Chặn cuộc gọi không mong muốn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn đang cố giữ bí mật số điện thoại di động nhưng vẫn nhận được các cuộc từ số lạ thì thật là khó chịu, nhất là khi bạn lo lắng về việc số điện thoại của mình đã bị thêm vào một danh sách lạ nào đó mà bản thân không hề hay biết. Tùy thuộc vào mẫu điện thoại bạn dùng, có một số cách để chặn hoặc ngăn các số lạ gọi đến.

Các bước[sửa]

Chặn Cuộc gọi trên Điện thoại Android và Apple iPhone[sửa]

  1. Tải ứng dụng chặn cuộc gọi trên Play Store. Người dùng Android có cơ số công cụ để thoát khỏi những cuộc gọi không mong muốn, đó chính là các ứng dụng sau:
    • Call Filter, một ứng dụng chặn cuộc gọi vô cùng phổ biến và hoàn toàn miễn phí.[1]
    • DroidBlock, một ứng dụng Android khác giúp bạn thoát khỏi các cuộc gọi không mong muốn và cũng miễn phí.[2]
    • Hãy luôn nhớ rằng các ứng dụng chặn cuộc gọi hoạt động phụ thuộc vào nhiều thứ, và không phải lúc nào cũng hiệu quả.
  2. Cuộc gọi làm phiền trực tiếp đến hộp thư thoại. Một số điện thoại Android có tùy chọn này, cho phép bạn kiểm tra hộp thư thoại và xác định kẻ làm phiền hay bất kỳ cuộc gọi không mong muốn nào cần chặn.[3] Để chặn trực tiếp số của kẻ làm phiền:[4]
    • Thêm số của kẻ làm phiền vào danh bạ.
    • Nhấn nút Menu (Trình đơn) và chọn Options (Tùy chọn).
    • Kích hoạt tùy chọn “Incoming calls/Send calls directly to voicemail” (Cuộc gọi đến/Cuộc gọi đi trực tiếp tới hộp thư thoại) .
    • Thêm bất kỳ số điện thoại làm phiền nào vào danh bạ và chúng sẽ được chuyển trực tiếp vào hộp thư thoại. Sau khi bị phớt lờ một vài cuộc gọi, hy vọng kẻ làm phiền sẽ hiểu ý và ngừng gọi tới.
    • Nếu bạn muốn chặn cuộc gọi dựa vào số điện thoại nhưng không muốn thêm số đó vào danh bạ, bạn có thể cài đặt ứng dụng trung gian như Mr. Number. Mr. Number là một ứng dụng Android miễn phí mà bạn có thể tải từ Play Store.[5]
  3. Bẻ khóa Apple iPhone để kích hoạt công cụ chặn cuộc gọi. Bẻ khóa hay xâm nhập vào điện thoại iPhone [6] tương đối dễ và không vi phạm luật, nhưng nó làm mất hiệu lực bảo hành của Apple.[4]
    • Sau khi bẻ khóa điện thoại, bạn có thể tải và cài đặt iBlacklist. Với iBlacklist, bạn có thể lựa chọn số điện thoại muốn chặn hoặc thêm số cần chặn vào danh sách đen theo cách thủ công.

Chặn Cuộc gọi trên Tất cả các mẫu Điện thoại[sửa]

  1. Dùng Google Voice. Chặn cuộc gọi bằng Google Voice khá đơn giản bởi vì chương trình cung cấp tùy chọn chuyển cuộc gọi làm phiền tới hộp thư thoại, mặc định tất cả cuộc gọi từ số đó là cuộc gọi làm phiền, hoặc chặn vĩnh viễn. Để chặn cuộc gọi trên Google Voice hãy làm như sau:
    • Đăng nhập tài khoản Google Voice.
    • Tìm cuộc gọi muốn chặn, hoặc thư thoại từ số điện thoại làm phiền.
    • Tích chọn hộp thoại ngay cạnh danh sách cuộc gọi hoặc thư thoại.
    • Nhấp chuột vào mục “more” (thêm) dưới cuộc gọi.
    • Chọn “Block Caller” (Chặn Người gọi).
    • Nếu không có tài khoản Google Voice nhưng bạn sống tại Mỹ, bạn có thể đăng ký qua địa chỉ sau: https://www.google.com/voice/b/0?pli=1#history.
    • Bạn không cần thay đổi số điện thoại để cài đặt tài khoản Google Voice chặn cuộc gọi bởi vì bạn có thể thiết lập sao cho nó hoạt động giống hộp thư thoại.[3]
  2. Mua TrapCall. TrapCall là một dịch vụ không hề đắt dùng để thêm bất kỳ người gọi làm phiền nào vào danh sách đen, xem các cuộc gọi bị chặn để bạn luôn biết rằng ai đang gọi, dịch vụ này tương thích với tất cả điện thoại.[7][3]
    • TrapCall còn ghi âm và cấm các tin nhắn cuộc gọi không được yêu cầu.
    • Chỉ với 100.000VNĐ một tháng, bạn có thể sử dụng dịch vụ cơ bản của TrapCall để đảm bảo những cuộc gọi làm phiền sẽ không tiếp diễn.

Liên hệ với Nhà Mạng và Sở Thông tin và Truyền thông[sửa]

  1. Hãy cho nhà mạng điện thoại biết rằng bạn đang nhận được nhiều cuộc gọi làm phiền. Nhà mạng sẽ cam kết giữ an toàn cho điện thoại di động của bạn, ngăn không cho các cuộc gọi không mong muốn tiếp diễn.[3]
    • Nhà mạng có thể đề nghị bạn sử dụng dịch vụ chặn cuộc gọi. Tùy thuộc vào nhà mạng mà dịch vụ chặn cuộc gọi này có thể được coi là sự Kiểm soát của Phụ huynh.
    • Nhà mạng Mobifone cung cấp dịch vụ Chặn cuộc gọi Call Barring khá hay với hai chế độ White list và Black list. Giá cước chỉ 9000VNĐ/ 1 tháng và tự động gia hạn sau mỗi tháng.
    • Nhà mạng VinaPhone cung cấp dịch vụ Chặn cuộc gọi Call Blocking cho phép tất cả các thuê bao quyền Chặn, Chuyển, Nhận các cuộc gọi mà mình mong muốn mọi lúc mọi nơi. Giá dịch vụ 10.000VNĐ/1 tháng.
    • Nhà mạng Viettel cung cấp dịch vụ Chặn cuộc gọi All Blocking cho phép thuê bao di động chặn chiều gọi, tin nhắn đến của 1 hoặc nhiều số điện thoại khác nhau theo danh sách cần chặn (Black List) mà khách hàng đã đăng ký. Giá cước cũng tương đương với các nhà mạng khác và tùy thuộc vào dịch vụ bạn đăng ký sử dụng.
    • Nhà mạng Vietnammobile cung cấp dịch vụ Call Blocking cho phép chặn chiều gọi đến của 1 hay nhiều số điện thoại khác nhau. Giá dịch: gói cơ bản (chặn tối đa 10 số điện thoại): 6000 VNĐ/ 1 tháng, gói V.I.P (chặn không giới hạn số điện thoại): 9000VNĐ/1 tháng
  2. Khiếu nại lên Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu cuộc gọi làm phiền trở nên khó chịu và quấy rối, hãy khiếu nại số điện thoại đó lên Sở Thông tin và Truyền thông. Nghị định 142/2004 của Chính phủ có quy định như sau: [8]
    • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dịch vụ viễn thông để đe doạ, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
    • Người bị quấy rối có thể báo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc gửi đơn khiếu nại cho sở thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết.
    • Doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối. Nếu chủ thuê báo quấy rối cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho sở Thông tin và Truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.
    • Nếu thuê bao quấy rối và bị quấy rối thuộc các mạng khác nhau, đơn vị giải quyết phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông có liên quan để xử lý.
  3. Đăng ký dịch vụ "Xin-Đừng-Gọi". Tại Mỹ, Ủy Ban Mậu dịch Liên bang (FTC) cung cấp dịch vụ miễn phí có tên Danh bạ toàn quốc Xin đừng gọi. Bạn có thể đăng ký cho điện thoại cố định, điện thoại di động, thiết bị cầm tay.[4]
    • Bạn có thể đăng ký trên điện thoại hoặc trực tuyến. Bạn cần địa chỉ thư điện tử để xác nhận khi đăng ký trực tuyến.
    • Hãy tham khảo thêm các bài hướng dẫn trên mạng để biết cách sử dụng dịch vụ.
    • Sau khi đăng ký, nếu có bất kỳ đối tượng nào gọi điện, nhắn tin quấy rối thì bạn có thể khiếu nại.
    • Bạn cần chứng minh rằng đối tượng đó và bạn không hề có quan hệ gì trước đây, bạn vẫn đang nhận được những cuộc gọi ghi âm trước, tin nhắn mất phí và cuộc gọi sao 9 giờ tối. Tất cả các trường hợp trên sẽ được FTC xem xét kỹ lưỡng, đối tượng gọi điện làm phiền bạn mà chưa có sự cho phép sẽ phải chịu trách nhiệm vì hành động của họ.[9]
    • Hãy nhớ ghi chú lại thời gian gọi điện và số điện thoại của kẻ làm phiền để hoàn thành đơn khiếu nại.

Lời khuyên[sửa]

  • Cố gắng giữ bí mật số điện thoại di động.
  • Không bao giờ trả lời cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ. Một khi bạn xác nhận rằng số điện thoại của bạn vẫn đang được sử dụng, kẻ làm phiền sẽ tiếp tục quấy rối và thậm chí bạn có thể bị nghe trộm điện thoại.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn nhận được cuộc gọi tự động, hãy tham khảo các bài viết trên mạng để tìm hiểu chi tiết cách báo cáo những cuộc gọi quảng cáo và tự động bất hợp pháp.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây