Chồng Ảnh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chồng ảnh (Overlay) là phương pháp sáng tạo để tạo phông nền mới cho một tấm ảnh, ghép hai tấm ảnh với nhau, hay dựng cảnh chụp với một người nổi tiếng nào đó. Dù bạn muốn trang trí cho tấm thiệp mừng, hay đùa ai đó bằng cách ghép ảnh giả, bạn có thể sử dụng những phần mềm miễn phí để làm chúng. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu kỹ thuật chồng ảnh.

Các bước[sửa]

Ảnh Đơn giản[sửa]

  1. Áp dụng phương pháp này với ảnh nghệ thuật đơn giản. Bạn có thể áp dụng phương pháp này nếu chỉ cần ghép nhiều ảnh nhỏ vào một ảnh lớn hơn, một cách nhanh chóng và dễ dàng. Cách này không đòi hỏi kỹ thuật cao nên bạn hoàn toàn có thể làm theo nếu muốn tạo một tấm thiệp vui tươi cho kỳ nghỉ hay những thứ đơn giản khác mà không mất quá nhiều thời gian.
    • Để đạt kết quả tốt nhất, hãy tải phần mềm xử lý ảnh miễn phí như GIMP, Paint.NET, hoặc Pixlr. Nếu bạn sở hữu phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp như Photoshop hay Paint Shop Pro, bạn có thể học cách sử dụng chúng, tuy nhiên việc mua những phần mềm này cũng không cần thiết.
    • Bởi vì phương pháp này chỉ cần dùng một vài công cụ có sẵn trong các phần mềm chỉnh sửa cơ bản như Windows Paint. Tuy nhiên, bạn có thể không được dùng "công cụ chổi lông" để chỉnh sửa nâng cao. Và nếu không có chức năng chia "lớp", bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chỉnh sửa ảnh.
  2. Đầu tiên, mở tấm ảnh nền. Đây là tấm ảnh được dùng làm phông nền của ảnh hay được chồng lên. Trong phần mềm chỉnh sửa, chọn File (Tập tin) → Open (Mở) ảnh.
    • Chọn File (Tập tin) → Save As (Lưu dưới dạng) để lưu thành tập tin mới nếu bạn muốn giữ ảnh gốc. Bạn có thể thực hiện bước trên sau khi hoàn thành chỉnh sửa, tuy nhiên nếu bạn làm trước thì sẽ không phải lo lắng về việc quên lưu hoặc lưu đè lên ảnh gốc.
  3. Mở ảnh bạn muốn chồng vào. Bạn sẽ đặt tấm ảnh này lên trên ảnh nền. Dùng phần mềm ở bước trên mở tấm ảnh thứ hai trong cửa sổ mới. Chọn File (Tập tin) → Save As (Lưu dưới dạng) để lưu thành tập tin mới, tránh làm thay đổi ảnh gốc.
  4. Chọn công cụ lựa chọn hình tròn. Bạn sẽ thấy một cột các nút khác nhau, thường nằm phía bên trái màn hình. Đây là các công cụ. Nhấp chuột vào biểu tượng hình tròn, hoặc hình bầu dục nét đứt, thường nằm phía trên của cột công cụ.
    • Bạn có thể rê chuột vào từng công cụ để xem tên. Tên của công cụ này thường là "lựa chọn hình bầu dục" (ellipse selection), "chọn khu hình bầu dục" (ellipse select), hoặc các tên tương tự.
    • Nếu bạn không tìm thấy công cụ lựa chọn, bạn có thể dùng "công cụ lasso" hình dây hoặc công cụ "lựa chọn hình chữ nhật" có dạng hình vuông để thay thế.
  5. Nhấp chuột và kéo xung quanh vùng ảnh bạn muốn di chuyển. Kéo chuột xung quanh hình người, động vật hoặc một vùng ảnh bạn muốn chồng lên ảnh nền. Hãy chọn những vùng ảnh gây chú ý, có vật thể ở trung tâm, tránh chọn những phần vô lý (như cánh tay của người nào đó xuất hiện ở rìa ảnh).
    • Hầu hết các phần mềm xử lý ảnh đều có lệnh Invert Selection (Chọn phần đối nghịch) cho phép chọn toàn bộ ảnh ngoại trừ phần bạn khoanh vùng. Lệnh này rất tiện dụng nếu bạn muốn kiểm tra vùng đã chọn: dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + I (hoặc command + Shift + I trên Mac) để đảo ngược vùng được chọn, sau đó chọn Edit (Chỉnh sửa) → Cut (Cắt) để xóa hết chỉ để lại vùng bạn muốn di chuyển. Bạn có thể chọn Edit (Chỉnh sửa) → Undo (Hoàn tác) để quay trở lại bước trước đó và thử chọn vùng khác của ảnh.
    • Nếu bạn không ứng ý vùng ảnh nào, bạn có thể làm theo các bước sau để Chồng một Hình ảnh Chi tiết.
  6. Làm mềm phần rìa của vùng lựa chọn (không bắt buộc). Vùng ảnh được chọn có thể trông hơi cứng hoặc có phần rìa kỳ lạ, điều này có thể khiến tấm ảnh cuối cùng trông không tự nhiên hay chỉnh sửa quá lộ liễu. Bạn có thể điều chỉnh bằng cách dùng "công cụ chổi lông" (feather tool) hoặc "cài đặt chổi lông" (feather setting) để làm mềm phần rìa ảnh, với mỗi phần mềm bạn sẽ phải dùng các cách khác nhau để truy cập công cụ này:
    • Trong Photoshop, nhấp chuột phải vào vùng lựa chọn rồi chọn nút Feather (Chổi lông).[1]
    • Trong Gimp, dùng trình đơn phía trên: chọn nút Select (Chọn) → Feather (Chổi lông).[2]
    • Trong Paint.NET, bạn cần tải Feather Plugin và mở trình đơn plugin để dùng công cụ này.
    • Trong Pixlr hoặc Paint Shop Pro, nhấp chuột vào công cụ lựa chọn và thay đổi thiết lập chổi lông trước khi bắt đầu chọn vùng ảnh.[3][4]
    • Với bất cứ phần mềm nào, bạn đều thấy phần nhập số điều chỉnh độ mềm của chổi lông, được tính bằng đơn vị pixel. Với phương pháp này, hãy chọn 1 hoặc 2 pixel để tránh làm mất chi tiết.
  7. Sau khi lựa chọn được vùng ảnh ưng ý, sao chép và dán vào ảnh nền. Bạn có thể chọn lệnh Edit (Chỉnh sửa) → Copy (Sao chép) và Edit (Chỉnh sửa) → Paste (Dán), hãy nhớ chọn hình nền được mở trước đó để dán ảnh.
    • Nếu bạn sao chép nhầm vùng không được lựa chọn, bạn cần dùng lệnh Invert Selection (Chọn phần đối nghịch) để chọn đúng vùng được lựa chọn.
  8. Thay đổi vị trí và kích thước để kéo ảnh. Chọn công cụ di chuyển, có biểu tượng trỏ chuột hoặc la bàn bốn điểm, sau đó nhấp chuột và kéo phần ảnh chồng đến vị trí mong muốn. Nếu bạn cần thay đổi kích thước ảnh nền, hãy làm theo các bước sau:
    • Chọn File (Tập tin) → Free Transform (Thay đổi Hình dạng) (hoặc dùng phím Ctrl + T) để thay đổi kích thước ảnh.
    • Một đường viền xuất hiện bao quanh hình ảnh, nhấp chuột và kéo về các bên, các góc để thay đổi kích thước và hình dạng. Để giữ đúng tỷ lệ, giữ phím Shift trong khi kéo góc.
    • Nếu di chuyển nhầm ảnh, hãy kiểm tra lại xem bạn đã chọn đúng lớp chưa bằng cách chọn View (Xem) → Layer (Lớp) hoặc Window (Cửa sổ) → Layer (Lớp), sau đó nhấp chuột vào lớp chứa hình ảnh chồng lên.
  9. Chọn File (Tập tin) → Save As (Lưu dưới dạng) để lưu lại kết quả với một tên mới. Hãy đảm bảo rằng bạn chọn đúng ảnh chứa phần chỉnh sửa trước khi lưu. Nó là lớp đầu tiên của ảnh.
    • Bạn có thể thêm ảnh vào theo các bước tương tự như trên, thêm bao nhiêu ảnh cũng được.
    • Để đổi vị trí giữa hai lớp ảnh, mở mục Lớp (Layer) bằng cách chọn View (Xem) → Layers (Lớp) hoặc Window (Cửa sổ) → Layers (Lớp) ở trình đơn phía trên cùng màn hình, sau đó di chuyển ảnh thu nhỏ trong danh sách đến khi vừa ý. Lớp dưới cùng là ảnh nền, và lớp trên cùng là phần bìa ảnh.

Ảnh Chi tiết[sửa]

  1. Xem xét độ phức tạp của ảnh gốc để quyết định bạn nên làm theo bước nào. Phương pháp này sẽ hướng dẫn bạn dùng công cụ "đũa thần" (magic wand), cho phép nhanh chóng xóa bỏ vùng ảnh có màu sắc đặc biệt để bạn có tể tách riêng vùng muốn di chuyển. Tuy nhiên, công cụ này sẽ hiệu quả hơn trên ảnh có màu nền đơn giản, ít đổ bóng, hay khi vùng ảnh cần di chuyển có viền tách biệt với phần nền.
    • Nếu vùng ảnh muốn chọn có phần nền phức tạp, bạn nên chuyển sang bước "Sử dụng công cụ lựa chọn" ở phương pháp này và tự phác thảo vùng muốn di chuyển bằng chuột.
    • Với phương pháp nhanh chóng, dễ dàng mà không làm hợp nhất ảnh, hãy xem Chồng Ảnh Nhanh chóng.
  2. Tải một phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí. Cách hiệu quả nhất để chồng ảnh là dùng phần mềm xử lý ảnh. Nếu bạn không sở hữu những phần mềm chuyên nghiệp như Photoshop hay PaintShop Pro, bạn có thể tải những phần mềm thay thế như Pixlr, GIMP, hoặc Paint.NET.
    • Nếu dùng Mac, hãy tìm phần mềm GIMP trên máy trước khi tải vì có thể nó đã được cài sẵn trong máy.
    • Trong các phần mềm miễn phí, GIMP là gần giống với các phần mềm chuyên nghiệp nhất.[5] Nếu bạn chỉ cần chồng ảnh thì những phần mềm khác sẽ dễ sử dụng hơn.
    • Trước khi thử dùng các phần mềm được liệt kê ở đây, hãy đảm bảo rằng chúng hỗ trợ chức năng lớp. Thử tìm kiếm "Lớp" (Layers) trong trình đơn Giúp đỡ (Help) của phần mềm, hoặc đọc phần miêu tả chức năng trên trang web.
    • Cách này không áp dụng với phần mềm MSPaint, Windows Paint, hoặc Inkscape.
  3. Mở ảnh nền bằng phần mềm. Đây là ảnh dùng làm nền, những tấm ảnh nhỏ hơn sẽ đặt lên trên ảnh này.
    • Nếu nhấp đúp chuột vào ảnh mà phần mềm không khởi động, bạn cần phải mở phần mềm đó trước, rồi dùng lệnh File (Tập tin) → Open (Mở) ở trình đơn phía trên màn hình để chọn tập tin ảnh.
  4. Tạo một cửa sổ mới và mở tấm ảnh thứ hai. Đây là tấm ảnh chứa những chi tiết để chồng lên ảnh nền. Nếu bạn chọn File (Tập tin) → Open (Mở), ảnh sẽ tự động mở trong một cửa sổ mới. Từ giờ trở đi, bạn có thể chuyển đổi giữa hai cửa sổ, nhấp chuột và kéo một cửa sổ sang góc màn hình nếu điều đó giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa hơn. Bạn cũng có thể thay đổi kích thước từng cửa sổ bằng cách kéo góc dưới bên phải.
    • Tấm ảnh dễ chỉnh sửa nhất là ảnh có vật thể được chọn tương phản mảnh với nền.
  5. Lưu ảnh thứ hai dưới một tên khác. Chọn File (Tập tin) → Save As (Lưu dưới dạng) và thay đổi tên ảnh. Bây giờ bạn có thể chỉnh sửa ảnh mà không lo làm hỏng ảnh gốc.
    • Bạn cần chọn Save As (Lưu dưới dạng) và đổi tên để tạo một tập tin mới. Nếu bạn chỉ chọn Save (Lưu), hoặc chọn Save As (Lưu dưới dạng) nhưng không đổi tên tập tin thì bạn vẫn đang chỉnh sửa trên ảnh gốc.
    • Sau khi lưu tập tin mới, hãy nhớ lưu thường xuyên bằng lệnh File (Tập tin) → Save (Lưu)để tránh làm mất chỉnh sửa.
  6. Chọn công cụ đũa thần để loại bỏ những vùng không mong muốn. Nhấp chọn công cụ đũa thần trên thanh công cụ ở phía trái. Đây là công cụ cho phép bạn chọn một mảng màu lớn trong một dải màu đơn sắc nhất định bằng cách nhấp chuột vào bất kỳ vùng nào trên ảnh; điểm ảnh được chọn sẽ thiết lập một đường cơ sở cho dải màu được chọn.
    • Biểu tượng của công cụ đũa thần giống một cây đũa phát ra ánh sáng. Nếu bạn không chắc mình đã chọn đúng, hãy rê chuột vào từng công cụ và đợi xem tên.
    • Trong GIMP, công cụ này có tên là "chọn làm mờ", và có biểu tượng tương tự.
  7. Điều chỉnh thiết lập đũa thần. Phần thiết lập sẽ xuất hiện phía trên biểu tượng khi bạn chọn công cụ. Nhớ đánh dấu hộp thoại “Tiếp giáp” (Contiguous), khi đó bạn chỉ xóa vùng ảnh tiếp giáp điểm ảnh được chọn, không xóa tất cả các vùng cùng dải màu trên ảnh. Điều chỉnh dung sai một cách thống nhất với nền và độ phân giải của ảnh: dung sai thấp sẽ hạn chế vùng màu được chọn và thích hợp với nền có dải màu tương tự, trong khi đó dung sai cao sẽ lựa chọn vùng màu rộng hơn và thích hợp với ảnh có độ tương phản cao.
  8. Chọn vùng cần xóa xung quanh vùng ảnh muốn di chuyển. Đầu tiên, nhấp chuột vào điểm ảnh màu thuộc vùng muốn xóa để khoanh vùng khu vực cùng dải màu. Bạn sẽ thấy một đường viền nhấp nháy bao quanh khu vực bạn chọn. Giữ phím Shift hoặc Ctrl trong khi nhấp chuột vào các vùng lân cận cho đến khi khoanh vùng toàn bộ khu vực xung quanh vùng ảnh muốn di chuyển.
    • Bạn cũng cần điều chỉnh dung sai một vài lần khi thực hiện thao tác này, áp dụng thiết lập giống công cụ đũa thần. Điều chỉnh dung sai nhỏ nếu bạn cần di chuyển một vùng ảnh lớn, dung sai lớn nếu bạn chỉ chọn một vùng nhỏ.
    • Chọn Edit (Chỉnh sửa) → Undo (Hoàn tác) khi chọn nhầm vùng. Thao tác này cho phép bạn quay trở lại bước trước đó, không phải quay về hình ảnh gốc. Ngoài ra, bạn có thể dùng tổ hợp phím: Ctrl + Z trên máy tính hệ điều hành Windows, hoặc command + Z trên Mac.
    • Nếu bạn không thể tách riêng vùng ảnh cần xóa với vùng cần di chuyển, bạn có thể chuyển sang bước "Sử dụng công cụ lựa chọn" và tự khoanh vùng ảnh với công cụ dây thừng.
  9. Làm mềm phần rìa của vùng lựa chọn (không bắt buộc). Vùng ảnh được chọn có thể trông hơi cứng hoặc có phần rìa kỳ lạ, điều này có thể khiến tấm ảnh cuối cùng trông không tự nhiên hay chỉnh sửa quá lộ liễu. Bạn có thể điều chỉnh bằng cách dùng "công cụ chổi lông" (feather tool) hoặc "cài đặt chổi lông" (feather setting) để làm mềm vùng rìa ảnh, với mỗi phần mềm bạn sẽ phải dùng các cách khác nhau để truy cập công cụ này:
    • Trong Photoshop, nhấp chuột phải vào vùng lựa chọn rồi chọn nút Feather (Chổi lông).[1]
    • Trong Gimp, dùng trình đơn phía trên: chọn nút Select (Chọn) → Feather (Chổi lông).[2]
    • Trong Paint.NET, bạn cần tải Feather Plugin và mở trình đơn plugin để dùng công cụ này.
    • Trong Pixlr hoặc Paint Shop Pro, nhấp chuột vào công cụ lựa chọn và thay đổi thiết lập chổi lông trước khi bắt đầu chọn vùng ảnh.[3][4]
    • Với bất cứ phần mềm nào, bạn đều thấy phần nhập số điều chỉnh độ mềm của chổi lông, được tính bằng đơn vị pixel. Với phương pháp này, hãy chọn 1 hoặc 2 pixel để tránh làm mất chi tiết.
  10. Nhấn nút Delete (Xóa) để xóa vùng được chọn. Bạn có thể chọn lệnh Edit (Chỉnh sửa) → Cut (Cắt) ở trình đơn phía trên màn hình. Bạn nên vừa khoanh vùng vừa xóa thay vì khoanh vùng toàn bộ phần còn lại của tấm ảnh rồi xóa một lần. Làm vậy sẽ giúp bạn tránh mắc lỗi trong suốt quá trình thực hiện.
    • Khi chỉ còn sót lại một phần nhỏ xung quanh vùng ảnh muốn di chuyển, bạn có thể phóng to để nhìn rõ các chi tiết trước khi xóa. Công cụ Phóng to (Zoom In) có biểu tượng kính lúp với dấu "+" bên trong. Bạn cũng có thể dùng lệnh: View (Xem) → Zoom (Phóng to).
    • Khi xóa vùng được chọn, vùng đó sẽ xuất hiện họa tiết "bàn cờ" hoặc màu đơn sắc. Dù thế nào thì lớp phủ vẫn sẽ hoạt động tốt.
  11. Chọn công cụ lựa chọn. Nó thường nằm phía trên cùng thanh công cụ, có biểu tượng hình vuông, hình tròn hoặc dây thừng. Công cụ hình vuông hoặc tròn sẽ khoanh vùng theo đúng hình dáng của nó, trong khi công cụ dây thừng có thể khoanh vùng theo bất kỳ hình dáng nào. Công cụ dây thừng dễ dàng tránh được vùng không cần xóa nằm gần vùng ảnh cần di chuyển.
  12. Nhấp chuột và kéo xung quanh ảnh để chọn vùng muốn di chuyển. Nếu bạn xóa nền ảnh, cần đảm bảo không xóa nhầm những vùng không cần thiết. Bạn có thể thêm vùng màu đơn sắc hoặc họa tiết kẻ ô để thay thế chúng, và chúng sẽ không bị khoanh vùng.
    • Nếu bạn không thể xóa một hình nền phức tạp với công cụ đũa thần, hãy phóng to ảnh bằng lệnh View (Xem) → Zoom (Phóng to) và từ từ khoanh vùng ảnh bạn muốn di chuyển bằng công cụ dây thừng. Thao tác này có thể mất vài phút nhưng sẽ cho kết quả tốt hơn. Sau khi sao chép và dán vùng ảnh đầu tiên vào ảnh nền mới, bạn tiếp tục dùng công cụ này để loại bỏ vùng thừa mà bạn vô ý sao chép theo.
  13. Sao chép vùng được chọn, chuyển sang cửa sổ ảnh nền, và dán vào. Bạn có thể dùng phím tắt (Ctrl + C để sao chép, Ctrl + V để dán), hoặc lệnh Edit (Chỉnh sửa) trên trình đơn. Nếu tấm ảnh nhìn quá "sắc nét" hoặc không tự nhiên, hãy quay lại bước trước đó và tăng thiết lập chổi lông lên vài pixel.
    • Hãy xem phần chỉ dẫn trực tiếp phía bên trên, mục "Làm mềm phần rìa", để biết cách làm mềm phần rìa vùng ảnh được chọn.
    • Nếu bạn chắc chắn đã dán ảnh nhưng lại không thấy nó xuất hiện, mở Bảng tách Lớp (Layers Palette) bằng lệnh Window (Cửa sổ) → Layer (Lớp) hoặc View (Xem) → Layer (Lớp). Bạn sẽ quan sát được từng lớp qua hình ảnh thu nhỏ được dán trên họa tiết kẻ ô. Kéo lớp ảnh vừa dán lên phía trên cùng, nằm trên lớp ảnh nền.
  14. Thay đổi vị trí và kích thước để kéo ảnh. Chọn công cụ di chuyển, có biểu tượng giống trỏ chuột hoặc la bàn 4 điểm, sau đó nhấp chuột và kéo vùng ảnh được chọn đến vị trí thích hợp. Nếu bạn cần thay đổi kích thước ảnh nền, hãy làm theo bước sau:
    • Chọn File (Tập tin) → Free Transform (Thay đổi Hình dạng) (hoặc phím tắt Ctrl + T) để thay đổi kích thước ảnh.
    • Một đường viền sẽ xuất hiện xung quanh ảnh, nhấp chuột và kéo về hai bên hoặc kéo góc để thay đổi kích thước và hình dạng ảnh. Để giữ đúng tỷ lệ, giữ phím Shift khi kéo góc.
    • Nếu thao tác sai, hãy kiểm tra xem bạn có đang chỉnh sửa ở đúng lớp không bằng lệnh View (Xem) → Layer (Lớp) hoặc Window (Cửa sổ) → Layer (Lớp), sau đó chọn lớp chứa phần ảnh bìa.
  15. Chọn File (Tập tin) → Save As (Lưu dưới dạng) để lưu kết quả với tên mới. Hãy nhớ lưu phần ảnh bìa. Đừng vô ý chọn cửa sổ chứa phần còn lại của tấm ảnh sau khi được cắt.

Thêm Hiệu ứng[sửa]

  1. Mở lớp ảnh để chồng. Mở trình đơn Lớp (Layer) bằng lệnh View (Xem) → Layer (Lớp) hoặc Window (Cửa sổ) → Layer (Lớp) và chọn lớp chứa ảnh để chồng. Bạn có thể thử vài tùy chọn để thay đổi diện mạo của nó.
    • Có rất nhiều phần mềm xử lý ảnh và mỗi phần mềm lại có nhiều tùy chọn khác nhau. Để tìm các đề xuất phổ biến dưới đây, hoặc tự mình trải nghiệm các hiệu ứng, hãy chọn trình đơn Filter (Lớp phủ) và Layer (Lớp).
  2. Làm hình ảnh chồng trong suốt với hiệu ứng ma quái. Nếu ảnh trong suốt thì kết quả chồng ảnh trông cũng khả quan hơn, nhất là khi bạn dùng phương pháp Chồng nhanh. Đây chỉ là một điều chỉnh nhỏ không mất nhiều thời gian.
    • Ngay cạnh danh sách các lớp, nơi bạn có thể quan sát các thao tác trước đó, bạn sẽ thấy một hộp tên Độ chắn sáng (Opacity). Tại đây bạn có thể nhập số từ 0 (vô hình) cho tới 100 (hoàn toàn mờ đục), hoặc điều chỉnh thanh trượt để dần dần thay đổi độ trong suốt.
  3. Thêm bóng đổ để khiến hình ảnh được chồng liên kết vào ảnh nền. Các hiệu ứng Bóng Đổ để tạo bóng bên dưới chủ thể và khiến nó trông giống một phần của ảnh nền, bạn nên làm theo gợi ý sau để ảnh trông tự nhiên hơn.
    • Trong GIMP, có thể tìm thấy chức năng này tại mục Filter (Lớp phủ) → Light and Shadow (Ánh sáng và Bóng).
    • Trong Photoshop, tìm trong mục Layer (Lớp) → Layer Style (Kiểu dáng Lớp ảnh) → Drop Shadow (Đổ bóng).
    • Chọn lớp bóng đổ để điều chỉnh. Bạn có thể dùng lệnh Filter (Lớp phủ) → Blur (Làm mờ) để giảm độ sắc cạnh của bóng đổ.
    • Bạn có thể dùng lệnh Edit (Chỉnh sửa) → Free Transform (Thay đổi Hình dạng) để thay đổi vị trí và hình dạng của bóng sao cho phù hợp với hướng ánh sáng trong ảnh nền.
  4. Thử và thêm các hiệu ứng khác. Có vô số hiệu ứng trong các phần mềm xử lý ảnh. Hãy thử dùng Tuỳ chọn Pha trộn (Blending Options) để giúp ảnh đã chồng được tự nhiên hơn, hoặc dùng bất kỳ hiệu ứng gì khác để tạo những thay đổi đơn giản hay nghệ thuật.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn có thể dùng công cụ tẩy để xóa phần quang sai, hoặc vùng ảnh ở xa chủ thể.
  • Hộp thoại giúp đỡ rất hữu dụng để học cách sử dụng công cụ.
  • Nếu một màu đơn sắc xuất hiện sau khi bạn xóa vùng được chọn của nền, và nó cản trở việc khoanh vùng phần còn lại của nền, hãy mở Bảng tách Lớp (Layer Palette) bằng lệnh (View (Xem) → Layers (Lớp), hoặc Window (Cửa sổ) → Layers (Lớp) và tìm mục "Lớp Nền" (Background Layer) của vùng màu. Nếu bạn thấy biểu tượng ổ khóa, nhấp đúp chuột vào đó chọn OK để mở khóa. Bây giờ bạn có thể kéo nó vào thùng rác nằm phía dưới cùng Bảng tách Lớp hoặc nhấp chuột phải và chọn Delete Layer (Xóa Lớp). Sau đó bạn sẽ thấy xuất hiện họa tiết kẻ ô.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ lưu đè lên tập tin ảnh gốc.
  • Nếu bạn thử dùng lệnh Invert Selection (Chọn phần đối nghịch) được nói đến ở phần trên nhưng màu sắc ảnh lại trở nên kỳ lạ, vậy thì bạn đã dùng nhầm sang lệnh Invert (Đảo ngược).[6] Hãy tìm lệnhInvert Selection (Chọn phần đối nghịch) trong trình đơn Select (Chọn) đối với hầu hết các phần mềm, hoặc dùng phím tắt Ctrl + Shift + I (command + Shift + I trên Mac).
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]