Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chăm sóc mèo con
Từ VLOS
(đổi hướng từ Chăm sóc Mèo con)
Nuôi mèo con trong nhà là một điều khá thú vị, nhưng bạn không chỉ đơn giản là cho chúng ăn và dọn dẹp vệ sinh. Cách bạn tương tác với mèo con khi chúng còn nhỏ sẽ hình thành nên mức độ thân thiện khi chúng trưởng thành. Khi nuôi mèo con sơ sinh, nếu mọi việc suôn sẻ, mèo mẹ sẽ làm những công việc khó khăn. Đáng buồn thay, bất ngờ có thể xảy ra không lường trước được và bạn phải tự tay nuôi mèo con, vì mèo mẹ không thể chăm sóc cho con của mình, hoặc nó đã bỏ rơi mèo con. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu được những nhu cầu của mèo con đang phát triển liên quan đến chăm sóc sức khỏe, ăn uống, và thích nghị.
Các bước[sửa]
Giúp Mèo mẹ Sinh nở và Chăm sóc Mèo sơ sinh (0 đến 4 tuần tuổi)[sửa]
-
Chuẩn
bị
nơi
yên
tĩnh
cho
việc
sinh
nở.
Mèo
mẹ
sẽ
chọn
một
nơi
cảm
thấy
an
toàn
để
sinh
con.
Bằng
mọi
cách,
bạn
có
thể
tìm
hộp
các
tông
lớn,
lật
sang
mặt
kia
và
lót
ổ
bằng
chất
liệu
giữ
nhiệt
và
khô
ráo-nhưng
bạn
cũng
đừng
nên
thất
vọng
nếu
mèo
mẹ
có
cách
làm
khác.
Bản
năng
nói
với
nó
phải
tìm
chỗ
kín
yên
tĩnh,
chẳng
hạn
như
dưới
giường,
phía
sau
ghế
sofa,
hoặc
bên
trong
tủ
bếp.[1]
- Để tìm hiểu thêm về cách thức hỗ trợ mèo mẹ sinh con, bạn có thể xem bài viết này.
- Không làm phiền mèo mẹ trong lúc sinh và hai ngày đầu tiên. 48 giờ đầu tiên là một thời điểm quan trọng cho mèo mẹ liên kết với mèo con, vì vậy bạn không nên làm phiền nó. Nếu mèo mẹ sinh dưới gầm giường, thì bạn nên để chúng yên. Việc di chuyển mèo con mới sinh sẽ gây căng thẳng cho mèo mẹ và điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là mèo mẹ sẽ bỏ rơi con mình. Một khi mèo mẹ gắn kết chặt chẽ, vào khoảng bốn hoặc năm ngày, nếu cảm thấy di chuyển mèo con là cần thiết, thì bạn có thể thực hiện điều này.[1]
-
Để
thức
ăn,
nước,
và
đất
vệ
sinh
ở
trong
phòng.
Mèo
mẹ
sẽ
không
rời
mèo
con
quá
lâu
trong
hai
tuần
đầu
tiên
sau
khi
ra
đời.
Vì
vậy
bạn
nên
đặt
thức
ăn
và
nước
trong
phạm
vi
khoảng
cách
hợp
lý,
và
nếu
có
thể,
cung
cấp
khay
vệ
sinh
trong
cùng
một
phòng
để
mèo
mẹ
có
thể
ở
trong
phạm
vi
tầm
nhìn
và
âm
thanh
của
mèo
con.
- Nếu thức ăn nằm ở phòng khác, một số mèo mẹ sẽ chọn biện pháp không ăn uống thay vì rời khỏi đám con của mình để đi tìm kiếm thức ăn.[1]
- Cho mèo mẹ ăn thêm thức ăn. Nó cần bổ sung thêm năng lượng để tiết sữa cho mèo con.[1]
-
Để
cho
mèo
mẹ
thực
hiện
toàn
bộ
công
việc
vệ
sinh.
Bản
năng
giúp
cho
mèo
luôn
giữ
gìn
vệ
sinh
trong
ổ
của
mình.
Mèo
sơ
sinh
không
tự
vệ
sinh
được,
vì
vậy
mèo
mẹ
phải
liếm
bộ
phận
sinh
dục
của
mèo
con
trước
và
sau
khi
cho
bú
để
kích
thích
bài
tiết
chất
thải.
Điều
này
giúp
cho
ổ
mèo
luôn
sạch
sẽ.
Bạn
nên
hạn
chế
làm
xáo
trộn
ổ
của
chúng.
- Nếu ổ mèo bị bẩn, bạn nên chờ cho đến khi mèo mẹ nhảy ra ngoài đi vệ sinh để dọn dẹp và thay mới vật dụng lót ổ.[1]
- Kiểm tra mèo con đã bú sữa hay chưa. Nếu mèo mẹ đang ở đó, thì mèo con thường sẽ bú sữa ngay sau khi mèo mẹ sinh đứa con cuối cùng. Mèo sơ sinh thường dành hết thời gian để ngủ, thức dậy bú sữa mỗi hai đến ba tiếng. Nếu chúng không bú sữa, hoặc bị anh chị em đẩy ra xa mèo mẹ, thì bạn cần cho chúng bú sữa bình như mô tả trong Phần 2.
- Cân nhắc triệt sản cho mèo mẹ. Triệt sản cho mèo (cắt bỏ tử cung) sau khi mèo con cai sữa được nhiều bác sĩ thú y và tổ chức nhân đạo khuyến nghị. Điều này giúp ngăn chặn sinh con ngoài ý muốn, hơn nữa cũng mang lại lợi ích đối với sức khỏe của mèo đã triệt sản.[2]
- Xem xét tẩy giun cho mèo con. Bước này có thể xảy ra sớm nhất là hai tuần nếu cần thiết. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y cho thuốc thích hợp và liều dùng.[3]
Chăm sóc Mèo con Mồ côi (0 đến 4 tuần tuổi)[sửa]
-
Cho
mèo
con
uống
chất
thay
thế
sữa.
Bột
thay
thế
sữa
mèo
(như
Cimicat)
có
thể
được
mua
tại
phòng
khám
bác
sĩ
thú
y,
cửa
hàng
vật
nuôi
lớn,
hoặc
trên
Internet.
Một
loại
bột
thay
thế
sữa
có
chất
lượng
tốt
đó
là
KMR.
Loại
này
tương
tự
như
sữa
bột
trẻ
em,
với
các
thành
phần
tương
tự
như
sữa
mèo
mẹ.
Bột
thay
thế
sữa
có
hướng
dẫn
lượng
bột
pha
cần
thiết
trong
mỗi
bữa
ăn.
- Không cho mèo uống sữa bò vì lactose gây khó chịu cho dạ dày của mèo con. Nếu không có bột thay thế sữa và con mèo đang đói, bạn có thể cho chúng uống nước đun sôi để nguội bằng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm cho đến khi bạn đến phòng khám bác sĩ thú y hoặc cửa hàng vật nuôi. Điều này cung cấp đủ nước cho mèo con và không làm dạ dày của chúng khó chịu.[1]
- Sử dụng bình sữa dành cho mèo con kèm theo núm vú thiết kế đặc biệt. Bạn có thể mua tại phòng khám bác sĩ thú y, một cửa hàng vật nuôi lớn, hoặc trên Internet. Trong trường hợp khẩn cấp sử dụng chai nhỏ mắt hoặc ống tiêm nhỏ để nhỏ bột thay thế sữa vào miệng của mèo con.[1]
- Kích thích mèo con ợ hơi sau mỗi bữa ăn. Thực hiện giống như đối với trẻ sơ sinh: ẵm mèo nằm úp lên vai, hoặc đặt một tay dưới bụng. Vỗ nhẹ và chà lưng chúng.[3]
-
Kích
thích
mèo
con
bài
tiết
chất
thải.
Trước
và
sau
mỗi
lần
bú,
bạn
có
thể
lau
bộ
phận
sinh
dục
của
mèo
con
bằng
chiếc
khăn
giấy
hoặc
miếng
gạc
ngâm
trong
nước
ấm.
Điều
này
kích
thích
mèo
con
đi
vệ
sinh,
nếu
không
chúng
sẽ
không
tự
bài
tiết
chất
thải
được.[1]
Giữ
mèo
con
trong
phạm
vi
khay
vệ
sinh
và
dùng
khăn
chà
xát
bộ
phận
sinh
dục
và
vùng
hậu
môn
của
chúng
sau
mỗi
bữa
ăn.
Tiếp
tục
làm
điều
này
cho
đến
khi
mèo
con
tiểu
tiện
và
đại
tiện
xong
(khi
chất
thải
không
còn
tiết
ra
nữa).
- Chà xát theo một hướng-việc chà xát qua lại sẽ gây khó chịu.
- Không nên dùng bông gòn vì chất liệu này dễ bị tơi ra.[3]
-
Tìm
dấu
hiệu
chất
thải
khỏe
mạnh.
Nước
tiểu
nên
có
màu
vàng
và
mùi
nhẹ,
và
phân
có
màu
vàng
nâu,
có
hình
dạng
cục
nhỏ.
Nước
tiểu
sậm
màu
và
có
mùi
hăng
là
dấu
hiệu
của
mất
nước;
phân
xanh
có
thể
là
dấu
hiệu
của
việc
bú
sữa
quá
nhiều,
trong
khi
phân
trắng
có
thể
là
hiện
tượng
kém
hấp
thu
nghiêm
trọng.
Gọi
bác
sĩ
thú
y
nếu
bạn
có
bất
kỳ
mối
quan
ngại
nào.
- Nếu mèo con không đi tiểu trong vòng 12 giờ, bạn cần gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.
- Hầu hết mèo con ị một lần một ngày, nhưng lịch trình có thể khác nhau đối với từng con. Đưa mèo con đi khám bác sĩ thú y nếu chúng không đi vệ sinh trong hơn hai ngày.[3]
- Thực hiện theo lịch trình bữa ăn của mèo con. Trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh, mèo con ăn mỗi 2-3 giờ. Mèo con sẽ cho bạn biết chúng đang đói bằng cách kêu gào và quằn quại như thể đang tìm núm vú. Mèo con bú sữa no thường xuyên ngủ gật trong khi bú và có bụng tròn. Sau hai tuần, bạn có thể cho ăn mỗi 3-4 giờ, với khoảng cách sáu giờ qua đêm.[1]
-
Giữ
ấm
cho
mèo
con
bằng
miếng
đệm
nóng
kín
đáo.
Mèo
sơ
sinh
(dưới
hai
tuần
tuổi)
không
thể
tự
điều
chỉnh
nhiệt
độ
cơ
thể
và
thường
giữ
ấm
bằng
cách
rúc
vào
người
mèo
mẹ.
Bạn
có
thể
mô
phỏng
hành
vi
này
bằng
cách
giữ
chúng
trên
miếng
đệm
nóng
được
thiết
kế
dành
cho
chó
con
hoặc
mèo
con.
Tránh
đặt
chúng
tiếp
xúc
trực
tiếp
với
miếng
đệm:
nếu
mèo
con
tiếp
xúc
trực
tiếp
với
miếng
đệm
nóng,
chúng
có
thể
bị
bỏng
cục
bộ
hoặc
sốc
nhiệt.
Tuy
nhiên,
miếng
đệm
thông
thường
có
lớp
lông
cừu
bao
phủ
vì
vậy
sẽ
không
gây
nên
vấn
đề
gì,
trừ
khi
bạn
tháo
vỏ
để
giặt
giũ,
thì
có
thể
thay
thế
bằng
khăn.
- Khi mèo con lớn hơn (trên hai tuần tuổi), chúng có thể di chuyển ra khỏi miếng đệm nếu cảm thấy quá nóng.[1]
- Không cho mèo con đang lạnh bú sữa, Nếu thân nhiệt của mèo con hạ thấp, bạn cần sưởi ấm cho chúng từ từ. Mèo con đang bị lạnh nếu tai hoặc/và đệm thịt dưới bàn chân có cảm giác lạnh. Cho ngón tay trỏ vào miệng chúng: nếu mèo con cảm thấy lạnh, thì nhiệt độ cơ thể của chúng quá thấp có thể gây đe dọa đến mạng sống. Bạn cần làm ấm từ từ bằng cách bọc kín cơ thể mèo còn bằng chăn lông cừu và cho tiếp xúc gần với cơ thể của bạn, chà xát nhẹ nhàng bằng tay trong vòng một đến hai giờ.[4]
-
Tìm
hiểu
thêm
về
chăm
sóc
mèo
con
mồ
côi.
Bạn
có
thể
bắt
đầu
với
bài
viết
này.
Liên
hệ
với
bác
sĩ
thú
y
để
biết
thêm
thông
tin
và
một
số
đề
xuất.
Bác
sĩ
thú
y
cũng
có
thể
cung
cấp
vắc
xin
ngăn
ngừa
các
bệnh
thông
thường
và
tẩy
giun
cho
mèo
con.
- Mèo con mồ côi có thể tẩy giun khi được hai tuần tuổi, và, tùy thuộc vào tình hình của chúng, có thể được tiêm phòng trong giai đoạn 2-8 tuần tuổi. Mèo con có hệ thống miễn dịch yếu bởi vì, không giống như những con mèo con khác, chúng không nhận được kháng thể từ sữa mèo mẹ.[3]
Cai sữa và Tập thích nghi cho Mèo con (4-8 Tuần tuổi)[sửa]
-
Bắt
đầu
cung
cấp
thêm
thực
phẩm
dành
cho
mèo
con.
Nếu
mèo
mẹ
ở
gần
đó,
quá
trình
cai
sữa
(chuyển
từ
sữa
mẹ
sang
thức
ăn
rắn)
xảy
ra
một
cách
tự
nhiên
từ
khoảng
bốn
tuần.
Tại
thời
điểm
này,
mèo
mẹ
cảm
thấy
mệt
mỏi
khi
mèo
con
nhai
núm
vú
của
nó
và
bắt
đầu
dành
thời
gian
tách
khỏi
chúng.
Đổi
lại,
mèo
con
khi
cảm
thấy
đói
sẽ
ăn
thức
ăn
ngoài
và
thường
khám
phá
ra
thức
ăn
của
mèo
mẹ.
- Khi mèo con bắt đầu tập ăn thức ăn, chúng có thể tiến hành quá trình cai sữa ngay thời điểm này.[5]
- Cung cấp nước. Mèo con không cần uống nước cho đến khi chúng bắt đầu cai sữa, trong khoảng bốn tuần tuổi. Tuy nhiên, bất kỳ mèo con nào ở lứa tuổi này, cần phải được cung cấp nước liên tục. Thay nước mới khi nước cũ bị nhiễm bẩn (vì mèo thường bước vào và/hoặc ị vào trong bát).[6]
- Cung cấp thức ăn cho mèo con nuôi bằng tay. Nếu bạn tự cho mèo con bú sữa, thì việc cai sữa cũng tương tự như vậy. Bạn có thể đổ bột sữa thay thế vào đĩa và đưa ngón tay nhúng vào để dạy cho mèo con cách liếm trước. Sau đó, bạn trộn thêm thức ăn ướt với bột sữa thay thế để tạo thành hỗn hợp đặc dành cho mèo con tập liếm thức ăn. Khi chúng đã thành thạo, bạn có thể trộn thêm để hỗn hợp đặc hơn cho đến khi mèo con hoàn toàn chuyển sang ăn thức ăn rắn.[1]
-
Tập
thích
nghi
cho
mèo
con
bằng
cách
giới
thiệu
chúng
với
những
điều
mới
mẻ.
Thích
nghi
là
quá
trình
rất
quan
trọng
khi
mèo
con
từ
ba
đến
chín
tuần
tuổi.
Từ
ba
tuần
tuổi
trở
đi,
bạn
nên
tiếp
xúc
với
mèo
con
càng
nhiều
càng
tốt
hàng
ngày.
Giới
thiệu
chúng
đến
các
điểm
tham
quan
và
âm
thanh
khác
nhau,
chẳng
hạn
như
máy
hút
bụi,
máy
sấy
tóc,
đàn
ông
có
râu,
trẻ
em.
.
.
bất
cứ
điều
gì
bạn
có
thể
nghĩ
đến.
Trong
khoảng
sáu
tuần
tuổi,
mèo
con
thường
hào
hứng
với
trải
nghiệm
mới,
và
những
gì
chúng
gặp
bây
giờ
sẽ
dễ
dàng
chấp
nhận
mà
không
có
bất
kỳ
thắc
mắc
như
mèo
trưởng
thành,
khiến
cho
mèo
con
trở
nên
vui
vẻ,
thích
nghi
tốt
và
hòa
đồng.[5]
- Sử dụng đồ chơi dành cho mèo, bóng, dây, hoặc đồ vật khác để chơi với mèo con, nhưng không dùng đồ vật nhỏ vì chúng có thể nuốt phải. (Lưu ý rằng mèo con và mèo có thể ăn dây chuỗi hoặc sợi nếu không được giám sát, do đó, chỉ cho phép điều này trong khi tương tác với bạn. Nếu không mèo con có thể bị nghẹt thở.)
- Không huấn luyện mèo con xem ngón tay và bàn tay người là đồ chơi, hoặc chúng có thể tiếp tục cắn và cào khi đã trưởng thành.
- Cung cấp đất vệ sinh không vón cục. Chọn vị trí đặt khay vệ sinh cẩn thận, vì một khi đã quen với nó, mèo con có thể sẽ tiếp tục sử dụng chỗ đó. Nếu huấn luyện mèo đi vệ sinh, bạn chỉ cần đặt chúng và đó sau mỗi bữa ăn, hoặc bất cứ khi nào mèo con bắt đầu cúi mình và cào sàn nhà để chuẩn bị đi ị. Dọn dẹp khay vệ sinh ít nhất một lần một ngày, nếu không mèo con có thể không sử dụng khay nữa.
-
Giữ
mèo
ở
trong
nhà
cho
đến
khi
nó
có
thể
tự
kiểm
soát.
Khi
bác
sĩ
thú
y
cho
phép,
bạn
có
thể
cho
mèo
ra
ngoài
để
khám
phá.
Bạn
cần
quán
sát
cẩn
thận
cho
đến
khi
mèo
con
biết
cách
quay
trở
về
nhà.
- Cho mèo ra ngoài khi chúng hơi đói. Khiến chúng quay trở lại bằng cách gọi tên và đưa thức ăn ra. Điều này sẽ nhắc nhở con mèo rằng trong khi việc đi khám phá bên ngoài có thể thú vị, nhưng điểm đến cuối cùng của nó sẽ luôn luôn là nhà của bạn.
- Cho mèo con có trách nhiệm. Nếu bán hoặc cho mèo con, bạn nên đợi đến khi chúng ít nhất được tám tuần tuổi, và nhưng mười hai tuần tuổi thì lý tưởng hơn. Đưa chúng đến bác sĩ thú y và tiêm ngừa trước khi chúng rời xa bạn. Luôn kết hợp theo dõi với người chủ mới để đảm bảo mèo con được tiêm thuốc và dự kiến sẽ được triệt sản. Trao đổi số điện thoại với chủ mới, do đó bạn có thể xác nhận con mèo được chăm sóc tốt, hoặc trong trường hợp người chủ muốn trả lại (ít nhất bạn có thể giúp mèo con tìm chủ khác).
Chăm sóc Mèo con được Nhận nuôi (Từ 8 tuần tuổi trở lên)[sửa]
- Đề nghị người nuôi mèo trước đây cung cấp chăn có mùi giống như mèo mẹ và anh chị em của mèo con. Mùi này giúp chúng cảm thấy thoải mái trong khi ở nhà mới.[9]
-
Hỏi
về
loại
thức
ăn
mà
mèo
con
đã
ăn
trước
đây.
Sau
đó
cung
cấp
cho
chúng
loại
thực
phẩm
đó
trong
vòng
vài
ngày
để
không
tạo
nên
sự
thay
đổi
quá
lớn
trong
một
lúc.[9]
Khi
con
mèo
con
đã
định
cư
tại
nhà
mới,
đây
là
cơ
hội
để
bạn
thay
đổi
thức
ăn
của
chúng
bằng
loại
mà
bạn
chọn
lựa
và
nên
thực
hiện
từ
từ:
thay
thế
một
lượng
nhỏ
thức
ăn
cũ
của
mèo
con
bằng
thức
ăn
mới,
tăng
lượng
thức
ăn
từ
từ
trong
vòng
một
tuần.[10]
- Nếu mèo con ăn thức ăn viên dạng khô, thì bạn nên đổ loại đó vào bát cho chúng ăn cả ngày. Nếu mèo con đang ăn thức ăn ướt, bạn có thể cho chúng ăn nhiều bữa nhỏ cách nhau sáu giờ.[9]
- Tiếp tục cho ăn thức ăn dành cho mèo con, không nên cho ăn thức ăn dành cho mèo trưởng thành cho đến khi chúng được một tuổi.[11]
-
Cung
cấp
nước.
Mèo
con
trên
bốn
tuần
tuổi
cần
được
cung
cấp
nước,
cho
nên
bạn
cần
chuẩn
bị
sẵn
nước
sạch
cho
chúng.
- Mèo có xu hướng uống nước không nằm bên cạnh bát thức ăn của chúng. Bạn nên khuyến khích chúng uống nước bằng cách đặt nhiều bát nước quanh nhà.
- Cho mèo con làm quen từ từ với nhà mới. Ban đầu chỉ nên giới thiệu một phòng: việc cho chúng khám phá toàn bộ ngôi nhà sẽ quá áp đảo trong ngày đầu tiên. Chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi (tốt nhất là có hai bên và một mái nhà để mèo con cảm thấy an toàn như khi ở trong ổ của nó), đặt thức ăn và nước trong góc phòng, và khay vệ sinh ở góc đối diện. Chỉ dẫn cho mèo con thấy đồ ăn nước uống cũng như chỗ đi vệ sinh, và sau đó để nó được nghỉ ngơi. Đây là một ngày trọng đại đối với những con mèo nhỏ, cho nên bạn cần để chúng tự thích nghi và ngủ vài giờ.[12]
- Quan tâm đến mèo con càng nhiều càng tốt. Dành nhiều thời gian chải chuốt, vui chơi, đùa nghịch và tương tác với mèo con. Điều này sẽ giúp cho chúng trưởng thành với tính cách hòa đồng, thân thiện.[9]
- Bảo đảm an toàn cho mèo con và đồ vật trong nhà. Đặt dây điện và thiết bị tránh xa tầm với của mèo con để chúng không nhai phải. Bạn có thể đầu tư khóa trẻ em đối với tủ đồ ở dưới thấp nếu con mèo có tính tò mò .
- Lên kế hoạch đi khám bác sĩ thú y. Khi được chín tuần tuổi mèo con có thể tiêm chủng mũi đầu tiên. Đây là thời gian lý tưởng để bác sĩ thú y kiểm tra, tẩy giun và bắt đầu tiêm chủng. Thuốc chủng ngừa mèo con cơ bản bao gồm bảo vệ chống lại bệnh cúm mèo và nhiễm trùng ruột. Ngoài ra còn có các tùy chọn tiêm phòng bệnh bạch cầu ở mèo.[9]
Lời khuyên[sửa]
- Cho mèo con làm quen với nhà mới từ từ. Mèo con dưới hai tuần tuổi nên được giữ ngoài tầm với của vật nuôi khác, ngoại trừ trường hợp có mèo mẹ, và chỉ đụng chạm khi cần thiết.[13] Mèo con lớn hơn nên ở trong ổ và mỗi lần chỉ tiếp cận với một người, cho đến khi chúng bình tĩnh và không còn né tránh con người nữa.
- Khi giới thiệu mèo con tiếp xúc với vật nuôi khác, bạn nên giữ chúng trong vòng tay và một người khác giữ vật nuôi khác. Cho phép chúng ngửi hoặc liếm mèo con, sau đó để mèo con nấp đi nếu muốn.
- Nếu cho mèo con đi ra ngoài, bạn chỉ nên cho chúng tiếp cận khu vực được bao quanh bằng hàng rào cao, và luôn giám sát kỹ lưỡng. Tìm hiểu về thời tiết, vì bạn sẽ không muốn mèo con bị ướt, lạnh hay sợ hãi.
- Sử dụng đồ chơi lúc lắc để dạy mèo con cách săn bắt.
- Chờ cho đến khi con mèo lớn hơn một chút thì bạn có thể cho chúng ngủ trên giường. Mèo con có thể không thoải mái và muốn về lại chỗ nằm của chúng.
- Mèo con khi sinh ra đều bị mù. Bạn cần đảm bảo môi trường xung quanh an toàn để mèo con không làm tổn thương chính mình bằng cách chạm vào đồ vật sắc nét, hoặc rơi ra khỏi ổ.
- Chú ý cẩn thận vì mèo con có thể cào xước giấy dán tường nếu bạn sử dụng giấy dán trong nhà của mình. Tạo điều kiện cho chúng mài vuốt ở chỗ khác để không làm hỏng giấy dán tường.
- Áp dụng và tạo ra hoạt động mới cho con mèo một lần trong một thời gian, do đó chúng sẽ không cảm thấy chán khi làm điều tương tự mỗi ngày.
- Nếu con mèo kêu meo meo và chà xát cơ thể bạn rất nhiều, thì có thể chúng đang đói và cần phải được cho ăn. Điều quan trọng là chúng cần được ăn đúng bữa và đủ chất.
- Luôn tiến hành mọi thứ cách cẩn thận lúc đầu, đặc biệt là đối với mèo con còn rất nhỏ.
Cảnh báo[sửa]
- Mèo con sẽ chơi đùa với bất kỳ thứ gì chúng bắt gặp. Bạn cần dọn dẹp đồ vật sắc nhọn hoặc dễ nuốt để mèo con không gặp tai nạn.
- Các thông tin trong bài viết này không thể thay thế tư vấn chuyên môn của bác sĩ thú y. Khi cảm thấy nghi ngờ, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y!
- Nếu bị dị ứng với mèo, hoặc mèo con, bạn không nên nuôi chúng. Sống chung với mèo có thể làm bạn dị ứng nặng hơn hoặc dẫn đến bệnh hen suyễn.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Khay vệ sinh
- Túi đất vệ sinh không vón cục
- Đồ chơi dành cho mèo
- Bát nước và thức ăn
- Sữa thay thế dành cho mèo
- Bình sữa dành cho mèo con (hoặc có thể thay bằng ống nhỏ hoặc ống tiêm)
- Thức ăn dành cho mèo con (ở dạng khô hoặc ướt)
- Khăn giấy
- Chỗ nằm dành cho mèo
- Lược chải (nếu mèo có lông dài)
- Vị trí mài vuột
- Nước sạch
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,00 1,01 1,02 1,03 1,04 1,05 1,06 1,07 1,08 1,09 1,10 Sinh sản ở Chó và Mèo. Christianseen. Nhà xuất bản: Bailliere Tindall.
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/cat-care/spay-neuter
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 http://www.nycferalcat.org/BottleFeedingKittens-Legal.pdf
- ↑ http://www.animalalliancenyc.org/wordpress/2013/05/what-to-do-and-not-do-if-you-find-a-newborn-kitten/
- ↑ 5,0 5,1 Hành vi Loài mèo: Hướng dẫn cho bác sĩ thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunders.
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/cat-care/weaning
- ↑ http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/cat-care/cat-litter
- ↑ 9,0 9,1 9,2 9,3 9,4 Hành vi Loài mèo: Hướng dẫn cho bác sĩ thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunders.
- ↑ http://www.vets4pets.com/pet-advice/cat-advice/kitten-advice/feeding-your-kitten/
- ↑ http://www.aspca.org/pet-care/cat-care/nutrition-tips-kittens
- ↑ Feline Behavior: a Guide for Veterinarians.Hành vi Loài mèo: Hướng dẫn cho bác sĩ thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunders.
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/socializing-your-kitten