Cùng một cô đào hát bộ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cùng một cô đào hát bộ  (năm 1939) 
của Bích Khê

In trong tập thơ Tinh huyết, phần "Đẹp và dâm".


Lạ sao! Cả rạp không ai khóc
Chỉ có mình cô khóc với cô!
- Nước mắt li sầu hay giả dối?
Khúc ca như vọng tiếng trong mồ!

Dáng cô uốn éo đường tơ liễu!
Xiêm áo rung rinh tợ nắng vàng.
Có phải hồn cô buồn lảo đảo
Không hồn đồng điệu nhịp nhàng than?

Không đâu, Tư Đức! Không đâu cô...
Cô dẫn hồn tôi tự nãy giờ...
Lưỡn lượn vơi vơi trên sóng múa,
Rúng như ý nhạc phả đường tơ.

Tôi đi tìm đẹp trên sân khấu
- Đẹp bỏ cô khi bỏ lốt tuồng!
Để yêu cô với hồn thi sĩ;
Để thấy nguồn thơ rào rạt tuôn...

Mặt cô buồn quá! - Tôi yêu quá!
- Nghệ thuật tràn ra giữa bể đêm.
Tôi chợt ôm cô trong giấc mộng
Nút bao thanh khí, đã nư[1] thèm...

   




Chú thích cuối trang[sửa]

  1. Quá đỗi.


PD-icon.svg Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì thời hạn bảo hộ bản quyền của nó đã hết ở Việt Nam. Nếu là tác phẩm khuyết danh, nó đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1960. Đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1974. (Theo Điều 27, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2009 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 và điều khoản kéo dài bản quyền đối với tác phẩm khuyết danh từ 50 thành 75 năm nhưng không hồi tố)

Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam)