BMI cao không đồng nghĩa với béo phì

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối của cơ thể được tính bằng chiều cao, cân nặng, độ tuổi và giới tính. Chỉ số này sẽ xác định liệu một người có bị thiếu hay thừa cân và khả năng mắc bệnh của họ trong tương lai. Tuy nhiên, BMI không phải lúc nào cũng chính xác vì nó không thể tính toán được sự phân bổ trọng lượng trong cơ thể; chúng cũng không thể phân biệt giữa cơ và mỡ. Không những thế, BMI còn bỏ qua các yếu tố quan trọng như gen, phong cách sống trước khi xếp tình trạng cơ thể của một người vào vùng béo phì. Vậy làm cách nào để phân biệt liệu mình có thừa cân hay không? Các dấu hiệu dưới đây bạn nên cân nhắc nếu nhận được kết quả BMI cao.

Chỉ số vòng eo .[sửa]

Trường hợp bạn có chỉ số BMI cao, nhưng chu vi vòng eo của bạn < 35 in (ở nữ) và < 40 in (ở nam) thì bạn vẫn đang có cân nặng khỏe mạnh.

“Khi trọng lượng phân bổ ở bụng bạn cao hơn chỉ số trên, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao, huyết áp cao và hội chứng trao đổi chất” - bác sĩ dinh dưỡng Michelle Rothenstein nói.

Một người có kích thước vòng eo lớn hơn sẽ ít khỏe mạnh hơn người còn lại cho dù chỉ số BMI của họ bằng nhau. Khối lượng cơ nạc

Cơ có tỷ trọng cao hơn mỡ dẫn đến chỉ số BMI của bạn cao hơn. Những vận động viên thể hình có chỉ số BMI bằng hoặc thậm chí cao hơn người bị béo phì nhưng lại khỏe mạnh hơn gấp nhiều lần.

Bởi vậy, chỉ tính BMI là chưa đủ, bạn cần phải đo tỷ lệ cơ và mỡ trong cơ thể trước khi xác định mình có béo phì hay không.

Cơ thể cân đối và vận động thường xuyên sẽ khỏe hơn dù BMI của bạn cao

Nếu bạn thấy chỉ số BMI của mình đang vượt ngưỡng cho phép, đừng vội lo lắng. Hãy xem lại hình dáng cơ thể của bạn và các hoạt động thể thao bạn tham gia mỗi ngày. Với thân hình không quá cỡ và chơi thể thao điều đặn, bạn vẫn sẽ khỏe mạnh hơn nhiều người khác dù chỉ số BMI của bạn cao hơn họ.

Độ tuổi[sửa]

Tùy vào độ tuổi, chỉ số BMI cao hơn sẽ tốt hơn cho bạn. Tiến sĩ Richard Atkinson, một nhà nghiên cứu của International Journal of Obesity, nói rằng: Người già có cân nặng cao hơn một chút sẽ sống lâu hơn những người nhẹ cân. Dù vậy, chỉ số BMI của họ không nên vượt quá 30, chỉ cần có thêm một chút mỡ là đủ.

Nguồn gốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số BMI của bạn

Một nghiên cứu cho thấy người châu Á có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi chỉ số BMI thấp hơn. Người Mỹ gốc Phi có thể khỏe mạnh hơn so với người Mỹ da trắng ở cùng chỉ số BMI cao (theo WebMD).

Kết luận, chỉ số BMI không phải chuẩn xác hoàn toàn, nhưng là một kim chỉ nam cho lối sống của bạn. Dù bạn đang cảm thấy khỏe mạnh, một kết quả BMI cao cũng nên được chú ý. Ngoài ra, bạn nên thử nhiều xét nghiệm khác nhau để biết chính xác hơn sức khỏe của mình đang ở tình trạng nào. Chúc bạn ngày càng khỏe mạnh và hạnh phúc!