Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chọn mèo phù hợp
Từ VLOS
Việc nuôi thú cưng, đặc biệt là mèo, được chứng minh là có lợi ích giảm thiểu căng thẳng và huyết áp.[1] Mặc dù chú mèo mới xuất hiện trong nhà có thể mang lại niềm hứng khởi cho cả gia đình, nhưng bạn nên suy xét cẩn thận. Bạn nên lựa chọn mèo thật phù hợp với mình, lối sống của bản thân, gia đình, và môi trường xung quanh nhằm giúp cho cả bạn lẫn mèo cưng có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xem xét Nhu cầu và Lối sống[sửa]
- Thực hiện bổn phận lâu dài. Mèo có tuổi thọ cao nhất là 20 năm. Nếu bạn nhận nuôi hoặc mua một con mèo, thì chúng sẽ ở chung với bạn rất lâu (thậm chí là lâu hơn!) thời gian con cái sống cùng bạn. Vì thế bạn cần bảo đảm rằng mình có khả năng nuôi dưỡng mèo suốt cả đời.[2]
-
Bạn
cần
chắc
chắn
rằng
mình
được
phép
nuôi
mèo.
Đây
là
loài
động
vật
phù
hợp
với
những
người
sinh
sống
trong
không
gian
chật
hẹp
ví
dụ
như
là
căn
hộ
có
diện
tích
nhỏ.
Tuy
nhiên,
bạn
cần
trao
đổi
với
người
cho
thuê
nhà,
hiệp
hội
chủ
nhà,
v.v…,
để
chắc
rằng
họ
cho
phép
bạn
nuôi
mèo
trong
nhà.
- Mèo không nên cho thả rông ngoài đường. Mèo ở trong nhà thường sống thọ hơn, có sức khỏe tốt hơn so với những con mèo thường xuyên ra ngoài và ít có nguy cơ mắc bệnh và bị tổn thương. Hơn nữa, mèo ở trong nhà cũng thoải mái dễ chịu với con người.[3]
-
Bạn
nên
dành
lượng
thời
gian
phù
hợp
để
chăm
sóc
mèo.
Mèo
thường
không
yêu
cầu
phải
gần
gũi
nhìu
như
chó,
nhưng
dẫu
sao
thì
bạn
nên
xác
định
cần
dành
bao
nhiêu
thời
gian
cho
mèo
yêu.
Nếu
bạn
không
có
thời
gian
chơi
đùa
với
mèo
cưng,
cung
cấp
đủ
thức
ăn
và
sự
quan
tâm,
cũng
như
gắn
kết
với
chúng,
thì
đây
không
phải
là
lúc
thích
hợp
để
nuôi
mèo.[4]
- Bạn nên dành ra ít nhất một giờ một ngày để gần gũi mèo. Cách này giúp bạn gắn kết chặt chẽ và làm chúng cảm thấy vui vẻ hoặc khỏe mạnh.[5] Nếu bạn nuôi mèo lông dài thì sẽ cần phải dành ra thời gian khoảng 20-30 phút mỗi ngày để chải chuốt cho chúng.
- Trao đổi với bác sĩ thú y hoặc nhân viên ở trại động vật về vấn đề thời gian. Họ có thể đề nghị bạn nuôi một cặp mèo, đặc biệt nếu hai con là anh chị em của nhau. Nếu nuôi hai con thì bạn có thể để chúng vui đùa với nhau trong khi bạn đi vắng hoặc đi xa vào ngày cuối tuần.
- Mèo con đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian hơn vì bạn phải huấn luyện chúng sử dụng khay vệ sinh, không cào xước đồ vật, v.v…[6]
-
Ước
tính
ngân
sách.
Việc
nuôi
dưỡng
chăm
sóc
mèo
khá
tốn
tiền.
Trung
bình
chi
phí
có
thể
dao
động
từ
1
triệu
đến
2
triệu
đồng
mỗi
năm.[7]
Số
tiền
chi
tiêu
sẽ
tùy
thuộc
vào
việc
bạn
nuôi
mèo
con
hay
mèo
trưởng
thành,
cũng
như
phụ
thuộc
vào
giống
mèo
mà
bạn
chọn.
Các
khoản
chăm
sóc
y
tế
và
chải
chuốt
vệ
sinh
thường
hay
phát
sinh
theo
thời
gian.
- Nuôi mèo con thường khá tốn kém, vì chúng cần được tiêm chủng, tẩy giun, và triệt sản. Chúng đang phát triển và sớm lớn lên, vì thế bạn không có lý do gì phải chờ đợi. Bạn có thể nuôi mèo trưởng thành vì chúng thường có tính cách điềm đạm hơn.
- Mặc dù loài mèo có bản năng tự làm sạch, nhưng loài có lông dài cần được chải chuốt thêm. Giống mèo đầu ngắn, hoặc có khuôn mặt "lõm vào bên trong" (như giống mèo Ba Tư và Himalaya) thường cần vệ sinh phần lông xung quanh mắt để ngăn ngừa viêm nhiễm.[8]
- Tham khảo giá cả thức ăn và đồ ăn vặt dành cho mèo có chất lượng cao. Bước này giúp bạn xác định chi phí nuôi mèo là bao nhiêu.
-
Xem
xét
ngôi
nhà
của
bạn.
Bạn
cần
xác
định
không
gian
trong
nhà
có
đặc
điểm
gì
trước
khi
nhận
nuôi
mèo.
Dưới
đây
là
một
số
câu
hỏi
mà
bạn
cần
trả
lời:
- Bạn có nuôi thú cưng khác trong nhà? Liệu con mèo mới có hòa nhập với chúng được hay không?
- Trong nhà có con nhỏ hay không? Trẻ em thường khá thô bạo với mèo con và sẽ vô tình làm tổn thương chúng.[9]
- Mức độ hoạt động trong nhà như thế nào? Bạn khá năng động và hay di chuyển xung quanh? Hay thích nằm yên trên ghế sofa hơn? Mèo con thường hay hiếu động và sẽ cần được giám sát thường xuyên. Mèo trưởng thành thì lại điềm đạm và không cần phải trông chừng liên tục, mặc dù mỗi giống loài và thậm chí là mỗi con sẽ có tính cách khác nhau.
-
Cân
nhắc
vấn
đề
sức
khỏe.
Nếu
bạn
hoặc
thành
viên
khác
trong
gia
đình
bị
dị
ứng
hoặc
gặp
vấn
đề
về
sức
khỏe
khác,
thì
bạn
nên
xem
xét
liệu
con
mèo
có
ảnh
hưởng
như
thế
nào
đối
với
mình
hoặc
người
thân
trong
nhà.[5]
Hàng
triệu
người
bị
dị
ứng
với
những
thứ
của
vật
nuôi
như
lông,
nước
bọt,
da
chết,
và
nước
tiểu.[10]
Bạn
nên
cân
nhắc
kỹ
lưỡng
chiều
dài
bộ
lông
của
giống
mèo
để
tránh
gây
nên
tình
trạng
dị
ứng.
- Mèo lông ngắn (bộ lông mềm mịn sáng bóng) thường phù hợp nhất. Loài này không cần chải chuốt nhiều. Nếu chúng rụng lông, bạn có thể dùng máy hút bụi hoặc chổi dọn dẹp nhanh chóng.
- Mèo có lông dài vừa (bộ lông mịn vừa phải) và mèo lông dài (bộ lông dài, rũ xuống) thường đòi hỏi chải chuốt thường xuyên. Bạn nên dùng lược chải lông cho chúng thường xuyên. Đối với mèo lông dài thì hoạt động này cần được thực hiện hằng ngày.
- Một số giống mèo không có lông (và không gây dị ứng). Tuy nhiên, chúng thường xuyên bị lạnh và cần phải mặc áo để giữ ấm. Hơn nữa khi vuốt ve chúng sẽ không tạo cảm giác mềm mại, làm cho nhiều người không thích.
-
Lựa
chọn
người
bạn
đồng
hành
phù
hợp.
Giống
và
độ
tuổi
của
con
mèo
mà
bạn
nhận
nuôi
sẽ
ảnh
hưởng
đến
mối
quan
hệ
giữa
bạn
và
chúng.
Bạn
có
muốn
con
mèo
ngồi
vào
lòng
và
cùng
thư
giãn
với
mình?
Hay
muốn
chúng
chơi
đùa
và
tương
tác
với
bạn?[11]
Việc
xác
định
nhu
cầu
của
bản
thân
đối
với
thành
viên
mới
trong
gia
đình
sẽ
giúp
bạn
lựa
chọn
được
con
mèo
phù
hợp
với
mình.
- Tính cách của mèo con chưa phát triển toàn diện, vì vậy bạn sẽ khó xác định được kiểu thái độ và mối quan hệ của mình và người bạn này cho đến khi chúng lớn hơn.
- Bạn có thể tham khảo bách khoa toàn thư loài mèo, như là Animal Planet’s Cat Breed Directory [12] để tìm hiểu về đặc tính chung của từng giống mèo, ví dụ như cách phát ra tiếng kêu, sự độc lập, và trí thông minh. Bạn cần nhớ rằng mỗi con mèo đều có cá tính đặc biệt.
-
Nghiên
cứu
giống
mèo.
Mèo
thuần
chủng
có
ưu
điểm
lẫn
khuyết
điểm
song
song.
Mỗi
giống
mèo
có
đặc
tính
không
đổi
thường
được
truyền
từ
đời
này
sang
đời
khác,
ví
dụ
như
mèo
Siamese
rất
hay
kêu
hoặc
mèo
Siberian
thích
được
đụng
chạm.
Nếu
mèo
của
bạn
cần
có
tính
cách
cụ
thể,
thì
bạn
có
thể
cân
nhắc
nuôi
mèo
thuần
chủng.
Tuy
nhiên,
bạn
cũng
cần
nhớ
rằng
không
phải
đặc
tính
nào
cũng
sẽ
xuất
hiện
ở
mỗi
con
mèo
riêng
biệt.[13]
- Mèo thuần chủng thường hay gặp phải vấn đề về sức khỏe đặc biệt. Ví dụ như giống mèo Ba Tư và Himalya thường hay bị bệnh tim và thận, trong khi Maine Coons lại hay gặp vấn đề liên quan đến phần hông và tim mạch.
Đi tìm Mèo[sửa]
-
Đến
thăm
các
trại
ở
địa
phương.
Trại
động
vật,
hiệp
hội
nhân
đạo
và
mạng
lưới
nhận
nuôi
động
vật
thường
tập
hợp
rất
nhiều
giống
mèo
đang
cần
tìm
chủ.
Tại
Hoa
Kỳ,
mỗi
năm
các
trại
từ
thiện
tiếp
nhận
từ
6-8
triệu
thú
cưng,
nhưng
chỉ
có
một
nửa
là
được
nhận
nuôi.[14]
Bạn
có
thể
tìm
đến
hiệp
hội
nhân
đạo
hoặc
trại
động
vật
ở
địa
phương,
hay
tìm
trên
mạng
để
xem
có
con
mèo
nào
cần
tìm
nhà
hay
không.
- Thú cưng ở các trại cứu hộ thường có giá rẻ hơn khi mua từ người chăn nuôi hoặc cửa hàng vật nuôi. Những con mèo được bán ở cửa hàng và trại gây giống thường có giá vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng, nhưng ở trại động vật hoặc mạng lưới vật nuôi thì một con mèo thường có giá không quá 100 nghìn đến 200 nghìn .
- Bạn không cần phải mua mèo thuần chủng ở trại gây giống hoặc nhận nuôi. Có rất nhiều tổ chức cứu hộ giải thoát cho những con mèo thuần chủng bị bỏ rơi hoặc đối xử tệ.[15] Trên thực tế, có khoảng 25% trong tổng số thú cưng ở trại động vật là loài thuần chủng.[14]
- Trao đổi với nhân viên hoặc tình nguyện viên ở trại động vật. Họ sẽ cung cấp thông tin liên quan đến lịch sử của con mèo, cũng như một số vấn đề sức khỏe hoặc hành vi của chúng.[2]
-
Đi
đến
trại
chăn
nuôi.
Bạn
nên
nghiên
cứu
thông
tin
về
người
chăn
nuôi
trước
khi
quyết
định
mua
mèo.
Nếu
có
thể,
bạn
nên
đến
thăm
và
kiểm
tra
tình
trạng
của
những
con
mèo
trong
trại.
Bạn
không
nên
trả
tiền
cho
người
chăn
nuôi
để
mua
thú
cưng
bị
ngược
đãi.
Nếu
thấy
mèo
bị
ngược
đãi
hoặc
cảm
thấy
người
chăn
nuôi
không
thành
thật,
thì
bạn
không
nên
mua
mèo
ở
đó.[16]
- Bạn nên quan sát dấu hiệu mèo bị ngược đãi như là lông rơi rụng khắp nơi, mùi hôi khó chịu, bị thương, và bộ móng mọc dài. Chúng cần phải khỏe mạnh và vui vẻ.
- Hỏi thăm về con mèo mà bạn đang nhắm tới. Hỏi người chăn nuôi về việc chúng có gặp vấn đề về sức khỏe, hành vi hoặc nhu cầu đặc biệt hay không. Người chăn nuôi cần phải hiểu biết và thẳng thắn về những vấn đề đó.
- Bạn cần bảo đảm rằng mèo có thể hòa đồng với động vật và những người khác.
- Xem xét giá rẻ bất ngờ. Giống loài quý hiếm có giá vài triệu đồng nay được bán với giá vài trăm nghìn có thể là dấu hiệu người sở hữu đang che giấu hoặc không trung thực về tình trạng của con mèo. Tuy nhiên, mức giá trên trời cũng chưa chắc đảm bảo được chất lượng tốt.
-
Tìm
kiếm
trên
mạng.
Bạn
có
thể
tìm
quảng
cáo
trực
tuyến
hoặc
trên
báo
đang
rao
bán
mèo
giảm
giá
hoặc
“cho
không”.
Trong
khi
có
thể
nhận
nuôi
mèo
của
hàng
xóm
hoặc
người
lạ
trên
mục
rao
vặt,
thì
bạn
vẫn
nên
lưu
ý
một
số
rủi
ro
có
thể.
- Người bán mèo có thể không am hiểu về tính cách, tiền sử, hoặc giống loài. Bạn cần phải có hồ sơ chữa bệnh hoặc giấy tờ khác từ người bán mèo.
- Nếu mèo đang giảm giá, thì bạn khó có thể lấy lại tiền nếu chúng khác với những gì quảng cáo trên mạng.
-
Đến
cửa
hàng
vật
nuôi.
Cửa
hàng
vật
nuôi
bán
mèo
lấy
từ
trại
chăn
nuôi,
hoặc
“trung
tâm
nhận
nuôi”
tiếp
nhận
những
con
mèo
được
giải
cứu.
Bạn
cần
lưu
ý
rằng
nhân
viên
cửa
hàng
có
thể
rất
yêu
động
vật,
nhưng
họ
thường
không
am
hiểu
nhiều
về
con
mèo
như
nhân
viên
làm
việc
tại
trại
động
vật
hoặc
các
nhóm
cứu
hộ.[2]
- Bạn luôn phải hỏi cửa hàng về việc họ lấy mèo trưởng thành và mèo con giảm giá ở đâu. Một số cửa hàng lấy mèo từ các xưởng chăn nuôi mèo con phi đạo đức và ở điều kiện độc hại. Bạn cần tìm hiểu các trại chăn nuôi cung cấp mèo. Họ cần phải am hiểu về giống mèo, và các vấn đề hành vi cũng như sức khỏe tiềm ẩn, và tiền sử của mèo (gia đình, v.v…). Mèo thuần chủng sẽ có giấy tờ đi kèm của bác sĩ thú y, ví dụ như giấy đăng ký hoặc chứng nhận sức khỏe.[16]
- Nếu cửa hàng vật nuôi đưa ra những con mèo lấy từ trại cứu hộ hoặc cơ quan tiếp nhận, thì bạn có thể chọn một trong số đó. Việc nhận nuôi mèo thay vì mua chúng là một cách giúp bạn không tiếp thêm lợi nhuận cho các xưởng chăn nuôi mèo con phi đạo đức.
-
Nhận
nuôi
mèo
hoang.
Đôi
khi
một
con
mèo
từ
đâu
tới
xuất
hiện
trước
cửa
nhà
bạn
và
cầu
xin
sự
nhân
đạo.
Đây
là
một
biện
pháp
giúp
bạn
có
được
con
mèo
trong
nhà
mình,
nhưng
cũng
cần
phải
cân
nhắc
một
số
thứ
sau
đây:[2]
- Bạn cần đảm bảo rằng con mèo không thuộc về ai. Đôi khi, mèo “hoang” có thể trốn tránh chủ nhân, và họ rất muốn tìm chúng về. Bạn có thể đăng thông tin trên mục rao vặt hoặc trên mạng mô tả con mèo mà bạn phát hiện được. Gọi điện cho trại động vật để xem họ có đang tìm vật nuôi bị thất lạc hay không.
- Bạn cần ghi nhớ rằng mèo hoang thường sẽ gặp vấn đề về hành vi. Cuộc sống bên ngoài không mấy dễ dàng gì, và mèo hoang có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với ngôi nhà mới, đặc biệt là nếu bạn đang nuôi thú cưng khác.
- Mang mèo đi khám bác sĩ thú y trước khi đem chúng vào nhà. Mèo có thể mang bệnh và nhiễm khuẩn. Trước khi nhận nuôi và cho mèo hoang ở chung, bạn nên đưa chúng đi khám nhằm đảm bảo rằng chúng có sức khỏe tốt.
Lựa chọn Mèo[sửa]
- Không nên chỉ nhìn bề ngoài của mèo. Cũng giống như người, bạn không nên đánh giá mèo thông qua ngoại hình. Việc bị thu hút bởi con mèo dễ thương là điều bình thường, nhưng bạn nên cân nhắc nhiều yếu tố bên cạnh vẻ đẹp của chúng trước khi đưa ra quyết định.[17]
- Hỏi thăm về dịch vụ tư vấn nhận nuôi. Nhiều trại cứu hộ và mạng lưới vật nuôi thường tư vấn nhận nuôi miễn phí bằng việc tìm hiểu nhu cầu, lối sống và tính cách của bạn để đưa ra khuyến nghị. Đây là cách tốt nhất để có được con mèo phù hợp với bản thân cũng như nhu cầu riêng.[17]
- Dắt theo thành viên gia đình mà con mèo sẽ tiếp xúc thường xuyên. Bạn nên hiểu rõ cách thức giao tiếp của mèo với người nhà, đặc biệt là trẻ em. Nếu có thể, bạn nên đưa họ đến gặp con mèo để xem họ có phản ứng thế nào.
-
Đề
nghị
tiếp
xúc
với
mèo.
Bạn
có
thể
yêu
cầu
nhân
viên
hoặc
tình
nguyện
viên
chỉ
dẫn
cách
đụng
chạm
vào
mèo.
Mỗi
con
thích
được
bồng
bế
theo
nhiều
cách
khác
nhau
mà
những
nhân
viên
này
có
thể
khá
thành
thạo.
Điều
này
giúp
tránh
khỏi
việc
bị
mèo
cắn
hoặc
cào
xước.
Nếu
mèo
kháng
cự,
bạn
không
nên
ép
buộc
chúng.
Một
số
con
mèo
thì
rất
trìu
mến,
nhưng
lại
không
thích
ẵm.
Một
số
con
khác
lại
cảm
thấy
khó
chịu
khi
tiếp
xúc
với
môi
trường
mới
và
sẽ
thích
nghi
theo
thời
gian.[18]
- Nắm tay lại và hướng về phía con mèo. Đâu là cách mà con người bắt chước kiểu chào hỏi của loài mèo.[19] Nếu mèo dụi đầu vào tay bạn thì đâu là cử chỉ thân thiện. Còn nếu chúng nhìn đi chỗ khác hoặc bước lùi lại, thì có thể chúng không thích gặp người lạ.
- Nếu con mèo cố gắng cào xước hoặc cắn, thì điều này có nghĩa là bạn không nên nhận nuôi chúng. Nhiều con có hành vi cào cắn khi chúng căng thẳng hoặc sợ hãi. Tuy nhiên, mèo hay có thói quen cào cắn sẽ không phù hợp với hộ gia đình có trẻ nhỏ.
-
Kiểm
tra
dấu
hiệu
bệnh
tật
ở
mèo.
Bạn
cần
đảm
bảo
rằng
con
mèo
có
sức
khỏe
tốt.
Nếu
phát
hiện
vấn
đề,
bạn
không
nên
nhận
nuôi
chúng.
Đôi
khi,
mèo
ở
các
trại
động
vật
hoặc
nhà
tình
nguyện
gặp
phải
vấn
đề
sức
khỏe
mà
không
cần
quan
tâm
nhiều
vẫn
có
thể
hồi
phục
được.
Dưới
đây
là
một
số
dấu
hiệu
cần
quan
sát:[20]
- Mắt. Đôi mắt phải trong veo và không có dịch tiết hoặc cặn bẩn tích tụ.
- Mũi. Lỗ mũi không nên chảy dịch và mèo không hắt hơi quá nhiều.
- Tai. Bên trong tai không có ráy hoặc cặn đen và có mùi hôi. Con mèo không có hành vi lắc đầu liên tục hoặc gãi tai.
- Ngực. Hơi thở của mèo nên đều đặn, không thở khò khè hoặc ho.
- Lông. Bộ lông sạch sẽ và không có động vật ký sinh như bọ chét hoặc bọ ve. Quan sát vùng da dưới cánh tay và ở bụng để xem có bọ chét hay không.
- Da. Làn da sạch sẽ và không bị tổn thương. Nếu mèo có vết thương cũ thì chúng nên khô ráo và lành lặn.
- Hậu môn. Sạch sẽ và không có dấu hiệu tiêu chảy hoặc giun sán. (Kiểm tra khay vệ sinh để nhận biết hiện tượng tiêu chảy hoặc ký sinh trùng.)
-
Hỏi
thăm
về
tiền
sử
của
mèo.
Bạn
nên
thu
thập
nhiều
thông
tin
liên
quan
đến
mèo
trước
khi
đưa
ra
quyết
định.
Bạn
có
thể
hỏi
một
số
câu
hỏi
như
sau:[21]
- Con mèo ở đây bao lâu rồi?
- Tại sao nó lại ở đây?
- Nó tương tác với đồng loại, nhân viên, và động vật khác như thế nào?
- Tính cách của nó như thế nào?
- Tình nguyện viên/Nhân viên/Người chăn nuôi có lo ngại gì không?
- Mèo có vấn đề gì về sức khỏe hay không?
-
Tìm
hiểu
cách
thức
hòa
đồng
của
mèo.
Đặc
biệt
là
đối
với
mèo
con
thuần
chủng,
chúng
nên
hòa
nhập
với
người
khác,
khung
cảnh
xung
quanh,
âm
thanh,
mùi
hương,
và
những
trải
nghiệm
khác
trong
12
tuần
đầu
tiên
khi
ra
đời.
Nếu
không
thích
nghi
tốt,
chúng
có
thể
trở
nên
không
thích
con
người,
hoặc
thậm
chí
là
rất
hung
hăng.
Nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
mèo
con
tiếp
xúc
với
con
người
trong
7
tuần
đầu
thường
sẽ
thân
thiện
và
phát
triển
toàn
diện
hơn.[22]
- Quá trình tập thích nghi hiệu quả bao gồm các động tác bồng bế và âu yếm mèo con ít nhất vài phút mỗi ngày ngay sau khi chúng được sinh ra. Tuy nhiên, không nên tách mèo sơ sinh ra khỏi mèo mẹ hơn vài giây liên tục. Nếu không mèo mẹ sẽ căng thẳng và thậm chí có nguy cơ bỏ rơi đứa con của mình.
- Các hoạt động khác trong quá trình tập thích nghi bao gồm chơi đồ chơi, giao tiếp với người thông qua một số trò chơi như là đuổi bắt, và khám phá nhiều đồ vật xung quanh, như là thùng các-tông, túi giấy, và trụ mài vuốt.
- Bạn cần đảm bảo rằng mèo con không được dạy cách xem ngón tay người là đồ chơi. Mèo con có thể vô tình cào xước hoặc cắn trong khi chơi đùa, nhưng không nên khuyến khích hành vi này. Mèo con cần được chỉ dẫn chơi đùa với đồ chơi khác nếu chúng có hành vi cào cắn.
- Mèo con cũng nên tiếp xúc với nhiều người để không trở nên rụt rè với người lạ.
-
Cân
nhắc
nuôi
mèo
trưởng
thành.
Có
thể
bạn
sẽ
bị
hấp
dẫn
bởi
những
chú
mèo
con
đáng
yêu
và
quên
mất
những
con
mèo
trưởng
thành
còn
lại.
Tuy
nhiên,
mèo
trưởng
thành
có
một
số
ưu
điểm
sau
đây:[2]
- Tính cách của chúng thường được định hình sẵn, vì vậy bạn sẽ nắm bắt được cách hành xử và thái độ của chúng.
- Mèo trưởng thành được huấn luyện sử dụng khay vệ sinh và bạn không cần phải trông chừng thường xuyên.
- Mèo trưởng thành thường trầm tĩnh và cư xử tốt với trẻ nhỏ.
- Nếu mèo trưởng thành không hòa nhập như mèo con, bạn vẫn có thể dạy cho những con kém hòa đồng. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian, nhưng chỉ cần kiên trì và cách thức huấn luyện phù hợp, bạn sẽ khiến chúng trở nên thân thiện hơn.[22]
-
Tìm
hiểu
xem
con
mèo
mà
bạn
đang
nhắm
đến
có
đang
cặp
với
con
khác
hay
không.
Đôi
khi
mèo
được
tiếp
nhận
vào
trại
cứu
hộ
cùng
với
con
khác
có
mối
gắn
kết
chặt
chẽ
hoặc
hình
thành
sự
liên
kết
khi
ở
chung
với
nhau.
Nếu
bị
tách
rời,
chúng
có
thể
bị
tổn
thương
về
mặt
tinh
thần
và
khó
hòa
đồng
với
vật
nuôi
khác
sau
này.[23]
- Nếu muốn nhận nuôi hai con mèo, bạn nên chọn một cặp vì chúng sẽ an ủi nhau để vượt qua căng thẳng khi chuyển đến nơi ở mới.
-
Kiểm
tra
hồ
sơ
khám
bệnh
của
mèo.
Nếu
có
thể,
bạn
nên
tìm
hiểu
xem
mèo
đã
tiến
hành
xét
nghiệm
hay
tiêm
chủng
loại
nào.
Điều
này
giúp
bạn
nhận
định
sức
khỏe
tổng
quan
của
chúng
và
chuẩn
bị
chi
phí
y
tế
nếu
có
sau
này.
- Bạn cần kiểm tra xem mèo có mắc phải Vi-rút Gây suy giảm miễn dịch ở Mèo (FIV) và Bệnh bạch cầu ở Mèo (FeLV) hay không trước khi mang chúng về nhà sống chung với con mèo khác. Những bệnh này rất dễ lây sang động vật khác. Bạn nên kiểm tra kỹ con mèo trước khi nhận nuôi, cho dù bạn có đang nuôi con mèo khác ở nhà hay không.
-
Hỏi
thăm
về
dịch
vụ
khám
bệnh
thú
y
đi
kèm
hoặc
có
sẵn
khi
mua
hoặc
nhận
nuôi
mèo.
Trong
nhiều
trường
hợp,
dịch
vụ
này
thường
được
đi
kèm
và
thậm
chí
là
bắt
buộc
khi
nhận
nuôi
mèo.
Thường
thì
bạn
sẽ
được
tạo
điều
kiện
mang
mèo
đi
khám
lần
đầu
với
lượng
thời
gian
cố
định
để
nắm
bắt
một
số
thứ
mà
bạn
bỏ
lỡ.
Bạn
có
thể
trao
đổi
với
bác
sĩ
thú
y
về
nhu
cầu
của
con
mèo
mới
nhận
nuôi.
- Nếu có nuôi mèo hoặc thú cưng khác trong nhà, bạn nên mang con mèo mới nhận nuôi đi khám trước khi đem về nhà.[24]
-
Hỏi
thăm
về
tùy
chọn
nuôi
thử.
Nhiều
trại
động
vật
và
mạng
lưới
vật
nuôi
cho
phép
bạn
mang
mèo
về
nhà
trong
thời
gian
ngắn
(thường
là
vài
ngày
hoặc
một
tuần).
Điều
này
giúp
bạn
chắc
chắn
rằng
con
mèo
sẽ
hòa
đồng
với
gia
đình
và
vật
nuôi
khác.
- Bạn cần ghi nhớ rằng mèo có thể khá căng thẳng khi lần đầu tiên về nhà mới. Bạn nên kiên nhẫn vì chúng sẽ thích nghi dần với môi trường mới.
Lời khuyên[sửa]
- Nhiều trại động vật quy định giờ thăm nom. Thời điểm tốt nhất để nắm rõ tính cách thật sự của mèo là vào buổi sáng. Ở thời điểm cuối ngày, nhiều con mèo bị đối xử thô bạo và chúng có thể buồn ngủ hoặc sẵn sàng tấn công bạn vì bị kích thích tột độ.
- Mua vật dụng cần thiết (khay vệ sinh, đất, thức ăn, bát, đồ chơi, v.v…) trước khi nhận nuôi mèo để bạn có thể trực tiếp đưa chúng về nhà. Ngoài ra bạn cũng nên hẹn sẵn bác sĩ thú y trước khi nhận nuôi thú cưng. Nếu sắp xếp ổn thỏa, bạn có thể lên lịch hẹn với bác sĩ vào ngày nhận nuôi mèo để mang chúng đến phòng khám trên đường về nhà.
- Trở thành người chủ có trách nhiệm và hiểu biết: Bạn nên đọc sách hướng dẫn chăm sóc mèo trước khi lựa chọn một con cho mình. Mỗi loài có tính cách đặc trưng, yêu cầu chăm sóc, và các vấn đề về sức khỏe mà bạn cần lưu ý. Ngoài ra bạn cần ước lượng khoản chi phí dành cho việc thăm khám bác sĩ mỗi năm, và những bệnh/vấn đề phổ biến nào cần được lưu tâm nhiều hơn.
- Sau khi được triệt sản, mèo đực và mèo cái sẽ không có sự khác biệt nhiều về mức độ thân thiện hoặc hành vi, ngoại trừ mèo đực vẫn có thói quen đánh dấu lãnh thổ nhiều hơn mèo cái cho dù chúng đã bị thiến.
- Sau khi mang mèo về nhà, mèo có thể khá rụt rè nhút nhát và điều này là hoàn toàn bình thường. Mèo cần có thời gian để thích nghi với môi trường mới thân thiện và an toàn.
- Bạn cần nhận thức rằng tính cách của mèo con sẽ thay đổi theo từng năm, tùy thuộc vào mức độ gần gũi của bạn. Chúng thường không được dạy cách phản ứng với việc được bồng bế hoặc vuốt ve so với mèo trưởng thành.
Cảnh báo[sửa]
- Bạn cần xem chừng một số cửa hàng vật nuôi cố gắng hối thúc bạn mua mèo nhưng không hướng dẫn các bước nêu trên. Họ đặt lợi nhuận cao hơn lợi ích của khách hàng và những con mèo. Cửa hàng thân thiện sẽ vui vẻ cho phép bạn đụng chạm con mèo tùy thích. Một số cửa hàng thậm chí có thể trang bị phòng riêng có ghế và tháp dành cho mèo để bạn có thể tiếp xúc mà không cần phải ẵm chúng lên.
- Cẩn trọng khi nuôi mèo hoang. Ngay cả một con mèo trông có vẻ khỏe mạnh vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh bạch cầu, viêm màng não cầu hoặc một số bệnh khác có thể truyền sang mèo cưng mà bạn nuôi sẵn trong nhà. Bạn nên mang mèo hoang đi khám bác sĩ thú y trước khi mang chúng về nhà.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3317329/
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.humanesociety.org/animals/cats/tips/getting_a_cat.html?referrer=https://www.google.com/
- ↑ http://www.webvet.com/main/2008/06/22/10-things-you-should-know-owning-cat
- ↑ http://www.pet360.com/cat/adoption/things-to-consider-before-adopting-a-cat/E1J-Zyy_uUK0UP0hfGJQ-w
- ↑ 5,0 5,1 https://www.petfinder.com/pet-adoption/cat-adoption/cat-adoption-checklist/
- ↑ http://www.battersea.org.uk/servlet/servlet.FileDownload?retURL=%2Fapex%2Fwebpublications%3FpageId%3D157-publications&file=00Pb0000000yTo5EAE
- ↑ http://www.kiplinger.com/slideshow/spending/T063-S001-9-costs-every-cat-owner-should-budget-for/index.html
- ↑ http://healthypets.mercola.com/sites/healthypets/archive/2014/04/23/long-haired-cats.aspx
- ↑ http://www.heartforanimals.org/infants_kittens.php3
- ↑ http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/allergies/pet-allergy.aspx
- ↑ http://www.peteducation.com/article.cfm?c=1+2230&aid=2924
- ↑ http://www.animalplanet.com/breedselector/catselectorindex.do
- ↑ http://www.meowfoundation.com/adopt/selecting-a-cat/
- ↑ 14,0 14,1 http://www.humanesociety.org/issues/adopt/tips/adopting_from_shelter_rescue.html?credit=web_id157868056
- ↑ http://www.petmd.com/cat/pet_lover/MM_top5_things_to_think_about_before_getting_a_cat
- ↑ 16,0 16,1 http://www.petsadviser.com/animal-welfare/kitten-mills/
- ↑ 17,0 17,1 http://www.vetstreet.com/dr-marty-becker/find-the-perfect-cat-at-the-shelter
- ↑ http://www.humanesociety.org/animals/cats/tips/choosing_cat.html
- ↑ http://www.cathealth.com/how-and-why/greeting-a-cat
- ↑ http://www.petsathome.com/shop/en/pets/advice/cat-care-advice/cat-health-centre/cat-healthy-signs
- ↑ ttp://princetonvet.net/10-tips-to-choose-the-right-shelter-cat/
- ↑ 22,0 22,1 https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/socializing-your-kitten
- ↑ http://www.icatcare.org/advice/cat-care/thinking-getting-cat
- ↑ http://www.catcare.com/faq.htm