Có được sự tự tin

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có mong muốn mình tự tin hơn không? Có được sự tự tin rất cần thiết. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tự tin là kết hợp giữa tin vào giá trị và tin vào năng lực bản thân.[1] Bạn nên bắt đầu tin tưởng vào chính mình, vào khả năng và mục tiêu của bản thân. Nó sẽ giúp bạn đương đầu với những vấn đề khó khăn và sự căng thẳng, trong khi còn tăng thêm lòng tự tin cho bạn. Hãy có thái độ tích cực, đặt mục tiêu có thể đong đếm, có mối quan hệ với những người tự tin và sẵn sàng hỗ trợ. Từ đó bạn có thể bước đi vững chãi trên con đường hướng đến nâng cao sự tự tin cho bản thân.[2]

Các bước[sửa]

Đặt mục tiêu[sửa]

  1. Liệt kê các điểm mạnh của bản thân. Đây là nhiệm vụ đơn giản đưa bạn tới lối suy nghĩ tích cực về bản thân, từ đó duy trì lòng tự tin. Đúng vậy, bạn vẫn còn những khía cạnh cần cải thiện, ai cũng đều như vậy, nhưng thường thì, thiếu sự tự tin là kết quả của thiếu hụt lòng tin vào giá trị của bản thân. Liệt kê những điểm tích cực trong cuộc sống giúp bạn gạt bỏ đi những điểm tiêu cực không đáng kể.[3] Đây là một số điểm bạn có thể liệt kê vào:
    • Tài năng hoặc kỹ năng: Không nhất thiết phải mang tính cạnh tranh. Chỉ có nghĩa là bạn nhìn nhận bản thân mình có tài năng hoặc thuần thục trong một vài khía cạnh nào đó, như thể thao, nghệ thuật, kinh doanh hoặc sáng tạo.
    • Đặc trưng tính cách: Ghi lại bất cứ điểm nào trong tính cách của bạn khiến bạn tự hào. Ví dụ, bạn có thể nhìn nhận bản thân mình là một người chăm chỉ, biết quan tâm hoặc giàu trí tưởng tượng.
    • Thành tựu: Đó là những gì bạn đã đạt được khiến bản thân tự hào. Có thể là được biểu diễn trong buổi hòa nhạc, nói trước khán giả, nướng được bánh sinh nhật hoặc chạy được một quãng đường.
  2. Thấu hiểu về tình trạng thiết hụt lòng tự tin của bản thân. Thông thường, sự thiết hụt này sẽ lớn lên khi bạn cảm thấy mình không được hỗ trợ hoặc lắng nghe từ mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Điều này bắt đầu từ bạn khi còn nhỏ và có gốc rễ từ chính mối tương tác trong gia đình.[4] Có thể bố mẹ bạn quá nghiêm khắc, đối xử khắc nghiệt hoặc trách phạt. Những kiểu hành xử đó ngăn cản phát triển sự tự tin và tạo nên những người trưởng thành luôn lo lắng, do dự và đầy sợ hãi, thiếu đi cảm nhận về giá trị bản thân.[5] Mặc khác, những bậc phụ huynh bảo vệ con cái quá mức cũng làm hại đến con khi họ không cho phép con khóc, thất bại, thử lại và cuối cùng thành công.[5] Phiên bản người lớn của những đứa trẻ này là luôn sợ hãi thử nghiệm những điều mới mẻ vì sợ thất bại.
    • Ví dụ, nếu bố mẹ phê bình những nỗ lực của bạn ở trường, bạn có thể lớn lên và tin rằng mình không thông minh hoặc không có khả năng thành công trong cuộc sống. Bạn có thể tin rằng những người khác nghĩ rằng bạn không thông minh hoặc không chăm chỉ làm việc.
    • Hoặc nếu bố mẹ bạn không bao giờ cho bạn tự đi đâu khi còn nhỏ, vì sợ bạn bị lạc hoặc bị bắt cóc, bạn có thể sẽ trải qua thời gian khó khăn khi lớn lên nếu phải đến những địa điểm không thân thuộc. Sự thật thì, thất bại hay bị lạc sẽ cho chúng ta cơ hội học hỏi.
  3. Viết ra những loại tự tin bạn muốn đạt được. Bạn có muốn tự tin khi nói trước công chúng không? Diễn thuyết trước công chúng thì sao? Bạn nên viết ra những lĩnh vực mình muốn xây dựng lòng tự tin. Từ đó có thể lên kế hoạch rõ ràng hơn.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể ghi ra mình muốn trình bày trước lớp trong dự án của nhóm. Hoặc viết ra mình muốn trở nên tự tin hơn khi chơi trò chơi đồng đội hoặc khi tham gia hoạt động nào đó.[6]
  4. Lên kế hoạch hành động thật đơn giản. Một khi bạn đã biết mình muốn có được sự tự tin ở lĩnh vực nào, bạn cần quyết định cụ thể phương pháp mình sẽ áp dụng để tăng sự tự tin. Bạn sẽ cần viết ra các bước trong kế hoạch hành động. Bắt đầu từ công việc nhỏ và dần dần tiến đến những tình huống hoặc tương tác thử thách hơn.[6]
    • Ví dụ, bạn viết ra rằng bạn muốn bắt đầu nói chuyện với ít nhất một người mỗi ngày. Hoặc, đặt một câu hỏi trong một tiết học hoặc trong nhóm. Sau đó bạn sẽ tiếp tục luyện tập bằng cách nói chuyện với thêm nhiều người hoặc đặt thêm nhiều câu hỏi. Luyện tập là một phần không thể thiếu để đạt được sự tự tin.[6]
    • Bạn có thể lên kế hoạch phỏng vấn 3 công việc mới vào năm tới hoặc đăng ký vào hai trường học mới. Hoặc kế hoạch hành động của bạn sẽ nhỏ hơn như là đi ra ngoài chơi với bạn bè một tuần một lần hoặc tham gia lớp học bạn hứng thú.
  5. Đặt ra những mục tiêu nhỏ có thể đong đếm được. Cần đảm bảo mục tiêu sẽ được chia thành các bước chi tiết. Theo cách này, bạn có thể theo dõi tiến bộ của mình, cảm thấy thêm tự tin với những thành tích đó. Hơn nữa, nê chắc chắn các mục tiêu đều có thể quản lý và đạt được.[7]
    • Ví dụ, một mục tiêu có thể đong đếm được với một vài bước sẽ kiểu như thế này, "Các bước: luyện tập 6 tháng, sau đó chạy một nửa quãng đường chạy điền kinh, sau đó luyện tập thêm 3 tháng. Mục tiêu: chạy hết đường chạy điền kinh".
    • Viết ra và lên kế hoạch cho mục tiêu của mình. Viết ra sẽ tăng cơ hội cho bạn đạt được những mục tiêu đó. Nếu bạn gặp trắc trở, hãy xem xét lại hoặc cân nhắc xem mình đã học được những gì trước khi tiếp tục. [7][7]

Có được Sự Tự tin[sửa]

  1. Thu thập thông tin bạn cần. Tùy thuộc vào lĩnh vực nào bạn muốn mình trở nên tự tin, bạn cần tìm các nguồn lực cần thiết. Xem xét xem bạn có cần phải được đào tạo hay đi học chính thức để đạt mục tiêu hay không. Đến cuối cùng, bạn sẽ khó có được sự tự tin để lái máy bay nếu bạn không tham gia học hay đã từng ngồi vào ghế lái phi công. Nếu bạn tham gia một khóa học chính thức, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được thực hành, cũng là một cách tuyệt vời để có thêm sự tự tin.[8]
    • Cân nhắc tìm một người hướng dẫn, tham gia một lớp học, hoặc đọc về chủ đề bạn cần học. Bạn sẽ có được những công cụ đi đến thành công.
  2. Luôn tích cực và lạc quan. Để có được sự tự tin yêu cầu bạn cần tập trung và có thái độ tích cực. Nếu bạn liên tục bị phê bình hoặc nếu những nỗ lực của bạn không được chú ý, thì bạn sẽ dễ chán nản. Ghi nhận tất cả những nghi ngờ tiêu cực bạn đang có và biến chúng thành tuyên bố tích cực hoặc những thử thách cho bản thân. Tạo ra một thói quen cho bản thân có tác dụng khích lệ và khuyến khích.[9]
    • Ví dụ, mỗi buổi sáng khi bạn đánh răng, hãy nhìn mình trong gương, mỉm cười và nói:, “Hôm nay mình sẽ cố gắng hết sức, và mình xứng đáng có được sự tự tin!”
    • Làm những việc bạn thực sự yêu thích. Nghe nhạc, thăm triển lãm nghệ thuật, chơi bóng rổ với vài người bạn. Hãy tìm hiểu xem mình thích làm gì và thường xuyên làm công việc đó. Nó sẽ ngăn không cho những nghi ngờ tiêu cực quay trở lại.
  3. Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ. Một môi trường tiêu cực chính là yếu tố giết chết sự tự tin. Hãy ở bên cạnh những người hỗ trợ cho nỗ lực của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ tự do luyện tập sự tự tin mà không bị đánh giá từ những người xung quanh. Hãy để mạng lưới hỗ trợ của bạn biết rằng bạn đang cố gắng để có được sự tự tin.
    • Nếu bạn gặp khó khăn, đừng ngần ngại nhờ bạn bè hoặc gia đình giúp đỡ hoặc hỗ trợ.
  4. Nhắc nhở bản thân mình về những điểm mạnh của mình. Nhận thức được rằng bạn cũng có những điểm tích cực và phẩm chất tốt là điều vô cùng hữu ích, nhưng đừng quá nhấn mạnh và tập trung vào chúng mỗi ngày, nếu không bạn sẽ sớm bị rơi vào thói quen tự nghi ngờ và tự phê bình bản thân. Đặt danh sách những điểm mạnh ở nơi dễ nhìn để bạn có thể nhìn thấy thường xuyên.[3] Trích dẫn một câu thần chú hoặc lời khẳng định có thể nhắc nhở bản thân về những phẩm chất và kỹ năng tốt đẹp mình sở hữu.
    • Ví dụ, mỗi lần bạn dùng nhà vệ sinh, hãy nhìn vào gương và nói điều gì đó tốt đẹp về bản thân. Từ đó những điểm mạnh của bạn sẽ in sâu vào tâm trí và giúp bạn tăng thêm tự tin. Trước khi cả khi bạn nhận ra, bạn sẽ cảm thấy thoải mái với chính con người mình và không sợ hãi ý kiến của người khác, và đó là một trong những phẩm chất hàng đầu của một con người tự tin thực sự.
  5. Đón nhận những nguy cơ đã được báo trước. Nếu bạn không có nhiều tự tin, bạn có lẽ không đón nhận nhiều nguy cơ. Mặc khác, những người quá tự tin lại gặp nhiều nguy cơ do thiếu thận trọng. Hãy tìm ra điểm cân bằng và đón nhận những nguy cơ dựa trên khả năng và bản chất thực sự của tình huống. Đón nhận những nguy cơ đã được báo trước sẽ thúc đẩy sự tự tin cho bạn và đó chính là một kết quả mĩ mãn.[3]
    • Đón nhận nguy cơ được định nghĩa khác nhau ở từng người. Có thể bạn muốn tham gia một tổ chức xã hội có thể khiến bạn sợ hãi, hoặc bạn có thể đón nhận nguy cơ khi phản ứng lại một người bạn cứ mè nheo với mình. Hãy cho bản thân cơ hội để tận hưởng những tình huống xã hội mới hoặc thoát ra khỏi những tình huống gây hại.

Duy trì Tự tin Trong những Tình huống Khó khăn[sửa]

  1. Xử trí với lời từ chối. Bạn nên hiểu rằng từ chối là một phần của cuộc sống. Mặc dù nó gây tổn thương, nhưng bạn có thể vực bản thân dậy và tiếp tục sống cuộc sống của mình. Học cách giải quyết sự từ chối bằng thái độ nhẹ nhàng. Ví dụ, bạn nên phản ứng một cách văn minh và chấp nhận mình bị từ chối. Tôn trọng quyết định của người khác và bạn sẽ trở nên tự tin và tin tưởng vào bản thân mình.
    • Đừng từ bỏ. Chỉ vì bạn đã thất bại trong một mối quan hệ, một lời đề nghị công việc, hoặc một lần thăng chức, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên ngừng cố gắng. Hãy học từ lời từ chối đó và tiếp tục tiến lên.[10]
  2. Xử trí với bắt nạt. Hãy đứng lên vì chính bản thân mình. Bắt nạt sẽ tiếp tục nhắm vào bạn nếu bạn cho phép chúng xảy ra. Thay vào đó, hãy đứng lên chống lại nó và nhờ bạn bè trợ giúp.[11] Xử trí hiện tượng bị bắt nạt bằng thái độ tự tin và dũng cảm. Nói rõ ràng với kẻ bắt nạt cần dừng hành động đó lại ngay.
    • Đừng chấp nhận bị bắt nạt là một phần của cuộc sống. Bắt nạt là sai trái và bạn có quyền sống mà không hề bị bắt nạt, thậm chí dù bạn có phải nói chuyện với sếp cao hơn hay hiệu trưởng nhà trường để thay đổi hoàn cảnh của mình.
  3. Xử trí với một cuộc phỏng vấn công việc. Sự tự tin rất quan trọng khi bạn phỏng vấn việc làm. Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những người có vẻ tự tin và có năng lực. Mặc dù bạn sẽ dễ bị ngợp hoặc lo lắng trong sự kiện quan trọng như vậy, nhưng một trong những điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm là giả vờ mình tự tin. Khi bạn trở nên thoải mái hơn, bạn sẽ cảm thấy mình không còn phải lo nghĩ gì khi có thái độ tự tin thực sự.[12]
    • Lắng nghe và khẳng định bản thân trong cuộc phỏng vấn. Đừng đơn giản chỉ ngồi xuống và trả lời câu hỏi. Thay vào đó, hãy cố gắng tham gia hào hứng với người phỏng vấn và thể hiện rõ mục tiêu của mình với họ. Nhìn bạn sẽ thực sự tập trung và tự tin.[12]
  4. Xử trí khi phát biểu trước công chúng. Có rất nhiều cuốn sách viết về chủ đề chuẩn bị và có một bài phát biểu hiệu quả, nhưng theo như tương tác thực sự giữa con người, một trong những yếu tố mấu chốt của bài phát biểu trước công chúng có thành công hay không chính là sự tự tin. Bạn nên cân nhắc một số điểm sau để có được sự tự tin:
    • Hài hước. Sự hài hước có thể giúp bạn cũng như khán giả của mình được thư giãn và giải tỏa hết căng thẳng. Khán giả sẽ cảm thấy có hứng thú và tin tưởng vào bạn.[13]
    • Thể hiện sự tự tin. Dù bạn không tự tin, hãy cứ dùng cử chỉ và giọng điệu của người tự tin. Hãy nói to, rõ ràng và sử dụng tay khi nói đến những điểm chính. Tránh thõng vai, nói ấm úng, hoặc khoanh tay.[13]
    • Giao tiếp bằng mắt. Khi bạn giao tiếp bằng mắt bạn sẽ khiến khán giả hào hứng hơn và trông bạn sẽ tự tin hơn. Cố gắng tìm kiếm một vài người trông thực sự hào hứng với bài phát biểu và tập trung vào họ, đừng tập trung vào những ai có vẻ không quan tâm.[13]

Tự Chăm sóc Bản thân[sửa]

  1. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân. Thường thì một người khi thiếu tự tin, thái độ đối với việc tự chăm sóc bản thân sẽ tụt xuống thành “Ai thực sự quan tâm cơ chứ?” Câu trả lời là chính bạn nên quan tâm. Để bản thân trượt dài trong vấn đề vệ sinh, sức khỏe, và quản lý thời gian là cách chắc chắn khiến bạn càng thiếu tự tin, và con người lý tưởng của chính bạn sẽ càng ngày càng trở nên xa rời thực tế.
    • Khi chăm sóc bản thân mình tốt hơn, bạn sẽ có thể phá vỡ chu trình đó và thấy mình thêm tự tin.
  2. Thực hành vệ sinh tốt. Dành ra một khoảng thời gian mỗi sáng để vệ sinh hằng ngày. Tắm, rửa mặt, thay quần áo, bất cứ việc gì bạn cần để sẵn sàng cho ngày mới. Khi bạn bước ra khỏi cửa, bạn nên cảm thấy mình tự tin hơn bình thường.
    • Duy trì thói quen mỗi ngày để duy trì tự tin.
  3. Chăm sóc sức khỏe bản thân. Nên có một chế độ ăn lành mạnh và đơn giản chỉ bao gồm gạo lức, trái cây, rau tươi, sữa và protein không mỡ. Hạn chế rượu bia, đồ ăn béo và ăn quá mức. Đảm bảo tập thể dục thường xuyên cả tuần.
    • Bỏ thuốc lá, đặc biệt nếu bạn coi hút thuốc là điểm tựa trong những tình huống xã hội. Bạn nên từ bỏ thói quen này để có được sự tự tin.
  4. Quản lý giấc ngủ của mình. Kế hoạch ngủ thường xuyên rất khó có thể duy trù, đặc biệt trong những năm trung học và đại học. Nhưng bạn nên cố gắng hết sức đi ngủ đúng giờ mỗi tối và thức dậy cùng giờ vào buổi sáng. Cố gắng thức dậy trước ít nhất một tiếng trước khi bạn phải ra khỏi nhà đi làm hay đi học.
    • Bạn có thể khai sáng cho cuộc sống của chính mình trong giấc ngủ, cho nên bước đầu tiên để sắp xếp một ngày là cần đảm bảo bạn có thể thức dậy vào cùng thời điểm mỗi buổi sáng để thực hiện đúng theo kế hoạch của mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Mankelow, J. & Carlson, A. (nd). Xây dựng lòng tự tin: Chuẩn bị cho bản thân bước đến thành công. http://www.mindtools.com/selfconf.html
  2. Norton, B. (2014). Vượt qua lo âu xã hội và sự e dè: Cách để trở nên tự tin và dễ gần hơn. Dịch vụ số Amazon.
  3. 3,0 3,1 3,2 http://www.mindtools.com/selfconf.html
  4. Apter, T. (2012). Đứa trẻ tự tin: Nuôi con để con có thể tin vào chính mình. Norton: NY.
  5. 5,0 5,1 Neal, J. & Frick-Horbury, D. (2001). Những tác động của cách làm cha mẹ và những sự việc gắn với tuổi thơ sẽ lặp lại trong các mỗi quan hệ gần gũi. Tạp chí Tâm lý học Hướng dẫn, 28 (3). p. 178-183.
  6. 6,0 6,1 6,2 6,3 Newlands, M. (2015). 6 cách đơn giản cho bạn xây dựng sự tự tin và thành công. http://www.inc.com/murray-newlands/6-tips-to-build-self-confidence-for-business-success.html
  7. 7,0 7,1 7,2 https://www.psychologytoday.com/blog/think-confident-be-confident/201106/go-your-goals-and-gain-confidence
  8. Norton, B. (2014). Vượt qua lo lắng xã hội và cảm giác xấu hổ: Cách để trở nên tự tin và hòa đồng hơn. Dịch vụ số Amazon.
  9. Newlands, M. (2015). 6 simple ways you can build self-confidence and succeed. http://www.inc.com/murray-newlands/6-tips-to-build-self-confidence-for-business-success.html
  10. https://www.psychologytoday.com/blog/fighting-fear/201308/how-cope-rejection
  11. http://kidshealth.org/kid/feeling/emotion/bullies.html#
  12. 12,0 12,1 https://targetjobs.co.uk/careers-advice/interview-techniques/323499-last-minute-interview-confidence-boost-if-you-dont-feel-it-fake-it
  13. 13,0 13,1 13,2 http://www.huffingtonpost.com/nikki-stone/confident-public-speaking_b_4058830.html

Liên kết đến đây