Chế tạo trò chơi trên máy tính

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn thích chơi game và muốn tự mình hiện thực hóa trí tưởng tượng để chế tạo game? Có rất nhiều công cụ cho phép bạn tự tạo game mà không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng, bạn chỉ cần hiểu sơ qua ngôn ngữ lập trình. Với một con chuột và bàn phím máy tính +2, bạn có thể bắt đầu!

Các bước[sửa]

Tìm Công cụ[sửa]

  1. Làm game văn bản. Đây là thể loại game dễ lập trình nhất, mặc dù không phải ai cũng thích chơi game không đồ họa. Game văn bản tập trung chủ yếu vào cốt truyện, câu đố hoặc phiêu lưu kết hợp với cốt truyện, khám phá, đố vui. Sau đây là một số tùy chọn miễn phí:
    • Twine là công cụ đơn giản và miễn phí có thể sử dụng trên trình duyệt.
    • StoryNexus Visionaire bổ sung thêm nhiều tùy chọn chơi game và hình ảnh tĩnh.
    • Inform7 là công cụ hiệu quả với cộng đồng hỗ trợ lớn.
  2. Làm game 2D. GameMaker Stencyl là lựa chọn không tồi với thể loại này, chúng cho phép bạn sử dụng lập trình mà không yêu cầu gì. Scratch! là một công cụ khác có thể sử dụng trên trình duyệt game.
  3. Thử làm game 3D. Game 3D là một thử thách khó khăn hơn nhiều so với 2D, vì vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần cho một dự án dài và công việc vất vả. Spark và Game Guru sẽ giúp bạn đơn giản hóa việc xây dựng thế giới game mà không cần lập trình. Nếu bạn đã có kiến thức về lập trình hoặc muốn học về mã hóa thì có thể thử công cụ phổ biến Unity.
    • Nếu muốn tự tạo hình mẫu 3D thay vì sử dụng tài nguyên sẵn có, bạn cần phần mềm tạo 3D như 3DS Max, Blender hoặc Maya.
  4. Tiếp cận lập trình nâng cao. Ngay cả khi bạn có kiến thức nền tảng về lập trình, có thể bạn muốn dùng các công cụ trên khi tạo game đầu tay, không nên ép buộc bản thân thử cách tiếp cận khác chỉ vì nó khó khăn hơn. Như đã nói, nhiều người thích kiểm soát hoàn toàn nên họ tự làm mọi thứ. Tuy nhiên, lập trình game trong Môi trường Phát triển Tích hợp như Eclipse sẽ lý tưởng hơn là chương trình soạn thảo văn bản, vậy nên bạn có thể kết hợp mọi thứ bạn cần cho dự án.
    • Bạn có thể lập trình game với hầu hết ngôn ngữ, nhưng C++ là công cụ mạnh mẽ nhất, có nguồn tài nguyên game và hướng dẫn trên mạng phong phú.

Tạo Game[sửa]

  1. Chọn chủ đề. Với dự án đầu tiên, hãy tạo một ví dụ nhỏ nhưng điển hình cho thể loại yêu thích của bạn, chẳng hạn như game platformer hay nhập vai. Trước khi bắt đầu hãy viết ý tưởng game ra giấy, trả lời cho những câu hỏi sau:
    • Thành phần chính của game là gì ("cốt lõi" của game)? Có thể là chiến đấu với kẻ thù, giải câu đố hoặc trò chuyện với nhân vật khác.
    • Bạn muốn diện mạo game như thế nào? Ví dụ, nếu chiến đấu với kẻ thù thì có thể chế tạo nút thời-gian-thực hoặc nhiều hướng đi dựa trên quyết định. Game thiên về hội thoại có thể để người chơi hình thành cốt truyện dựa trên quyết định của họ, họ có thể hiểu nhân vật và thế giới game nhiều hơn.
    • Tâm trạng của game là gì? Đáng sợ, vui vẻ, bí ẩn, háo hức?
  2. Tạo mức độ đơn giản. Nếu sử dụng công cụ chế tạo game lần đầu tiên, đây là cơ hội tốt để làm quen với chúng. Tìm hiểu cách đặt phông nền, vật thể và di chuyển nhân vật. Nếu có thể, tạo vật thể mà người chơi có thể tương tác, hoặc tìm phần mềm tự tạo vật thể xem chúng có được tích hợp sự tương tác hay không.
    • Nếu không chắc về vấn đề gì đó, hãy đặt câu hỏi trên trang web của công cụ đó hoặc tìm kiếm trên mạng để được giúp đỡ.
    • Đừng vội lo lắng về hiệu ứng ánh sáng hay yếu tố đồ họa khác.
  3. Thiết kế phần cốt lõi của game nếu cần. Bạn có thể điều chỉnh nhỏ trên phần mềm chế tạo game, hoặc hệ thống được xây dựng phức tạp hơn. Sau đây là một số ví dụ:
    • Nếu bạn làm game platformer, bạn có muốn nhân vật có thể nhảy cao gấp đôi hay thực hiện một chuyển động "đặc biệt"? Tùy chỉnh chiều cao nhân vật có thể nhảy, hay một phản ứng khác khi chạm nhẹ, giữ phím, hay chọn nhiều kiểu nhảy khác nhau?
    • Nếu bạn làm game nhập vai hành động hoặc kinh dị, nhân vật sẽ dùng vũ khí gì? Chọn 2 hoặc 3 vũ khí để người chơi có thể nâng cấp hoặc dùng thử. Cố gắng lựa chọn những vũ khí thích hợp nhất. Ví dụ, vũ khí có tính sát thương cao, làm bị thương nhiều kẻ thù, hoặc làm kẻ thù yếu đi. Đừng chọn tùy chọn tốt nhất với toàn bộ mục đích trừ khi mang lại giá thành cao (một câu thần chú làm tăng mana, hay vũ khí biến mất sau 1 lần sử dụng).
    • Với game hội thoại, bạn có muốn người chơi lựa chọn dòng thoại được liệt kê trên màn hình, hay chỉ nghe, hay thực hiện nhiệm vụ để mở khóa hội thoại, sau đó quay lại để tiếp tục nghe? Bạn có muốn người chơi tìm được mọi thứ chỉ trong một lần chơi, hay chia thành nhiều đường và kết thúc khác nhau?
  4. Tạo một vài mức độ. 3 đến 5 mức độ ngắn là lựa chọn không tồi với game đầu tay, bạn có thể mở rộng nó sau này. Ghi nhớ thiết kế "cốt lõi của game" trong đầu, tạo độ khó khác nhau ở các mức độ. Bạn có thể xếp mức độ theo thứ tự, hoặc tách riêng rồi hợp lại sau khi hoàn thành.
    • Game platformer thường giới thiệu nền tảng di chuyển hoặc kẻ thù nhanh hơn.
    • Game hành động có thể giới thiệu nhiều kẻ thù hoặc một kẻ thù mạnh, khó đánh bại nếu không có vũ khí và chiến thuật cụ thể.
    • Game đố vui thường gắn với một loại câu đố, hoặc dùng nhiều phiên bản khó cho từng mức độ, hoặc giới thiệu công cụ hoặc chướng ngại vật mới yêu cầu người chơi "động não" nhiều hơn.
  5. Tạo mục tiêu trung bình và dài hạn. Đây thường được coi là "cơ học thứ hai" hay "lập lại trò chơi". Bằng cách sử dụng cốt lõi cơ học của game như nhảy cao, người chơi nâng cao lần chơi thứ hai, chẳng hạn như nhảy vào kẻ thù hoặc thu thập vật phẩm. Lượt này có thể đem đến thành tích và mục tiêu dài hạn như tiếp cận được mức độ cuối cùng, tiết kiệm tiền nâng cấp hoặc "phá đảo" game.
    • Như bạn có thể thấy ở ví dụ trên, bạn đã thêm những điều trên vào mà không hề nhận ra. Chỉ cần đảm bảo người chơi có thể tìm ra mục tiêu. Nếu người chơi chơi 10 phút và nghĩ rằng trò chơi chỉ là bắn kẻ thù thì họ sẽ thấy nhàm chán. Nếu họ giết kẻ thù và lấy được tiền, họ sẽ tìm thấy mục tiêu (thu thập tiền thưởng) và phần cốt lõi của game sẽ đưa họ tiến về phía trước.
  6. Chơi thử. Thử từng mức độ nhiều lần, nhờ người quen hoặc bạn bè giúp. Thử tiếp cận game theo nhiều cách khác nhau, bao gồm các phương pháp bạn chưa từng thử như bỏ qua nhiệm vụ và đi thẳng tới trùm cuối, hoặc thắng game bằng cách chọn toàn vũ khí "yếu" hay nâng cấp. Đây là một quá trình gian nan có thể khiến bạn bực bội nhưng là cách duy nhất để cải thiện game.
    • Chỉ cung cấp cho người chơi thử đủ thông tin để bắt đầu chơi. Họ cần hiểu mình đang thực hiện một tiến trình công việc, và cách sử dụng phím kiểm soát cơ bản. Họ không cần biết thông tin khác.[1]
    • Để người chơi thử điền vào mẫu phản hồi để bạn thu thập, so sánh thông tin dễ dàng hơn.[1]. Việc này cũng cho phép bạn giải đáp những thắc mắc mà bạn chưa nắm vững.
    • Người chơi thử thích hợp nhất là những người không biết bạn, hay không bị ép buộc phải tán dương game của bạn.[2]
  7. Đánh bóng đồ họa và âm thanh. Mặc dù có thể tìm được nhiều tài nguyên game miễn phí trên mạng, bạn vẫn nên dành thời gian để tự điều chỉnh những điểm chưa phù hợp. Tìm hiểu đồ họa điểm ảnh nếu muốn điều chỉnh đồ họa đơn giản trong game 2D, hoặc dùng phần mềm OpenGL cho dự án game 3D đầy tham vọng. Thêm hiệu ứng ánh sáng để cổ vũ người chơi đi qua đường chính ra khỏi phòng, và hiệu ứng tấn công bắt mắt thay phông nền động. Thêm hiệu ứng âm thanh khi đi, tấn công, nhảy, v. v. Bạn có thể thay đổi và chơi thử nhiều lần, và ra mắt game ngay khi phần hình ảnh và âm thanh đạt tiêu chuẩn. Xin chúc mừng!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây