Chọn, lọc và tìm nhạc được cấp phép mở trên MUSOPEN

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Biết được cách để chọn, lọc và tìm kiếm nhạc được cấp phép mở và/hoặc nằm trong phạm vi công cộng sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra bài và/hoặc bản nhạc bạn muốn nghe, muốn in ra và/hoặc tải về máy tính của mình từ MUSOPEN[1], một trang chuyên dành cho nhạc cổ điển.

Các bước[sửa]

Các bộ tiêu chí, cách thức chọn và lọc trong thực tế[sửa]

  1. Trang chủ của MUSOPEN. Hãy đi tới trang chủ của MUSOPEN tại địa chỉ https://musopen.org/.
  2. Các bộ tiêu chí. Tìm hiểu qua 2 trang chính bằng việc lần lượt nhấn vào Music Catalog (Catalog bài nhạc) và Sheet Music (Bản nhạc) trên trang chủ, bạn sẽ thấy MUSOPEN có tổng cộng 5 bộ các tiêu chí chính để chọn, lọc và tìm kiếm. Ngoài ra, cũng có thể coi 2 giá trị bài nhạc (music hoặc music recording) và bản nhạc (music sheet) cũng tạo ra một bộ tiêu chí phụ để tham chiếu tới trong các kết quả cuối cùng của quá trình chọn, lọc và tìm kiếm. 5 bộ tiêu chí chính đó gồm:
    • Composer - Nhà soạn nhạc. Đây là danh sách liệt kê các nhà soạn nhạc. MUSOPEN phân biệt một số nhà soạn nhạc thuộc nhóm Popular Composer (Nhà soạn nhạc nổi tiếng), như Ludwig van Beethoven, Johann Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart, Frédéric Chopin
    • Performer - Nghệ sỹ biểu diễn. Đây là danh sách liệt kê các nghệ sỹ biểu diễn.
    • Instrument - Nhạc cụ. Đây là danh sách liệt kê các nhạc cụ, bao gồm cả các đơn vị biểu diễn.
    • Period - Thời kỳ. Đây là danh sách liệt kê một vài thời kỳ phát triển nhất của nền âm nhạc thế giới.
    • Form - dạng nhạc/hình thức âm nhạc. Đây là danh sách liệt kê các dạng nhạc/các hình thức âm nhạc.

Nguyên lý chọn, lọc và tìm kiếm[sửa]

  1. Nguyên lý. Các bộ tiêu chí được đối xử ngang bằng nhau. Vì thế, nếu bạn bắt đầu chọn một tiêu chí từ một bộ tiêu chí nhất định, thì tiêu chí đó sẽ được lọc theo 4 bộ tiêu chí còn lại, bất kể tiêu chí được chọn ban đầu thuộc về bộ tiêu chí nào.
  2. Thực tế việc chọn và lọc trên MUSOPEN. Trên thực tế, MUSOPEN đã triển khai việc chọn và lọc như sau:
    • Nếu bắt đầu chọn một nhà soạn nhạc từ bộ tiêu chí Composer, thì nhà soạn nhạc được chọn đó sẽ được lọc theo 2 bộ tiêu chí, là Instrument Form.
    • Nếu bắt đầu chọn một nghệ sỹ biểu diễn từ bộ tiêu chí Performer, thì nghệ sỹ biểu diễn được chọn đó sẽ được lọc theo cả 4 bộ tiêu chí còn lại, là Popular Composer (Nhà soạn nhạc nổi tiếng); Instrument; Period Form.
    • Nếu bắt đầu chọn một nhạc cụ từ bộ tiêu chí Instrument, thì nhạc cụ được chọn đó sẽ được lọc theo 3 bộ tiêu chí, là Popular composer; Period Form.
    • Nếu bắt đầu chọn một thời kỳ từ bộ tiêu chí Period, thì thời kỳ được chọn đó sẽ được lọc theo 3 bộ tiêu chí, là Popular composer; Instrument Form.
    • Nếu bắt đầu chọn một dạng nhạc/hình thức âm nhạc từ bộ tiêu chí Form, thì dạng nhạc/hình thức âm nhạc được chọn đó sẽ được lọc theo 2 bộ tiêu chí, là Instrument Period.

Ví dụ thực tế việc chọn và lọc trên MUSOPEN[sửa]

  1. Nhận xét từ phân tích ở trên. Từ phân tích ở trên có thể nhận thấy, chỉ trong trường hợp bắt đầu chọn một nghệ sỹ biểu diễn từ bộ tiêu chí Performer, thì mới có việc lọc, theo nguyên lý lý thuyết, theo cả 4 bộ tiêu chí còn lại. Đây chính là trường hợp bao quát và điển hình nhất, và vì thế trường hợp này sẽ được chọn để tiến hành làm ví dụ ở đây, dựa vào thực tế các số liệu trên MUSOPEN. Các trường hợp còn lại là tương tự, và sẽ không được xét tới ở đây.
  2. Chuẩn bị cho triển khai thực tế. Giả sử, từ bộ tiêu chí Performer, ta chọn ra một (nhóm) nghệ sỹ biểu diễn nào đó có danh sách các bài nhạc với số lượng tương đối lớn, ví dụ như Borromeo String Quartet và sau đó tiến hành lọc danh sách các bài nhạc đó theo cả 4 chủng loại, như được nêu ở trên, là Popular Composer (Nhà soạn nhạc nổi tiếng); Instrument; Period Form. Để làm được điều này, trước hết phải tới được trang của Borromeo String Quartet, nơi sẽ có danh sách các bài nhạc của nó. Cách làm như sau:
    • Trên trang chủ MUSOPEN, nhấn vào Music Catalog để mở ra trang Royalty Free Music.
    • Trên trang Royalty Free Music, ở phần của bộ tiêu chí Performer, chọn ký tự B.
    • Chọn Borromeo String Quartet để mở ra trang (Borromeo String Quartet Music Recordings) với danh sách các bài nhạc của nó.
  3. Tiến hành việc lọc các bài nhạc trong danh sách của Borromeo String Quartet. Dễ dàng đếm được số lượng bài nhạc trong danh sách của Borromeo String Quartet trước khi lọc là 19. Bây giờ danh sách này sẽ được lọc theo trật tự sau:
    • Đi xuống phía dưới cùng của trang, phần filter (bộ lọc), bạn sẽ thấy có 4 bộ lọc, lần lượt từ dưới lên trên là: (1) forms - dạng nhạc/hình thức âm nhạc; (2) Periods - Thời kỳ; (3) Instruments - Nhạc cụ; (4) Popular composers - Nhà soạn nhạc nổi tiếng. Bạn sẽ lọc theo đúng trật tự sắp xếp này. Để bắt đầu, hãy chọn tiêu chí Quartet (Nhóm tứ tấu) từ bộ lọc forms. Ngay lập tức, bạn sẽ thấy, từ danh sách trước khi lọc với 19 bài nhạc, nay xuống còn 16 bài nhạc.
    • Chọn tiêu chí Romantic từ bộ lọc Periods, và bạn sẽ ngay lập tức thấy danh sách từ 16 bài nhạc xuống chỉ còn 9 bài nhạc.
    • Chọn tiêu chí String Quartet từ bộ lọc Instruments, và bạn sẽ ngay lập tức thấy danh sách từ 9 bài nhạc xuống còn 8 bài nhạc.
    • Chọn tiêu chí Ludwig van Beethoven từ bộ lọc Popular composers, và bạn sẽ ngay lập tức thấy danh sách từ 8 bài nhạc xuống còn 3 bài nhạc. Đây chính là kết quả cuối cùng của việc chọn và lọc bằng 4 bộ tiêu chí được nêu ở trên.
    • Kết quả sẽ là y hệt nhau, dù thứ tự chọn tiêu chí từ các bộ tiêu chí là khác nhau, miễn là giá trị tiêu chí được chọn phải như nhau.

Tìm kiếm kết hợp với chọn và lọc[sửa]

  1. Công cụ tìm kiếm trên MUSOPEN. Công cụ tìm kiếm của MUSOPEN có trên trang chủ và tất cả các trang thành phần của MUSOPEN, thường đứng sau tất cả các thực đơn trên thanh thực đơn của MUSOPEN. Công cụ tìm kiếm gồm:
    • Trường tìm kiếm, mặc định có từ Search… , nơi bạn sẽ gõ vào các (cụm) từ tìm kiếm bất kỳ bạn muốn tìm kiếm.
    • Biểu tượng hình chiếc kính lúp nhỏ xíu. Nhấn vào biểu tượng này sẽ dẫn bạn tới màn hình trình bày kết quả tìm kiếm của MUSOPEN, nơi bạn có thể tìm kiếm kết hợp cùng một lúc với các bộ tiêu chí như: (1) Composers; (2) Forms; (3) Instruments; (4) Periods; và thậm chí cả với bộ 2 tiêu chí phụ là bài nhạc (music) và bản nhạc (music sheet).
  2. Trình bày kết quả tìm kiếm. Khi tìm kiếm, kết quả tìm kiếm trả về thường sẽ được đưa vào trong bảng liệt kê các bài nhạc hoặc bản nhạc với 6 cột, lần lượt từ trái qua phải là các cột: (1) Title - Tên; (2) Composer - Nhà soạn nhạc; (3) Form - Dạng nhạc/hình thức âm nhạc; (4) Instrument - Nhạc cụ; (5) Period - Thời kỳ; (6) Ratings - Xếp hạng bài nhạc theo sao (5 sao là hay nhất).
  3. Tiến hành tìm kiếm và nhận kết quả trả về.
    • Tiến hành tìm kiếm. Giả sử bạn muốn tìm kiếm các etude (bài luyện) của nhà soạn nhạc Sergei Rakhmaninoff. Bạn gõ vào trường tìm kiếm từ etude và nhấn phím Enter.
  4. Kết quả trả về. Bạn nhận được danh sách kết quả trả về gồm 33 bài nhạc, được sắp xếp trong bảng có 6 cột như được nêu ở trên, và trong 2 trang kết quả, trang đầu với 20 bài nhạc, trang sau với 13 bài nhạc. Hình minh họa là trang đầu của kết quả. Nếu bạn nhấn vào chữ next ở bên phải, phía dưới trang thì sẽ sang được trang kết quả thứ 2, nơi liệt kê thêm 13 bài nhạc đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm.
  5. Tiến hành chọn và lọc danh sách kết quả tìm kiếm trả về. Bạn cũng thấy trên trang kết quả trả về, ở phía trên bên tay phải màn hình kết quả trả về là các bộ lọc với các tiêu chí của chúng, được xếp theo trật tự từ dưới lên là bộ lọc: (1) Periods; (2) Instruments; (3) Forms; (4) Composers; Bây giờ việc chọn và lọc sẽ được tiến hành với tuần tự các bước như sau:
    • Chọn tiêu chí Early 20th century (Đầu thế kỷ 20) từ bộ lọc Periods bằng việc gõ tiếp vào trường tìm kiếm cụm từ đó, sao cho nó được phân cách với từ tìm kiếm etude bằng một dấu phẩy, bạn sẽ ngay lập tức thấy danh sách trước khi chọn và lọc từ 33 bài nhạc xuống còn 6 bài nhạc. Tiếp tục làm tương tự với:
    • Chọn tiêu chí Piano từ bộ lọc Instrument, và bạn sẽ ngay lập tức thấy danh sách từ 6 bài nhạc xuống còn 5 bài nhạc. Tới đây, bạn có thể nhận thấy ở bộ lọc Forms chỉ còn duy nhất tiêu chí Etude, đồng nghĩa với việc bạn không cần phải sử dụng bộ lọc Forms này nữa, vì thực chất không có gì để chọn và lọc ngoài Etude.
    • Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thử chọn nó bằng việc gõ tiếp vào trường tìm kiếm từ Etude đó, sao cho nó được phân cách với từ tìm kiếm Piano bằng một dấu phẩy, và bạn sẽ thấy danh sách vẫn được giữ nguyên 5 bài nhạc. Tiếp tục làm tương tự với:
    • Chọn tiêu chí Sergei Rachmaninoff từ bộ lọc Composers, và bạn sẽ ngay lập tức thấy danh sách trước khi chọn và lọc từ 5 bài nhạc xuống còn 2 bài nhạc. Đây là kết quả cuối cùng, và bạn nhận được 2 bài nhạc đúng theo yêu cầu tìm kiếm ban đầu của bạn. Bạn có thể tải cả 2 bài nhạc đó về máy của bạn để bạn có thể nghe chúng lúc rỗi rãi đấy. Trước khi tải về 2 bài nhạc đó, bạn nên kiểm tra giấy phép của chúng. Bạn hãy xem các phần bên dưới để nắm được các thông tin về kiểm tra giấy phép và tải 2 bài nhạc đó về máy tính của bạn.
    • Kết quả cuối cùng ở trên là 2 bài nhạc của Sergei Rachmaninoff. Bây giờ bạn sẽ muốn kiểm tra xem, liệu 2 bài nhạc đó có đi với 2 bản nhạc tương ứng cho chúng hay không để, ví dụ, nếu bạn muốn học thì còn có bản nhạc với các nốt nhạc được in đẹp để học. Bạn hãy kiểm tra điều này bằng việc nhấn vào núm Sheet Music ở ngay bên cạnh, phía bên tay phải của núm Music. Hay quá, các bản nhạc đó cũng có luôn. Bạn thử kiểm tra nhé:

Kiểm tra giấy phép và tải các bài nhạc về máy tính của bạn[sửa]

  1. Kiểm tra giấy phép. Bây giờ bạn hãy kiểm tra giấy phép của 2 bài còn lại cuối cùng. Hãy lần lượt nhấn chuột phải vào từng bài rồi mở chúng trong các cửa sổ mới của trình duyệt, rồi xem xét từng trường hợp một.
    • Bài đầu, Études Tableaux, Op. 33, có 3 phần VI, VII và VIII. Mỗi phần đều có giấy phép riêng và khác nhau.
      • Phần VI có giấy phép CC BY-NC. Với giấy phép này, bạn làm gì cũng được, miễn là:
        • Thừa nhận ghi công cho nghệ sỹ biểu diễn, Natsumi Kataoka, trong các tài liệu có tham chiếu tới việc bạn sử dụng phần VI.
        • Không sử dụng bài trình diễn đó cho các mục đích thương mại.
        • Tạo đường liên kết tới giấy phép CC BY-NC, như bạn đang thấy ở đây.
      • Phần VII có giấy phép CC BY-NC-ND. Với giấy phép này, bạn sẽ:
        • Thừa nhận ghi công cho nghệ sỹ biểu diễn, Peter Bradley-Fulgoni, trong các tài liệu có tham chiếu tới việc bạn sử dụng phần VII.
        • Không sử dụng bài trình diễn đó cho các mục đích thương mại.
        • Không được phép tùy biến thích nghi hay sửa đổi gì đối với bản gốc, nghĩa là bản gốc có thế nào, thì dùng như vậy.
      • Phần VIII có giấy phép CC BY-ND. Với giấy phép này, bạn sẽ:
        • Thừa nhận ghi công cho nghệ sỹ biểu diễn, Den Pisarevsky, trong các tài liệu có tham chiếu tới việc bạn sử dụng phần VIII.
        • Không được phép tùy biến thích nghi hay sửa đổi gì đối với bản gốc, nghĩa là bản gốc có thế nào, thì dùng như vậy.
        • Còn lại, bạn làm gì cũng được, kể cả thương mại hóa nó.
    • Bài thứ 2, Études Tableaux, Op. 39, có 6 phần: I-Zhang (Phần I do Zhang trình diễn), III, VIII, V, I-Natsumi (Phần I do Natsumi trình diễn) và IX. Mỗi phần đều có giấy phép riêng. Có 3 loại giấy phép cho 6 phần này, cụ thể như sau:
      • Giấy phép CC BY-NC cho các phần I-Zhang, III, VIII và I-Natsumi. Với giấy phép này bạn làm gì cũng được, miễn là:
        • Thừa nhận ghi công cho nghệ sỹ biểu diễn trong các tài liệu có tham chiếu tới việc bạn sử dụng các phần đó, cụ thể:
          • Thừa nhận ghi công cho nghệ sỹ Shuwen Zhang trong các tài liệu có tham chiếu tới việc bạn sử dụng các phần I-Zhang, III và VIII.
          • Thừa nhận ghi công cho nghệ sỹ Natsumi Kataoka trong các tài liệu có tham chiếu tới việc bạn sử dụng phần I-Natsumi.
        • Không sử dụng bài trình diễn đó cho các mục đích thương mại.
        • Tạo đường liên kết tới giấy phép CC BY-NC, như bạn đang thấy ở đây.
      • Giấy phép CC BY-NC-ND gắn với phần IX. Với giấy phép này, bạn sẽ:
        • Thừa nhận ghi công cho nghệ sỹ biểu diễn, Gleb Ivanov, trong các tài liệu có tham chiếu tới việc bạn sử dụng phần IX.
        • Không sử dụng bài trình diễn đó cho các mục đích thương mại.
        • Không được phép tùy biến thích nghi hay sửa đổi gì đối với bản gốc, nghĩa là bản gốc có thế nào, thì dùng như vậy.
        • Tạo đường liên kết tới giấy phép CC BY-NC-ND, như bạn đang thấy ở đây.
      • Có dấu phạm vi công cộng (Public Domain Mark) cho phần V. Bạn được tự do sử dụng.
  2. Tải về. Để tải về các bài nhạc, hãy nhấn vào núm tải về trong cột Download, tương ứng với từng bài nhạc theo từng hàng.
    • Ví dụ để tải về bài cuối cùng, bạn hãy nhấn vào núm tải về trong cột Download của hàng cuối cùng. Việc tải về các bài khác là tương tự. Bạn sẽ thấy bài được chơi và đó cũng là lúc bạn có thể tải nó về máy tính của bạn được, ví dụ, bằng trình bổ sung DownloadHelper cho trình duyệt Firefox mà bạn nhìn thấy trong hình minh họa ở đây. Bạn có thể tham khảo thêm bài Tải về các video YouTube để có thể tải về các bài nhạc ở đây.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn, hoặc con bạn, hoặc người thân với bạn đang học ở trường nhạc hoặc nhạc viện với nhạc cổ điển, thì trang này có lẽ là tuyệt vời đối với bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]