Chỉnh sửa ảnh

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chỉnh sửa Ảnh)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hiện tại có quá nhiều thiết bị và chương trình chỉnh sửa ảnh khác nhau khiến bạn phân vân khi lựa chọn công cụ đáng tin cậy để làm mới bức ảnh của mình. Bài viết này sẽ điểm qua một vài kỹ thuật chỉnh sửa ảnh cơ bản và những chương trình có thể sử dụng cả trên điện thoại và máy tính. Hãy bắt đầu với bước 1!

Các bước[sửa]

Chỉnh sửa Như Dân chuyên nghiệp[sửa]

  1. Đầu tư một số phần mềm. Bạn có chỉnh sửa ảnh cơ bản với những chương trình như Picasa và Instagram, nhưng nếu bạn muốn tấm ảnh của bạn trông thật tuyệt vời, bạn nên dùng một chương trình được thiết kế dành riêng cho chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Những phần mềm này không phải lúc nào cũng mất phí! Phần mềm GIMP hoàn toàn miễn phí. Mặc dù bạn sẽ phải học cách sử dụng, nhưng nó sẽ tạo sự thay đổi lớn cho tấm ảnh của bạn.
  2. Cắt ảnh và thêm chi tiết. Khi bạn bắt đầu chỉnh sửa ảnh, hãy xem xét nên cắt ảnh như thế nào. Chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng tác động tới bức ảnh. Hãy tuân thủ quy tắc 1/3, tức là đối tượng hoặc khu vực được chụp trong ảnh được chia làm 3 phần bằng nhau, cả chiều ngang và dọc. [1]
  3. Điều chỉnh độ tương phản. Đây là một thiết lập thông dụng cho bất kỳ quá trình chỉnh sửa ảnh nào. Bước này làm phân vùng ánh sáng rõ rệt, khiến cho ảnh ấn tượng và rõ ràng hơn. Hãy cẩn thận, vì bạn có thể làm mất nhiều chi tiết nhỏ nếu tăng độ tương phản. Đừng tăng quá mức!
  4. Điều chỉnh độ bão hoà. Độ bão hoà là mức độ đậm nhạt về màu sắc của bức ảnh, và điều chỉnh độ bão hoà cũng là một chức năng thông dụng trong các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Đôi khi, bạn có thể cải thiện bức ảnh bằng cách giảm độ bão hoà (đến gần như đen trắng) hoặc tăng độ bão hoà. Hãy trải nghiệm!
  5. Điều chỉnh mức sống động. Đây là một thiết lập thường thấy ở Photoshop và các phần mềm chỉnh sửa khác. Chức năng này khá giống với điều chỉnh độ bão hoà, tuy nhiên nó thích hợp trong việc điều chỉnh màu da hơn. Về cơ bản, nếu là ảnh chụp chân dung bạn có thể sử dụng chỉnh sửa mức sống động. Nếu bạn chụp phong cảnh, hãy dùng độ bão hoà.
  6. Cẩn thận khi dùng công cụ làm mờ và sắc nét. Thay vì dùng bộ lọc làm mờ hoặc làm sắc nét trên toàn bộ tấm ảnh, sử dụng cọ sẽ giúp bạn điều khiển chính xác hơn. Điều này rất quan trọng bởi vì bức ảnh chỉ cần được làm mờ hoặc sắc nét một chút. Làm sắc nét một vùng nhỏ để các chi tiết quan trọng được rõ nét và làm mờ phần da mặt để che khuyết điểm.
  7. Giữ ảnh theo bản gốc nhiều nhất có thể. Những chỉnh sửa lớn có thể làm cho bức ảnh trông không thật. Cũng giống như việc trang điểm quá đậm cho một người phụ nữ vốn đã xinh đẹp sẽ khiến cô ấy trông như một chú hề. Nếu bạn định làm ai đó gầy đi, đừng làm quá tay. Nếu bạn muốn cắt những thứ không cần thiết ra khỏi tấm ảnh, hãy đảm bảo rằng bạn không làm quá lộ liễu. Bạn hẳn không muốn tấm ảnh của mình trở thành thảm hoạ Photoshop!
  8. Tránh rập khuôn. Sự rập khuôn là giá đỡ nghệ thuật và nó có thể biến một bức ảnh đang đẹp thành nhàm chán và thiếu chuyên nghiệp. Ví dụ, bức ảnh nền đen trắng với đôi môi màu đỏ nổi bật giờ đây đã bị làm quá lố và trở nên sến súa. Nếu muốn ảnh của mình được coi là nghệ thuật đích thực, hãy tránh rập khuôn, như trường hợp trên.

Trên Thiết bị Di động[sửa]

  1. Tải một ứng dụng chỉnh sửa ảnh về. Có rất nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh miễn phí trên App Store và Google Store, hoặc ứng dụng có giá dưới $5. Nếu bạn muốn trải nghiệm những phong cách mới lạ, hãy tải một vài ứng dụng về và dùng thử một vài hiệu ứng. Bạn có thể thử những ứng dụng sau:
    • Instagram (Miễn phí)
    • Adobe Photoshop Touch ($4.99)[2]
    • Apple iPhoto ($4.99)[2]
    • Aviary (Miễn phí)
    • BeFunky (Miễn phí)
    • EyeEm (Miễn phí)
    • Wood Camera (Miễn phí)
  2. Chụp một tấm ảnh mới hoặc chọn ảnh từ thư viện ảnh. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy chọn một tấm ảnh có ánh sáng tốt và nhìn rõ đối tượng được chụp: người, động vật, thực vật hoặc tòa nhà. Tấm ảnh càng rõ nét thì khi chỉnh sửa sẽ càng cho ra kết quả tốt.
  3. Tải ảnh lên ứng dụng. Hầu hết các ứng dụng đều cho phép bạn chụp một tấm ảnh mới (hãy tìm biểu tượng máy ảnh) hoặc chọn một ảnh có sẵn trong thư viện ảnh.
  4. Chọn bộ lọc. Các ứng dụng thì không giống nhau, nhưng hầu hết chúng đều cung cấp sẵn rất nhiều "bộ lọc" hoặc "ống kính" giống như Instagram để bạn tha hồ lựa chọn. Một số ứng dụng cho phép bạn điều chỉnh cường độ của bộ lọc, giúp bạn có thể kiểm soát tốt hơn các chỉnh sửa cho tới khi ra kết quả cuối cùng.
  5. Điều chỉnh độ phơi sáng. Trong nhiếp ảnh, thuật ngữ độ phơi sáng để chỉ lượng ánh sáng mà thấu kính nhận được. Nếu bức ảnh bị tối, bạn sẽ cần tăng độ phơi sáng. Nếu muốn bức ảnh tối hơn, hãy giảm độ phơi sáng.
  6. Điều chỉnh độ bão hòa. Một số ứng dụng cho phép bạn điều chỉnh độ bão hòa, hay cường độ màu sắc ảnh. Tăng độ bão hòa sẽ giúp ảnh có màu sắc sống động và bắt mắt hơn. Nhưng nếu tăng quá mức cần thiết có thể làm bức ảnh trông khó coi và nhìn giống tranh hoạt hình..
  7. Thêm hiệu ứng làm mờ, hở sáng, và các hiệu ứng khác. Hiệu ứng làm mờ giúp tấm ảnh trông mơ mộng và ảo hơn, với hiệu ứng hở sáng ảnh sẽ mang hơi hướng cổ điển.
    • Hở sáng từng bị coi là lỗi trong nhiếp ảnh, hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng (thường là ánh sáng mặt trời) lọt vào buồng phim và làm cháy phim, tuy nhiên ngày nay hở sáng lại trở thành một hiệu ứng thời thượng được nhiều người yêu thích.
  8. Cắt ảnh. Nếu bạn muốn thay đổi hình dạng hoặc kích thước tấm ảnh, hãy chọn nút "cắt ảnh" (thường là biểu tượng hình vuông) và điều chỉnh đến khi vừa ý.
  9. Thử các bộ lọc và hiệu ứng. Mỗi ứng dụng đều cung cấp các bộ lọc khác nhau, vậy nên nếu đây là lần đầu sử dụng, có thể bạn sẽ muốn thử tất cả các tùy chọn khác nhau để chỉnh sửa ảnh.

Sử dụng iPhoto[sửa]

  1. Nhập ảnh vào chương trình. Bạn có thể thực hiện thao tác này bằng cách kéo thả ảnh vào chương trình hoặc nhập từ máy ảnh. Để làm được điều này, bạn cần một dây cáp kết nối máy ảnh và máy tính.
    • Hãy nhớ bật máy ảnh, sau đó mở chương trình iPhoto. Bạn có thể nhập toàn bộ ảnh trong máy bằng cách chọn "Nhập Tất cả" (Import All), hoặc nhập từng ảnh một bằng cách đánh dấu từng ảnh sau đó nhấn nút "Nhập Ảnh đã chọn" (Import Selected).
  2. Nhấp đúp chuột vào một tấm ảnh để bắt đầu chỉnh sửa. Ảnh sẽ được phóng to khi bạn nhấp đúp chuột.
  3. Chọn nút "Chỉnh sửa" (Edit) ở phía dưới màn hình. Bạn sẽ thấy một vài tùy chọn chỉnh sửa ở phần dưới màn hình, bao gồm "Xoay ảnh" (Rotate), "Cắt ảnh" (Crop), "Làm thẳng ảnh" (Straighten), "Nâng cao" (Enhance), "Mắt Đỏ" (Red-Eye), "Sửa lại ảnh" (Retouch), "Hiệu ứng" (Effects) và "Điều chỉnh" (Adjust).
    • Để sử dụng hiệu ứng, nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng. Khi đã hoàn thành, nhấn nút "Áp dụng" (Apply) để lưu thay đổi hoặc "Hủy bỏ" (Cancel) để hủy bỏ thay đổi và bắt đầu lại.
  4. Xoay ảnh nếu cần. Để thực hiện bước này, nhấp chuột vào nút "Xoay ảnh" (Rotate). Ảnh sẽ xoay mỗi lần bạn nhấp chuột cho tới khi trở về vị trí ban đầu.
  5. Cắt ảnh. Cắt ảnh là công cụ chỉnh sửa cơ bản cho phép bạn điều chỉnh kích thước và hình dạng ảnh, cũng như loại bỏ những phần không mong muốn trong bức ảnh. Khi nhấp chuột vào nút "Cắt ảnh" (Crop), một hình chữ nhật căn chỉnh sẽ xuất hiện trên ảnh. Bạn chỉ cần kéo thả hình chữ nhật để điều chỉnh cho tới khi hài lòng. Bạn cũng có thể căn chỉnh vị trí bằng cách nhấp chuột vào bên trong ảnh sau đó kéo thả con trỏ.
  6. Chọn một hiệu ứng. Khi bạn nhấp chuột vào nút "Hiệu ứng" (Effects), một màn hình nhỏ sẽ xuất hiện với rất nhiều bộ lọc để bạn chọn, bao gồm "Đen và Trắng", "Màu nâu đỏ", "Cổ điển", "Màu Nhạt", "Màu Đậm" và nhiều bộ lọc khác.
    • Một số hiệu ứng cho phép bạn điều chỉnh cường độ bộ lọc. Để thực hiện thao tác này, bạn chỉ cần nhấp chuột vào hiệu ứng và điều chỉnh các con số xuất hiện ở phía dưới theo mũi tên trái và phải.
  7. Các điều chỉnh mở rộng. Để thực hiện những chỉnh sửa phức tạp, nhấp chuột vào nút "Điều chỉnh" (Adjust) ở dưới tấm ảnh. Một màn hình mới sẽ xuất hiện với các tùy chọn độ phơi sáng, độ bão hòa, độ tương phản, độ nét, nhiệt độ màu hay sắc thái của ảnh.
  8. Lưu thay đổi. Khi bạn hoàn thành việc chỉnh sửa, nhấp chuột vào nút "Hoàn thành" (Done) ở phía bên phải màn hình.

Sử dụng Adobe Photoshop[sửa]

  1. Nhập ảnh vào chương trình. Bạn có thể kéo thả trực tiếp ảnh từ bên ngoài vào chương trình hoặc mở Photoshop, sau đó chọn "Tập tin" (File),"Mở" (Open) rồi chọn những tấm ảnh bạn muốn chỉnh sửa.
  2. Nhân đôi lớp ảnh nền. Trước khi bắt đầu chỉnh sửa, hãy tạo một bản sao của ảnh gốc phòng trường hợp bạn mắc lỗi khi chỉnh sửa. Để thực hiện thao tác này, chọn "Lớp" (Layer) sau đó chọn "Nhân đôi Lớp" (Duplicate Layer). Thao tác này sẽ giúp bạn tạo thêm một bản sao của tấm ảnh gốc.
  3. Cắt ảnh. Cắt ảnh là một kỹ thuật chỉnh sửa ảnh cơ bản cho phép bạn thay đổi hình dạng, kích thước ảnh và loại bỏ những phần không mong muốn. Để cắt ảnh, nhấp chuột vào biểu tượng "Cắt ảnh" ở thanh công cụ phía trái màn hình. Giờ thì nhấp chuột vào bức ảnh và kéo chuột cho tới khi đạt được kích thước và hình dạng mong muốn. Sau khi hoàn thành, nhấp chuột vào biểu tượng "Cắt ảnh" một lần nữa, một hộp thoại sẽ xuất hiện yêu cầu bạn chọn giữa lưu thay đổi hoặc hủy bỏ thao tác và quay lại hình ảnh gốc.
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm "Công cụ Cắt ảnh", hãy rê chuột lần lượt qua từng công cụ ở thanh bên trái màn hình và xem bản mô tả.
  4. Tìm nút "Lớp Điều chỉnh". Các lớp là công cụ hữu hiệu được sử dụng trong Photoshop bởi vì chúng cho phép bạn chỉnh sửa ảnh mà không can thiệp tới ảnh gốc. Bạn cũng có thể "bật" và "tắt" các lớp trong khi chỉnh sửa, vì vậy không có gì là vĩnh viễn (trừ khi bạn lưu lại bản thảo cuối cùng).
    • Nút "Lớp Điều chỉnh" nằm phía dưới cùng Bảng Điều hướng, phía bên phải màn hình. Biểu tượng chính là vòng tròn màu đen và trắng với một đường chéo bên trong. Khi bạn rê chuột vào biểu tượng này, phần mô tả sẽ hiện ra "Tạo một lớp phủ hoặc một lớp điều chỉnh" (Create new fill or adjustment layer).
    • Khi nhấp chuột vào biểu tượng này, sẽ xuất hiện một danh sách gồm nhiều tùy chọn chỉnh sửa bao gồm: Độ phơi sáng (Exposure), Độ sáng/Tương phản (Brightness/Contrast), Màu sắc Chọn lọc (Selective Color) và nhiều tùy chọn khác. Khi nhấp chuột vào một trong các tùy chọn trên, bạn sẽ tạo một lớp hiệu ứng mới có thể điều chỉnh hoặc bất, tắt tùy ý.
    • Để "bật" hoặc "tắt" lớp điều chỉnh, nhấp chuột vào biểu tượng con mắt nằm ngay phía bên phải tên của lớp đó.
  5. Điều chỉnh độ phơi sáng. Đầu tiên, nhấp chuột vào nút "Lớp Điều chỉnh", sau đó chọn "Độ phơi sáng" trong danh sách tùy chọn hiện ra. Thao tác này sẽ giúp tạo một lớp mới có tên là "Phơi sáng 1" (Exposure 1) trên Bảng Điều hướng. Một hộp thoại nhỏ sẽ xuất hiện cùng các tùy chọn điều chỉnh độ phơi sáng, bù sáng, gamma của ảnh. Chỉ cần điều chỉnh thanh trượt qua trái hoặc phải để thay đổi hiệu ứng này.
    • Độ phơi sáng cơ bản là độ sáng của ảnh. Khi bạn kéo thanh trượt sang phải, ảnh sẽ sáng hơn, khi kéo sang trái ảnh sẽ tối hơn.
    • Tùy chọn bù sáng và gamma cho phép bạn điều chỉnh tông tối và trung bình của ảnh. Thao tác này có thể giúp cân bằng, hoặc "bù đắp" cho sự cháy sáng chi tiết khi bạn tăng độ phơi sáng của ảnh.
  6. Điều chỉnh màu sắc. Thực hiện thao tác này bằng cách chọn lớp "Màu sắc Chọn lọc". Một bảng nhỏ sẽ xuất hiện cho phép bạn điều chỉnh tông đỏ, vàng, xanh dương, xanh lục lam, xanh lá cây, đỏ tươi, đen, trắng và tông màu trung tính của ảnh.
  7. Điều chỉnh mức độ. Công cụ Mức độ (Levels) cho phép bạn thay đổi tổng thể tông màu và độ tương phản của ảnh. Để thực hiện thao tác này, tạo một lớp "Mức độ" trên Bảng Điều hướng. Một biểu đồ gồm 3 thanh trượt sẽ xuất hiện: thanh trượt tông đen (phía bên trái), thanh trượt tông trắng (phía bên phải), và thanh trượt tông màu trung bình, hay gamma (phía bên phải).[3]
    • Vị trí của thanh trượt tông trắng và đen tạo nên phạm vi màu ban đầu của ảnh.[3] Ban đầu tông đen sẽ ở mức 0, và tông trắng ở mức 255. Để điều chỉnh phạm vi này, bạn chỉ cần di chuyển thanh trượt.
    • Kéo thanh trượt tông màu trung bình về phía trái để màu tối hơn, và kéo về bên phải để làm sáng hơn.[3]

Rèn luyện Kỹ năng[sửa]

  1. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết để sử dụng Photoshop thành thạo hơn. Photoshop là một phần mềm khó sử dụng: chắc hẳn bạn sẽ mất nhiều thời gian để làm chủ nó! Tuy nhiên khi đã quen rồi, ảnh của bạn sẽ trông như những bức ảnh được treo trong triển lãm!
  2. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết để học cách điều chỉnh màu sắc. Đôi khi, chỉ cần một màu không phù hợp có thể làm hỏng cả bức ảnh. Một điều chỉnh cơ bản về màu sắc cũng có thể thay đổi cả bức ảnh!
  3. Tạo ảnh giống bức phác thảo! Bạn hẳn đã bắt gặp những phần mềm độc hại hay trang web hứa hẹn sẽ biến ảnh của bạn trở thành một bức vẽ. Bạn có biết rằng mình hoàn toàn có thể thực hiện hiệu ứng này một cách đơn giản, mà không lo gặp phải những phần mềm độc hại hay không? Đây là một chỉnh sửa thú vị cho ảnh của bạn.


Lời khuyên[sửa]

  • Vì mỗi phần mềm chỉnh sửa ảnh đều không giống nhau, bạn nên xem thêm các lời khuyên và chỉ dẫn. Trong khi hầu hết các ứng dụng chỉnh sửa đều khá đơn giản cho người mới dùng, những phần mềm nâng cao như Photoshop lại rất phức tạp và bạn có thể phải mất nhiều tháng để sử dụng thành thạo.
  • Một số phần mềm chỉnh sửa ảnh thông dụng cho máy tính: Aperture, PaintShop Pro, và Pro Tools.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây