Chương trình môn Lịch sử/Yêu cầu cần đạt
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung[sửa]
Môn Lịch sử góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù[sửa]
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
---|---|
Tìm hiểu lịch sử |
-
Nhận
diện
được
các
loại
hình
tư
liệu
lịch
sử;
hiểu
được
nội
dung,
khai
thác
và
sử
dụng
được
tư
liệu
lịch
sử
trong
quá
trình
học
tập.
- Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. |
Nhận thức và tư duy lịch sử |
-
Giải
thích
được
nguồn
gốc,
sự
vận
động
của
các
sự
kiện
lịch
sử
từ
đơn
giản
đến
phức
tạp;
chỉ
ra
được
quá
trình
phát
triển
của
lịch
sử
theo
lịch
đại
và
đồng
đại;
so
sánh
sự
tương
đồng
và
khác
biệt
giữa
các
sự
kiện
lịch
sử,
lí
giải
được
mối
quan
hệ
nhân
quả
trong
tiến
trình
lịch
sử.
- Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |