Chương trình môn Ngữ văn/Nội dung giáo dục/Lớp 1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Yêu cầu cần đạt Nội dung

ĐỌC[sửa]

KĨ THUẬT ĐỌC[sửa]

- Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm.

- Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng).

- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 - 60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.

- Bước đầu biết đọc thầm.

- Nhận biết được bìa sách và tên sách.

ĐỌC HIỂU[sửa]

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh.

- Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên.

- Nhận biết được lời nhân vật trong truyện dựa vào gợi ý của giáo viên.

Liên hệ, so sánh, kêt nối

- Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản.

- Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.

Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 10 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng 4 - 5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học, mỗi đoạn thơ, bài thơ có độ dài khoảng 30 - 40 chữ.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

- Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản về các chi tiết nổi bật trong văn bản.

- Trả lời được câu hỏi: “Văn bản này viết về điều gì?” với sự gợi ý, hỗ trợ.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản.

- Hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với học sinh.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 5 văn bản thông tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học. 

VIẾT[sửa]

KĨ THUẬT VIẾT[sửa]

– Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc với mặt đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa).

– Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết chữ hoa.

– Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh

– Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết. Tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ trong 15 phút.

VIẾT CÂU, ĐOẠN VĂN NGẮN[sửa]

Quy trình viết

Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì?

Thực hành viết

– Điền được phần thông tin còn trống, viết được câu trả lời, viết câu dưới tranh phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

– Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động - của nhân vật dưới tranh trong câu chuyện đã học dựa trên gợi ý.

– Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.

NÓI VÀ NGHE[sửa]

Nói[sửa]

– Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn vào người nghe khi nói.

– Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.

– Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe.

– Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý.

– Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh).

Nghe[sửa]

– Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ.

– Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học.

– Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?

Nói nghe tương tác[sửa]

– Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu.

– Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT[sửa]

1.1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh

1.2. Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh

1.3. Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng

2. Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi

3. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu

4.1. Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường

4.2. Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép

5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

KIẾN THỨC VĂN HỌC[sửa]

1. Câu chuyện, bài thơ

2. Nhân vật trong truyện

NGỮ LIỆU[sửa]

1.1. Văn bản văn học

- Cổ tích, ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện tranh, đoạn văn miêu tả

- Đoạn thơ, bài thơ (gồm cả đồng dao) Độ dài của văn bản: truyện và đoạn văn miêu tả khoảng 90 - 130 chữ, thơ khoảng 50 - 70 chữ

1.2. Văn bản thông tin: giới thiệu những sự vật, sự việc gần gũi với học sinh

Độ dài của văn bản: khoảng 90 chữ

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

3. Các từ ngữ có ý nghĩa tích cực, phù hợp với học sinh lớp 1

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây