Có phải con người tạo ra sa mạc Sahara?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Nghiên cứu mới về sự biến đổi của sa mạc Sahara từ một vùng đất cây cối tươi tốt cách đây 10000 năm thành một vùng sa mạc với điều kiện khô cằn như hiện nay cho thấy con người có thể đã là một nhân tố gây ra quá trình sa mạc hoá.

Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới với diện tích tương đương Hoa Kỳ và Trung Quốc nhưng chỉ có 2,5 triệu người sinh sống. Theo khảo cổ học thì sa mạc Sahara từng là một bình nguyên cỏ mọc (savanna) rồi biến thành sa mạc tùy theo lượng gió. Tuy nhiên từ khi con người có mặt và thay đổi môi trường thiên nhiên, các vùng sa mạc ngày càng lớn rộng với tốc độ nhanh chưa từng có.

Các nhà khoa học từ lâu đã cố gắng tìm hiểu các điều kiện khí hậu và sinh thái dẫn đến sự sa mạc hóa của sa mạc Sahara. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện cho đến nay đã cho rằng những thay đổi của quỹ đạo trái đất cũng như những thay đổi tự nhiên của thảm thực vật như là động lực chính của sự sa mạc hóa của sa mạc Sahara. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của nhà khảo cổ học David Wright đến từ Đại học Quốc gia Seoul đã đưa ra kết luận rằng con người có thể đã đã là một nhân tố gây ra quá trình sa mạc hoá gây thách thức các giả thuyết trên.

"Ở Đông Á có những lý thuyết kinh điển về cách thức quần thể thời đồ đá mới thay đổi cảnh quan đến mức gió mùa ngừng thổi vào đất liền", Wright giải thích trong bài báo của mình rằng bằng chứng về sự thay đổi về sinh thái và khí hậu của con người đã được chứng minh ở Châu Âu , Bắc Mỹ và New Zealand. Wright tin rằng các kịch bản tương tự cũng đã có thể diễn ra ở Sahara.

Để kiểm tra giả thuyết của mình, Wright đã xem xét các bằng chứng khảo cổ ghi lại những lần xuất hiện đầu tiên của dân du mục ở khu vực Saharan và so sánh nó với những gi nhận chỉ ra sự biến mất dần của thảm thực vật như là một chỉ thị về sự biến đổi sinh thái đối theo hướng sa mạc hoá. Những phát hiện này khẳng định suy nghĩ của ông. Bắt đầu từ khoảng 8000 năm trước tại các khu vực bao quanh sông Nile, các cộng đồng du mục đã bắt đầu xuất hiện và lan rộng về phía tây đồng thời cùng lúc với sự gia tăng việc biến mất của các thảm thực vật.

Sự gia tăng nông nghiệp đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái của khu vực. Việc chăn thả gia súc làm giảm dần các thảm thực vật đồng thời làm tăng bề mặt đất tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, điều này dần đủ lớn để gây ảnh hưởng đến điều kiện khí quyển và đủ để giảm lượng mưa gió mùa. Gió mùa suy yếu làm cho quá trình sa mạc hóa và mất thảm thực vật trở nên trầm trọng hơn, thúc đẩy một vòng lặp phản hồi mà cuối cùng lan toả ra toàn bộ sa mạc Sahara hiện đại.

Vẫn có rất nhiều câu hỏi cần phải trả lời nhưng Wright tin rằng có rất nhiều thông tin nằm ẩn bên dưới bề mặt sa mạc: "Có nhiều hồ nước ở khắp mọi nơi trên sa mạc Sahara hiện nay và chúng sẽ có ẩn chứa các thông tin về thảm thực vật đang thay đổi. Chúng ta cần phải khoan sâu ở các hồ di tích trước đây để lấy hồ sơ khảo cổ về các thực vật, khảo sát khảo cổ và các hoạt động của con người qua các giai đoạn đó. Rất khó để mô hình hoá sự ảnh hưởng của thảm thực vật lên hệ thống khí hậu và đó là việc của các nhà khảo cổ học và sinh thái học

Mặc dù việc sa mạc hoá đã diễn ra cách đây vài ngàn năm nhưng những tác động của con người đến sự xuống cấp của môi trường và khí hậu là rất dễ nhìn thấy. Với khoảng 15% dân số thế giới hiện đang sinh sống trong các vùng sa mạc, những hệ lụy về cách chúng ta thay đổi hệ thống sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp đến việc con người còn có thể tiếp tục sinh sống trong các vùng sa mạc hay không.

Nguồn[sửa]

  • Did humans create the Sahara desert?
  • David K. Wright. Humans as Agents in the Termination of the African Humid Period. Frontiers in Earth Science, 2017; 5 DOI: 10.3389/feart.2017.00004
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này