Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu khoảng 1750/1760 đến khoảng 1820/1840.[1] tại nước Anh. Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp này là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng.[2]
Dấu mốc và thành tựu nổi bật[sửa]
Ngành dệt may: Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Ngành luyện kim: Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó.
Ngành giao thông vận tải: Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1804. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
Xem thêm[sửa]
- Cách mạng công nghiệp
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870-1914)
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1969 – nay) hay còn gọi cách mạng kỹ thuật số
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Cách mạng khoa học (Thế kỷ 16-17)
- Cách mạng khoa học kỹ thuật (1940-1970)
Tham khảo[sửa]
- ↑ Kashyap, Vyas. “How the First and Second Industrial Revolutions Changed Our World”.
- ↑ “The First Industrial Revolution - How manufacturing changed in XVII-XVIII centuries”.