Chăm sóc mèo con mồ côi nhỏ hơn ba tuần tuổi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chăm sóc mèo sơ sinh mồ côi là một việc đáng làm nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn. Con người không thể nào thay thế hoàn toàn mèo mẹ, và quá trình chăm sóc cũng như nuôi dưỡng mèo con cần nhiều thời gian. Thật không may, đôi khi mèo mẹ không đủ sức để chăm sóc, hoặc bỏ lại những đứa con mà nó sinh ra. Trong trường hợp này mèo con cần sự nuôi nấng bằng bàn tay của con người. Trước khi chăm sóc mèo con mồ côi, bạn cần liên lạc cho trại động vật địa phương và bác sĩ thú y để phân bổ mèo mẹ khác thay thế. Một số con sẽ chấp nhận, cho ăn cũng như tắm cho mèo con mồ côi, và đây là điều tốt nhất bạn có thể làm để mèo con được sống sót. Nếu không, bạn cần tạo dựng môi trường nuôi dưỡng và tìm hiểu phương pháp cho ăn đúng cách và chăm sóc mèo con chưa đầy ba tuần tuổi.

Các bước[sửa]

Tạo dựng Môi trường Nuôi dưỡng[sửa]

  1. Tìm hiểu cách thức ẵm mèo con. Luôn rửa tay trước và sau khi ẵm mèo con. Chúng có thể mang bệnh hoặc dễ bị nhiễm trùng và vi khuẩn bám trên da. Khi ẵm mèo con, bạn cần hết sức cẩn thận. Luôn luôn bảo đảm cơ thể mèo con được ấm áp bằng cách quan sát đệm thịt dưới bàn chân có lạnh hay không. Rất có thể chúng sẽ bắt đầu kêu khi cảm thấy lạnh.[1]
    • Nếu trong nhà có vật nuôi khác, bạn cần tách biệt với mèo con mồ côi trong ít nhất 2 tuần. Không để chúng dùng chung hộp vệ sinh, thực phẩm, hoặc bát nước, vì điều này có thể lây lan bệnh tật cho chúng.[2]
  2. Giữ ấm cho mèo con. Mèo sơ sinh (dưới 2 tuần tuổi) không có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và thường giữ ấm bằng cách rúc vào người mèo mẹ. Vì chúng không có mẹ ở bên cạnh, bạn nên đặt miếng đệm nóng thiết kế dành cho chó hoặc mèo con. Đặt mèo trên bệ lò sưởi, tránh tiếp xúc trực tiếp với miếng đệm nếu không có lớp lông ở trên. Nếu không có lông bao phủ, bạn nên quấn khăn xung quanh miếng đệm.[3]
    • Không nên để mèo con tiếp xúc trực tiếp với miếng đệm nóng, vì chúng có thể bị bỏng cục bộ hoặc sốc nhiệt.
    • Bạn cũng có thể sử dụng chai nước nóng bọc kín bằng khăn, nhưng cần kiểm tra thường xuyên để duy trì nhiệt (khoảng 37 độ C).[4]
  3. Thiết kế ổ mèo. Đặt hộp hoặc chuồng mèo ở nơi yên tĩnh, biệt lập của ngôi nhà. Vị trí cần phải ấm áp và kín gió, tránh xa vật nuôi khác. Lót khăn bên trong hộp để mèo con có chỗ nghỉ ngơi ấm cúng. Bạn cũng nên trải khăn lên hộp hoặc chuồng để giữ ấm.[4]
    • Không nên che lỗ thông khí trên hộp hoặc chuồng để mèo con không bị nghẹt thở.[1]
  4. Cho toàn bộ mèo sơ sinh ở cùng một chỗ. Bạn không cần tách riêng chúng ra từng hộp khác nhau. Để chúng nằm cạnh nhau nhằm giữ ấm và thoải mái hơn. Chiếc hộp hoặc chuồng cần đủ không gian cho mèo con di chuyển xung quanh.
    • Ví dụ, mèo con có thể di chuyển đến cạnh miếng đệm nóng nếu chúng cảm thấy quá nóng.[2]

Cho Mèo con Ăn[sửa]

  1. Mua bột sữa mèo thay thế. Bạn có thể chọn nhãn hiệu như Cimicat có tại phòng khám thú y, cửa hàng vật nuôi lớn, hoặc trên internet. Đây là loại sữa có công thức dành cho mèo sơ sinh, với thành phần tương tự như sữa mèo mẹ. Không cho mèo uống sữa bò vì đường, hoặc lactose, có thể làm dạ dày mèo con khó chịu.[5]
    • Nếu không có sữa thay thế và mèo con đang đói, bạn nên cho chúng uống tạm nước sôi để nguội. Sử dụng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm, cho đến khi bạn mua được sữa thay thế tại phòng khám thú y hoặc cửa hàng vật nuôi. Nước giúp mèo con không bị mất nước và không gây khó chịu dạ dày của chúng.[6]
  2. Chuẩn bị cho mèo con ăn. Tiệt trùng bình sữa và núm vú bằng nước sôi, sau đó để nguội hoàn toàn trên khăn sạch. Trộn công thức thay thế sữa bằng cây đánh trứng để đánh tan bột. Bạn cần làm ấm sữa lên đến 35-37 độ C trước khi cho mèo con bú. Ở bước kiểm tra cuối cùng bạn nên nhỏ vài giọt vào dưới cổ tay để chắc chắn rằng hỗn hợp không quá nóng.[7]
    • Luôn giữ ấm mèo con trước khi cho chúng ăn. Không nên cho mèo con ăn khi nhiệt độ cơ thể chúng thấp hơn 35 độ C vì có thể gây viêm phổi làm mèo khó thở và thậm chí gây tử vong.[7]
  3. Cố định mèo con và bình sữa khi cho bú. Không nên ẵm mèo và cho bú như em bé. Thay vào đó, bạn nên đặt chân chúng khụy xuống và đầu giữ thẳng giống như khi chúng bú sữa mèo mẹ. Giữ phần gáy và đặt núm vú vào phần bên, sau đó đẩy ra chính giữa miệng mèo. Khi đó mèo con sẽ tự điều chỉnh núm vú sao cho thoải mái. Bạn nên để mèo tự mút sữa trong bình. Không nên xịt hoặc đút vào miệng chúng.[7]
    • Kích thích mèo con ợ hơi sau khi ăn. Bước này giống như khi làm với em bé. Ẵm mèo con trên ngực, đùi, hoặc vai và nhẹ nhàng chà xát rồi vỗ lưng lại bằng 2 ngón tay cho đến khi chúng hết trớ.
    • Nếu mèo con không tự bám chặt lên người bạn được, bạn cần giữ yên khuôn mặt và không để chúng di chuyển phần đầu. Cho mèo con bú lần nữa và chắt vài giọt sữa ra ngoài. Khi đó chúng sẽ tự bám cố định.[7]
  4. Cho mèo con ăn thường xuyên. Mèo con khi đói sẽ kêu gào và ngọ nguậy như thể đang tìm núm vú để bú sữa. Cách 2-3 giờ bạn cho chúng ăn một lần trong 2 tuần đầu tiên. Bạn nên sử dụng bình sữa có núm vú thiết kế đặc biệt dành cho mèo (sản xuất bởi Catac).[4]Thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì chất thay thế sữa để xác định lượng cần thiết trong mỗi bữa ăn. Mèo con khi bú no thường ngủ gật trong khi bú sữa và có bụng tròn [3]
    • Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần sử dụng chai nhỏ thuốc hoặc ống tiêm nhỏ để nhỏ giọt sữa vào miệng mèo con.
    • Sau 2 tuần, bạn có thể cho chúng ăn mỗi lần cách nhau 3-4 giờ, và ban đêm là cách 6 giờ.

Chăm sóc Mèo con[sửa]

  1. Giúp mèo con đi vệ sinh. Thông thường, mèo mẹ hay liếm bộ phận sinh dục của mèo con sau mỗi lần bú để kích thích chúng đi tiểu và đại tiện. Trước và sau mỗi lần bú, bạn cần phải lau phía dưới của mèo con bằng miếng bông ngâm trong nước ấm. Bước này kích thích chúng đi vệ sinh, vì chúng không thể tự thực hiện cho đến khi được vài tuần tuổi.[3] Đặt mèo con lên tấm chăn sạch và lật chúng nằm nghiêng. Sử dụng miếng bông ẩm để chà xát bộ phận sinh dục theo một hướng, không chà xát ra sau và trước vì có thể gây ma sát. Bạn sẽ nhận thấy mèo con bắt đầu đi tiểu hoặc đại tiện. Tiếp tục cọ xát cho đến khi chúng ngừng đi vệ sinh.
    • Nước tiểu mèo con không mùi và có màu vàng nhạt. Còn phân thì có màu vàng nâu. Nếu bạn thấy phân có màu trắng hoặc xanh lá cây, hay nước tiểu đậm màu có mùi nồng, khi đó mèo con có thể bị mất nước hoặc cần sự chăm sóc y tế.[7]
  2. Lau sạch mèo con. Sau khi cho ăn và giúp chúng đi vệ sinh, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho mèo con. Lấy miếng vải ẩm ướt ấm áp và lau nhẹ phần lông. Sau đó thấm khô hoàn toàn và đặt chúng nằm trong hộp.[2]
    • Nếu thấy phân khô mắc trên lông mèo con, bạn nhẹ nhàng nhúng phần mông của chúng vào nước ấm. Sau đó cẩn thận dùng miếng vải lau sạch phân lỏng.[2]
  3. Kiểm tra cân nặng của mèo con. Mèo con nên tăng cân đều đặn trong vài tháng đầu tiên. Bạn cần kiểm tra cân nặng của chúng cùng một thời điểm mỗi ngày và ghi lại số liệu. Mèo con thường tăng trọng lượng gấp đôi một tuần sau khi sinh. Chúng nên tiếp tục tăng 15 gam mỗi ngày sau tuần đầu tiên.[7] Nếu mèo con ngừng tăng cân, hoặc sút cân, có thể chúng gặp phải vấn đề và cần đi khám bác sĩ thú y.
    • Ví dụ, mèo sơ sinh thường có cân nặng 90-110 gam. Khoảng 2 tuần tuổi, mèo con sẽ đạt trọng lượng khoảng 210 gam. Sau 3 tuần tuổi, cân nặng của chúng sẽ là 300 gam.[2]
  4. Nhận biết thời điểm đưa mèo con đi khám bác sĩ thú y. Bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để họ kiểm tra tình trạng mất nước, giun, ký sinh trùng, và đánh giá sức khỏe của mèo con.[4] Một số văn phòng bác sĩ thú y cung cấp dịch vụ khám miễn phí trong trường hợp bạn đang chăm sóc cho mèo con được cứu sống. Bạn cũng nên biết khi nào cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để điều trị. Bạn cần đưa mèo đi khám nếu có dấu hiệu sau đây:[2]
    • Thân nhiệt cao hoặc thấp (trên 39 độ C hoặc dưới 37 độ C)
    • Biếng ăn (nếu mèo con bỏ ăn một ngày, chúng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp)
    • Nôn mửa (nếu tình trạng kéo dài liên tục, chúng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp)
    • Sút cân
    • Ho, hắt hơi, mắt và mũi tiết dịch
    • Tiêu chảy (nếu tình trạng kéo dài liên tục, chúng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp)
    • Thiếu năng lượng
    • Chảy máu (chăm sóc y tế khẩn cấp)
    • Khó thở (chăm sóc y tế khẩn cấp)
    • Chấn thương, giống như bị xe đâm, ngã, đi khập khiễng, bị dẫm lên, bất tỉnh (chăm sóc y tế khẩn cấp)

Lời khuyên[sửa]

  • Nhiều thành phố tổ chức chương trình triệt sản cho mèo.
  • Trại động vật là nơi lý tưởng để được tư vấn và chăm sóc thú y không tốn kém, và có thể giúp bạn tìm nhà cho mèo con khi chúng đủ tuổi. Một số trại có tình nguyện viên nuôi mèo cho đến khi chúng lớn để được nhận nuôi.
  • Nơi tốt nhất dành cho mèo sơ sinh là ở bên cạnh mèo mẹ. Mèo hoang cần được ở với mẹ cho đến khi được 4 tuần tuổi, nếu có thể. Quan sát kỹ càng để xem chúng có phải mồ côi hoặc bị bỏ rơi hay không trước khi bắt đầu nuôi dưỡng. Đôi khi mèo mẹ không đi xa ổ của nó. Mèo con bị bỏ rơi sẽ bị bẩn và kêu gào liên tục vì đói và lạnh.
  • Nếu phát hiện lứa mèo sơ sinh mồ côi và không thể cung cấp dịch vụ cần thiết hoặc không biết nhờ ai giúp đỡ, bạn nên đưa chúng đến Tổ chức Nhân đạo hoặc trại động vật tại địa phương càng sớm càng tốt. Tổ chức Nhân đạo hoặc trại động vật có chuyên môn chăm sóc mèo con mồ côi nếu bạn không đủ điều kiện nuôi dưỡng chúng.
  • Nếu chỉ có một con mèo, bạn có thể đặt thú nhồi bông nhỏ ở bên cạnh để nó ôm ấp và gợi nhớ về mèo mẹ cũng như anh chị em của nó.
  • Dùng bàn chải đánh răng mô phỏng độ nhám của lưỡi mẹ mèo sau khi mèo con bú sữa xong. Đặt đồng hồ kêu tíc tắc gần ổ mèo để an ủi và làm chúng cảm thấy an tâm hơn.
  • Để mèo con ẩn nấp và không ép buộc chúng. Chúng sẽ dần cởi mở với bạn hơn. Lấy hộp lớn và đặt ổ mèo vào trong để mèo con cảm thấy an toàn.

Cảnh báo[sửa]

  • Ngay cả khi được chăm sóc tốt nhất, mèo con vẫn có thể chết đi vì không được mèo mẹ nuôi dưỡng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.animalalliancenyc.org/wordpress/2013/05/what-to-do-and-not-do-if-you-find-a-newborn-kitten/
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 http://www.sheltermedicine.com/node/39
  3. 3,0 3,1 3,2 Sinh sản ở Chó và Mèo. Christianseen. Nhà xuất bản: Bailliere Tindall
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 http://www.kittenrescue.org/index.php/cat-care/kitten-care-handbook/
  5. Sinh sản ở Chó và Mèo. Christianseen. Nhà xuất bản: Bailliere Tindall
  6. Sinh sản ở Chó và Mèo. Christianseen. Nhà xuất bản: Bailliere Tindall
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 7,5 http://www.nycferalcat.org/BottleFeedingKittens-Letter.pdf

Liên kết đến đây