Chăm sóc mèo mù

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chăm sóc Mèo mù)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tuổi cao sức yếu, bệnh tật hoặc tổn thương là những nguyên nhân làm cho mèo bị mù lòa. Mặc dù đây là biến cố không mấy tốt đẹp đối với bạn lẫn mèo của mình, nhưng không có nghĩa cuộc sống hạnh phúc và tràn đầy sẽ chấm dứt. Thật vậy, mèo cưng sẽ thích nghi với hiện trạng mới và bạn có thể nỗ lực nhằm mang lại cho chúng một cuộc sống đầy niềm vui. Bạn có thể chăm sóc mèo bị mù bằng cách đưa chúng đi khám bác sĩ thú y, dọn dẹp đồ đạc trong nhà, và tìm cách thức mới để chơi đùa với chúng. Dưới đây là hướng dẫn cách để chăm sóc mèo mù và bạn có thể tham khảo áp dụng cho người bạn của mình.

Các bước[sửa]

Xác định Tình trạng Mù lòa ở Mèo[sửa]

  1. Sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ thú y. Nếu nghi ngờ mèo bị mù, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ ngay lập tức. Một số bệnh mù lòa có thể khắc phục nếu được chữa trị kịp thời. Ví dụ nếu mèo bị mù do tăng huyết áp, thì có thể cho chúng uống thuốc hằng ngày để khôi phục thị lực cũng như ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác có thể nảy sinh.[1]
    • Mèo cưng cần được bác sĩ thú y thăm khám thường xuyên ngay cả khi chúng trông có vẻ khỏe mạnh. Việc chẩn đoán và trị bệnh sớm có khả năng phòng ngừa tình trạng mèo bị mù lòa.[2]
  2. Quan sát dấu hiệu cho thấy mèo trở nên mù lòa. Đôi khi mèo sẽ bị mù trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Sau khi mèo gần như hoặc bị mù hoàn toàn, bạn sẽ nhận thấy một số hành vi bất thường ở chúng. Quan sát con mèo để xác định xem nó có bị mù hay không. Một số hành vi xuất hiện ở mèo mù bao gồm:[1]
    • bối rối với khung cảnh xung quanh
    • đâm vào đồ đạc và vật dụng trong nhà
    • nhảy hoặc tiếp đất hụt mà mèo từng rất điêu luyện khi thực hiện những động tác này
    • ngại di chuyển xung quanh hoặc thám hiểm bên ngoài
    • dụi hoặc nheo mắt
  3. Kiểm tra triệu chứng mù lòa ở mắt mèo. Nếu nghi ngờ hành vi của mèo cho thấy chúng trở nên mù lòa, bạn nên kiểm tra mắt để xem có gì khác thường hay không. Ngay cả khi dấu hiệu mù lòa không xuất hiện, bạn vẫn nên kiểm tra mắt mèo thường xuyên để phát hiện triệu chứng mù lòa sớm. Một số triệu chứng mù ở mèo bao gồm:[1]
    • mắt không phản ứng với ánh sáng, đồng tử giãn ra
    • mắt mờ đục, viêm nhiễm, hoặc đổi màu
    • mắt chảy hoặc đầm đìa nước mắt

Sắp xếp Chỗ ở cho Mèo mù[sửa]

  1. Hạn chế chướng ngại vật trong nhà. Vì trong thời gian đầu mèo sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng trong nhà, bạn cần tạo điều kiện tốt nhất cho chúng bằng cách dọn dẹp đồ đạc gây chướng ngại. Dọn sạch sàn nhà giúp cho mèo định hướng di chuyển trong khu vực mà không bị va chạm vào đồ vật.[1] Một số cách hạn chế chướng ngại vật trong nhà bao gồm:
    • giữ nguyên vị trí đồ nội thất trong nhà
    • dọn dẹp nhà và đống đồ đạc sạch sẽ
    • hướng dẫn con cái cất đồ chơi đúng vị trí sau khi chơi xong
  2. Duy trì môi trường xung quanh luôn yên tĩnh. Vì mèo không còn khả năng nhận thức xung quanh có phải là mối đe dọa hay không, nên chúng có thể sợ hãi khi nghe tiếng ồn so với trước khi mất thị lực. Bạn nên giúp mèo cảm thấy bình tĩnh và an toàn bằng cách tránh tạo tiếng ồn lớn và đề nghị người thân trong nhà cũng làm như vậy.[1] Nếu vô tình tạo nên âm thanh lớn, bạn nên xoa dịu mèo cưng bằng cách âu yếm và nói chuyện nhẹ nhàng với chúng. Một số biện pháp duy trì môi trường yên tĩnh bao gồm:
    • Đứng dậy khỏi ghế từ từ thay vì nhảy lên đột ngột.
    • Lên gác nói chuyện với người ở tầng trên thay vì đứng ở dưới và nói vọng lên.
    • Tránh đóng sầm cửa tủ đựng đồ ăn và cửa ra vào.
  3. Trò chuyện với mèo. Vì mèo cưng không còn khả năng nhìn thấy bạn khi chúng bước vào phòng, cho nên bạn cần hình thành thói quen nói ậm ừ và tán gẫu với bản thân để cho mèo biết rằng bạn đang ở đâu. Chúng sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn nếu bạn nói chuyện tán gẫu nhẹ nhàng khi ở gần chúng. Điều này giúp cho mèo không bị giật mình khi bạn muốn vuốt ve chúng. Bằng việc thông báo sự hiện diện của bạn, con mèo sẽ ít bị bất ngờ khi cảm nhận bàn tay của bạn đang ở trên lưng chúng.[1]
  4. Cân nhắc nhu cầu an toàn vui chơi ngoài trời tăng cao. Nếu mèo từng hay đi ra ngoài trước khi bị mù, bạn nên ở cạnh chúng càng nhiều càng tốt khi mèo cưng rong chơi ngoài trời. Khi có mặt tại thời điểm mèo tiến hành khám phá lại môi trường bên ngoài, bạn có thể giải cứu chúng kịp thời trong trường hợp gặp tai nạn trong khi vẫn cho phép chúng tận hưởng khoảng thời gian khi ở ngoài trời.
    • Giữ mèo ở trong vườn rào kín khi chúng muốn ra ngoài. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mèo cưng bị thương hoặc thất lạc.[3]
    • Cân nhắc sử dụng dây xích cổ để ngăn mèo đi lang thang khắp nơi và có thể gặp nguy hiểm.
    • Nếu không có khả năng trông chừng mèo khi chúng chơi bên ngoài, bạn không nên cho chúng ra ngoài trời.

Chăm sóc Mèo mù[sửa]

  1. Làm theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ thú y. Nếu mèo cưng được chẩn đoán mắc bệnh yêu cầu điều trị, thuốc đặc biệt hoặc biện pháp can thiệp khác, thì bạn cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nếu tình trạng mù lòa ở mèo có liên quan đến căn bệnh cụ thể, thì chúng sẽ không thể phục hồi cho đến khi được chữa trị tận gốc. Liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức ngay khi tình trạng của mèo trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không cải thiện mặc dù đã được chữa trị.
    • Bạn cần nhận thức rằng một số dạng mù lòa không thể chữa khỏi cho dù được can thiệp y tế. Mèo có thể bị mù suốt đời, nhưng chúng vẫn có thể sống một cuộc sống vui vẻ.[1]
  2. Chơi đùa với mèo. Chúng vẫn rất bình thường. Ngay cả khi bị mù, mèo cưng vẫn muốn làm những điều mà một con mèo bình thường thích làm, ví dụ như hoạt động leo trèo. Khi mua đồ chơi, bạn nên tìm các loại thiết kế đặc biệt dành cho mèo mù. Ngoài ra, bạn cũng nên chuyển đổi kiểu chơi dựa trên thị giác sang thính giác, như là "đi theo âm thanh". Bất cứ thứ gì có nếp nhăn, kêu tanh tách, kêu vang hoặc gõ được đều có thể đóng vai trò làm hình thức tiêu khiển mới.
    • Nên mua loại đồ chơi phát ra tiếng kêu giống như chuột hoặc chim chóc. Mèo cưng sẽ thích đi theo âm thanh cùng với những món đồ chơi đó.
  3. Chăm sóc mèo cưng như bạn vẫn thường làm. Chải chuốt cho mèo thường xuyên, cho chúng ăn thực phẩm nhiều dưỡng chất, thỉnh thoảng cung cấp đồ ăn vặt, và đưa mèo đi khám tổng quát. Chú ý đặc biệt đến mũi và tai mèo, vì hai giác quan này giờ đây sẽ giúp cho cuộc sống của chúng dễ dàng hơn.
    • Đặt thức ăn và nước uống ở vị trí cố định như trước đây.
    • Cân nhắc mua thêm khay vệ sinh thứ hai để tạo điều kiện cho mèo giải quyết nhu cầu kịp thời. Chúng sẽ mất nhiều thời gian tìm kiếm khay vệ sinh hơn vì bây giờ chúng đã bị mù.[4]

Lời khuyên[sửa]

  • Thính giác và khứu giác của mèo nhạy hơn người; vì thế, nói tóm lại, mèo có khả năng bù đắp lại thị giác đã mất tốt hơn và nhanh hơn con người.
  • Mèo cũng có thể ít căng thẳng hơn con người khi bị mất thị giác. Chúng không nhận ra được điều gì là không "bình thường". Ngày hôm qua mèo vẫn nhìn được bình thường, hôm nay chúng lại không thể. Bạn không cần phải nhân tính hóa những gì mà con mèo đang trải qua một cách quá mức, thay vào đó bạn nên dành công sức để tăng cường trải nghiệm sống của chúng theo cách khác.
  • Chuồng ngoài trời được che chắn kỹ thường bảo đảm sự an toàn cho mèo mù hơn là vườn hoặc sân trống trải.
  • Nếu trong nhà có trẻ em, bạn nên giải thích cho chúng hiểu lý do tại sao nên cất đồ chơi và đồ dùng khác đúng chỗ.
  • Khuyến khích mèo leo trèo nhiều hơn là chạy nhảy. Khi leo trèo chúng sẽ ít bị va vào đồ đạc. Bạn có thể đặt trụ leo có chiều thẳng đứng hoặc thứ khác tương tự để khuyến khích mèo cưng. Sợi xidan là chất liệu lý tưởng để bọc kín bề mặt trụ leo.

Cảnh báo[sửa]

  • Mèo có triệu chứng suy giảm thị lực cần được đưa đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức.
  • Mèo đang mắc bệnh như là tiểu đường cần được kiểm tra thường xuyên để nhận biết dấu hiệu mù lòa sắp đến gần.
  • Nhiều trường hợp mù lòa hoàn toàn không thể chữa trị được.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây