực hiện từ từ.
  4. Chuẩn bị nơi giữ mèo. Bạn không nhất thiết phải chọn địa điểm phù hợp để giữ mèo, ngay cả trong trường hợp bạn chỉ định đưa chúng đến bác sĩ thú y và sau đó phóng thích cho chúng. Tốt nhất bạn nên bắt mèo gần sát ngày triệt sản để đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y. Tuy nhiên, nếu cần giữ mèo một thời gian, bạn cần chuẩn bị phòng yên tĩnh trong nhà để mèo trú ngụ.
    • Mèo hoang nên ở trong phòng yên tĩnh để tự trấn an và cảm thấy an toàn. Bạn có thể cho mèo ở tầng hầm, phòng ngủ dành cho khách, và những khu vực được kiểm soát nhiệt độ và tối để giúp mèo bình tĩnh và cảm thấy an tâm hơn.
    • Nếu có dự định đưa mèo đi khám bác sĩ thú y trong vòng 12 giờ, bạn không cần bận tâm về việc cho mèo ăn. Ngoài ra việc mở cửa hoặc di chuyển lồng có thể đe dọa đến con vật một lần nữa. Bạn nên chuẩn bị nước sạch và để chúng ở trong bẫy lồng.
  5. Đưa mèo đi triệt sản và khám sức khỏe. Sau khi bắt được con vật, điều đầu tiên cần làm đó là mang chúng đi triệt sản.[4]

Bẫy mèo[sửa]

  1. Bắt đầu cho mèo ăn vài ngày trước khi muốn bắt chúng. Bạn cần bảo đảm rằng con mèo muốn ở lại đây và ăn thức ăn ở trong bẫy.
    • Sau khi sắp xếp cuộc hẹn để khám cho mèo, giấu thức ăn khoảng một đến hai ngày trước khi đặt bẫy và đưa chúng đi khám.[5]
    • Dùng thức ăn khô cho mèo, hoặc đồ hộp mua tại cửa hàng để cho mèo ăn. Trong lúc cần thiết, nếu không mua thức ăn cho mèo, bạn có thể sử dụng cá ngừ hoặc cá đóng hộp để thu hút mèo.[6]
    • Không cho mèo uống sữa. Trái với niềm tin phổ biến, mèo không thể tiêu hóa sản phẩm từ sữa, và bạn có thể gặp rắc rối khi cho chúng uống sữa. Chỉ nên cho mèo ăn thức ăn khô.
  2. Đặt bẫy và nhử mồi. Dùng loại thức ăn mà bạn dùng để cho mèo ăn. Lót giấy hoặc vỏ gối lên sàn dây của lồng và đặt thức ăn ở phía trong lồng để mèo phải tiếp cận bên trong để có được thức ăn, đặt ít thức ăn tại cửa lồng để nhử con vật, sau đó rải thức ăn vào trong lồng.
    • Mỗi chiếc bẫy hoạt động theo cách thức khác nhau nhưng vẫn có điểm chung. Thường thì bạn chỉ cần mở cửa lồng và cố định bằng thanh khóa dây. Khi cửa đóng lại, con vật sẽ bị nhốt ở trong.
    • Che kín bẫy bằng khăn hoặc vải và chừa lại lối vào để che khuất và khó thấy hơn. Những người khó bắt mèo thích quan sát phía sau lồng. Nếu gặp khó khăn trong việc bắt mèo, bạn nên mở lớp đậy và để lộ phần sau của lồng.
    • Không dùng bát đựng thức ăn. Mèo có thể đập pháp xung quanh sau khi bị bắt và có thể làm hại bản thân bằng bất kỳ vật dụng đặt trong lồng.
  3. Kiểm tra bẫy thường xuyên. Bẫy sống rất an toàn, nhưng bạn không muốn để mèo ngoài trời trong lồng không ai quan sát trong thời gian dài. Điều này có nghĩa là bạn phải kiểm tra thường xuyên và xem xét liệu đã bắt được mèo hay chưa. Nếu mèo đã ở trong lồng, bạn có thể đưa chúng vào trong phòng chuẩn bị sẵn, hoặc ngay lập tức đưa đến bác sĩ thú y nếu cần.
  4. Đưa mèo vào lồng. Sau khi bắt mèo, dùng vải che kín lồng và di chuyển vào khu vực chuẩn bị trước. Mèo sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn nếu di chuyển trong bóng tối, vì thế bạn nên hạ mức sáng và che kín lồng.
    • Để mèo trong bẫy lồng. Không cho mèo ra ngoài hoặc chuyển sang lồng khác, nếu không bạn sẽ phải bắt chúng lại lần nữa. Sau khi bị bắt và di chuyển, mèo thường muốn ở trong không gian nhỏ hẹp, vì thế bạn nên chuẩn bị chiếc lồng thành địa điểm lý tưởng cho chúng để cảm thấy an toàn.

Tìm nhà mới cho mèo hoang[sửa]

  1. Đưa mèo đi triệt sản và chữa bệnh nếu cần thiết. Đưa mèo đi triệt sản và tối thiểu cho chúng tiêm vắc xin bệnh dại, diệt trừ ký sinh trùng (bọ chét hoặc giun sán), vắc-xin phòng bệnh vi-rút, và xét nghiệm bệnh bạch cầu ở mèo. Ở nhiều nơi những dịch vụ được cung cấp miễn phí theo chính sách kiểm soát động vật chung.
  2. Phóng thích mèo. Mèo cái cần được theo dõi trong chuồng có chuẩn bị khay vệ sinh, thức ăn và nước uống khoảng 5 ngày sau khi triệt sản. Mèo đực có thể được thả ra sau khi phẫu thuật. Bạn có thể thả chúng về nơi sinh sống trước đây, hoặc đưa đến nơi khác.
    • Nếu cho mèo ở môi trường mới, bạn cần giúp chúng làm quen với môi trường khoảng vài tuần. Để làm điều này, bạn cần thường xuyên để lại thức ăn, nước và chỗ ở cho mèo. Mèo được thả vào lãnh thổ mới không thể sống sót nếu không có người chăm sóc vì chúng không được tiếp cận nguồn thức ăn, nước, hoặc chỗ ở. Ngoài ra những con mèo khác cũng có thể tấn công mèo mới để tranh chấp lãnh thổ.
  3. Liên lạc với tổ chức cứu hộ hoặc trại động vật nhân đạo. Nếu bạn sống ở thành phố, việc thả mèo hoang là hành động vô trách nhiệm. Thay vào đó bạn nên đưa chúng đến tổ chức cứu hộ hoặc trại nhân đạo. Đội ngũ nhân viên sẽ nỗ lực tìm chủ mới cho mèo.
    • Mèo hoang trong trại động vật thường không bao giờ được nhận nuôi vì chúng có nguy cơ bị chết không đau đớn trên 90%. Nếu mèo không được nhận nuôi, bạn nên thả chúng về nơi mà bạn đã bắt.
    • Nhiều tổ chức cứu hộ sẽ thanh toán chi phí y tế cho mèo hoang, do đó bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền.
    • Nếu có thể, bạn nên chăm sóc mèo cho đến khi tìm được chủ mới. Số lượng mèo trong các tổ chức nhiều hơn số người muốn nhận nuôi thú cưng. Bạn không cần phải cảm thấy khó chịu nếu họ muốn tìm người chăm sóc mèo có kinh nghiệm.
  4. Tìm nhà mới cho mèo nếu cần thiết. Nếu chắc rằng mèo không thuộc về người khác và bạn cảm thấy không thoải mái hay không thể chăm sóc mèo, bạn nên tìm chủ mới cho chúng. Bạn có thể đăng quảng cáo, hỏi những người xung quanh, và tìm nhà mới cho mèo.
    • Hỏi thăm bạn bè hoặc người thân có nhu cầu nuôi mèo hay không. Bắt đầu với bạn bè thân thiết và người quen. Khi đó bạn có thể tìm chủ mới và thỉnh thoảng ghé thăm chúng thường xuyên.
    • Đăng quảng cáo trên mạng hoặc báo địa phương. Mô tả chi tiết tình hình của mèo.
  5. Cân nhắc nuôi mèo. Một số mèo hoang có thể làm vật nuôi sau khi quen với cuộc sống của con người. Xem xét kỹ lưỡng về thời gian, tiền bạc và môi trường chăm sóc vật nuôi. Nếu có ý định nuôi mèo, bạn cần bảo đảm chúng được chăm sóc y tế đầy đủ và là con vật an toàn trước khi cho vào nhà.

Lời khuyên[sửa]

  • Một số tổ chức cứu hộ và phúc lợi động vật sẽ cho bạn mượn bẫy sống miễn phí.
  • Mèo khá kén chọn con người. Nếu mèo không có hứng thú với bạn thì nên nhờ bạn bè giúp đỡ.
  • Thuần hóa mèo hoang không phải là điều dễ dàng. Nếu chúng thuộc về tự nhiên, bạn nên bắt, đưa đi bác sĩ thú y, và sau đó thả chúng về môi trường sống tự nhiên.
  • Mang quần áo dày khi có ý định bắt mèo hoang vì chúng có thể cào xước da.
  • Không đưa mèo đến cửa hàng vật nuôi hoặc trại động vật vô nhân đạo. Tìm hiểu tổ chức trước khi đưa mèo đến.
  • Phân biệt mèo đi lạc hoặc mèo hoang. Bạn cần đến sự hỗ trợ của nhóm cứu hộ khi thực hiện điều này. Một đặc điểm cần lưu ý đó là mèo hoang thường hiếm khi kêu.
  • Nếu địa phương không có trại động vật, bạn có thể lên internet tìm trại động vật ở các vùng khác. Họ có thể giúp đỡ bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn có thể nhấc mèo con bằng cách túm phần gáy, nhưng nếu áp dụng ở mèo trưởng thành sẽ gây tổn thương. Chúng cũng có thể xoắn người và cào bạn ở vị trí này.
  • Lưu ý việc tách riêng mèo con với mèo mẹ. Mèo con chỉ nên xa mẹ khi được 4-6 tuần tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn bắt mèo mẹ đang cho con bú, mèo con có thể chết nếu không được chăm sóc.
  • Vết cắn của động vật rất nguy hiểm! Nếu bị cắn, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế và cách ly con mèo trong trường hợp mắc bệnh dại hoặc một số bệnh lây truyền khác.
  • Mèo hoang có thể mang bệnh chẳng hạn như bệnh bạch cầu và bệnh do vi rút gây nên. Rửa tay và giặt quần áo sạch sẽ trước khi tiếp xúc với thú cưng của bạn. Giữ mèo hoang tránh xa vật nuôi và đồ đạc của chúng, bao gồm lồng và khay vệ sinh cho đến khi đưa mèo hoang đi khám bác sĩ thú y.
  • Không cho ăn và giữ mèo trừ khi có sự cho phép của người chủ. Chúng có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc quen với việc được người khác cho ăn và rời bỏ chủ của mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]