Chữa đau bụng ở trẻ nhỏ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách chữa đau bụng ở trẻ nhỏ do bất kỳ nguyên nhân nào.

Các bước[sửa]

Đánh giá cơn đau bụng[sửa]

  1. Xác định nguyên nhân gây đau bụng. Đau bụng có thể là do nhiều loại thức ăn và nước uống khác nhau, ví dụ như thức ăn và nước uống gây đầy hơi hoặc chướng bụng, ăn quá nhiều hoa quả có tính axit, dị ứng liên quan đến các bệnh như bệnh Celiac, viêm ruột thừa, hội chứng ruột kích thích, cúm dạ dày, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, căng cơ bụng, táo bón và khó tiêu. Hoặc bạn nên xác định lượng thức ăn trong bữa ăn gần nhất của trẻ vì có thể trẻ đã ăn quá nhiều. Mặt khác, bạn cũng cần kiểm tra các dấu hiệu khác như sốt, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  2. Đánh giá mức độ nguy hiểm. Đau bụng có thể là do tiêu thụ chất gây nguy hiểm ví dụ như hóa chất, thuốc hoặc viên thuốc lớn. Nếu trẻ ăn hoặc nuốt phải vật không ăn được, bạn cần gọi cấp cứu ngay. Còn nếu trẻ đau bụng là do ăn quá nhiều thức ăn, bạn có thể để cơn đau bụng tự khỏi.
  3. Kiểm tra các triệu chứng khác. Đau bụng có thể là một trong những dấu hiệu xuất hiện ở trẻ ngoài các triệu chứng khác như táo bón, nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt cao. Bạn cần kiểm tra nhiệt độ cho trẻ và gọi điện cho bác sĩ hoặc đường dây nóng của bệnh viện để được tư vấn. Tốt nhất bạn nên đưa trẻ nến bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ.

Nguyên liệu chữa đau bụng[sửa]

Dùng nguyên liệu thích hợp. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau dành cho trẻ bị đau bụng thường.

  1. Cho trẻ dùng thuốc thích hợp. Bạn có thể mua thuốc chữa đau bụng không kê đơn dành riêng cho trẻ. Hỏi ý kiến tư vấn của dược sĩ và cho trẻ uống đúng liều dựa trên độ tuổi, cân nặng và tuân thủ đúng hướng dẫn in trên nhãn thuốc. Kiểm tra để đảm bảo thuốc không chứa thành phần gây dị ứng cho trẻ.
  2. Cho trẻ nghỉ ngơi. Hướng dẫn trẻ nằm nghiêng người. Bạn nên động viên trẻ nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục sau cơn đau. Có thể đặt gối lên bụng trẻ. Nếu cần, bạn có thể nằm bên cạnh và xoa bụng cho trẻ.
  3. Cho trẻ uống nước từ từ. Uống nước có thể cung cấp đủ lượng nước mà trẻ cần và giúp giảm cơn đau bụng.[cần dẫn nguồn]
  4. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên. Cho trẻ tiêu thụ đu đủ, gừng hoặc bạc hà ở nhiều dạng khác nhau như dạng tươi/sấy khô hoặc dùng làm nguyên liệu cho món ăn. Kẹo bạc hà hoặc viên nhai từ đu đủ cũng có bán ở các cửa hàng thực phẩm tự nhiên. Bạn cần đảm bảo nguyên liệu có vị dễ chịu, nếu không trẻ sẽ không muốn ăn.
  5. Khiến trẻ phân tâm. Bạn có thể kể chuyện cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xem phim để quên đi thời gian và cơn đau bụng. Cơn đau có thể dần thuyên giảm sau khi trẻ nghe kể chuyện hoặc xem phim xong.
  6. Thể hiện tình yêu thương để xoa dịu trẻ. Bạn nên ôm hôn để trẻ cảm thấy vui hơn. Cảm nhận được tình yêu thương và sự động viên khi bị đau bụng sẽ giúp trẻ ít cảm thấy hoảng loạn và lo lắng.
  7. Cho trẻ ăn thức ăn nhạt. Thức ăn nhạt giúp hấp thụ axit thừa trong ruột. Bạn có thể cho trẻ ăn nhẹ với một lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy khô hoặc cơm trắng. Trong thời gian bị đau bụng, tốt nhất không nên cho trẻ ăn thức ăn béo ngậy hoặc nhiều dầu mỡ để tránh kích thích cơn đau.
    • Không cho trẻ uống sữa hoặc ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
  8. Cho trẻ tắm nước ấm. Nước ấm giúp trẻ cảm thấy thư giãn và quên đi cơn đau. Bạn có thể cho trẻ tắm bồn có bọt xà phòng hoặc thả đồ chơi vào bồn tắm để trẻ tạm thời quên cơn đau.
  9. Đặt miếng chườm nhiệt lên bụng trẻ. Cách này giúp giãn cơ bụng và xoa dịu cơn đau. Bạn chỉ cần cho quần áo hoặc miếng chườm nhiệt vào lò vi sóng để làm ấm trước khi đặt lên bụng trẻ.
  10. Hỏi xem trẻ có muốn đi vệ sinh không. Đôi khi cơn đau bụng có thể là do đầy bụng hoặc đầy hơi. Đẩy được hơi ra ngoài có thể giúp xoa dịu cơn đau cho trẻ. Bạn nên khuyến khích trẻ đi vệ sinh để đẩy hơi ra.
  11. Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu cần thiết. Đôi khi đau bụng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau ruột thừa. Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu cơn đau không biến mất sau 24 tiếng.
  12. Cho trẻ tiếp xúc với không khí trong lành. Bạn cũng có thể thoa dầu lên bụng trẻ. Một số loại dầu như dầu bạc hà có thể giúp thư giãn cơ bụng và giúp mật lưu thông dễ dàng.
  13. Khuyến khích trẻ nằm nghiêng. Nằm nghiên bên trái sẽ giúp giảm đau bụng. Axit hoặc hơi trong bụng dâng lên sẽ khiến trẻ ợ và thải khí thừa ra ngoài. Ngoài ra, bạn nên nâng cao chân cho trẻ để tăng tốc độ phục hồi.
    • Pha cho trẻ một tách trà ấm, ví dụ như trà hoa cúc.
  14. Mát-xa bụng cho trẻ. Bạn có thể dùng tay mát-xa tròn quanh bụng cho trẻ để giúp cơ bụng thư giãn. Mát-xa khoảng 5-10 phút. Không nên xoa quá nhanh và ấn quá mạnh để tránh khiến trẻ bị đau thêm.
  15. Cho trẻ ăn nước hầm gà. Một số loại thức ăn có thể khiến trẻ đau bụng nên bạn nên chọn súp cho an toàn. Súp gà không những giúp xoa dịu cơn đau bụng mà còn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Lời khuyên[sửa]

  • Hạ thấp nhiệt độ trong phòng trẻ.
  • Hỏi xem liệu trẻ có ăn quá nhiều không vì ăn nhiều có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng.
  • Thử yêu cầu trẻ "đẩy hơi ra ngoài", ợ hoặc đi vệ sinh. Đôi khi cơn đau bụng là do đầy hơi.
  • Không cho trẻ uống soda. Soda khiến cơn đau bụng trở nặng.
  • Luôn đặt bát hoặc xô bên cạnh.
  • Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn nên sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Thử cho trẻ uống trà bạc hà.
  • Gọi điện cho bác sĩ nếu không biết nên làm gì khi trẻ đau bụng.
  • Cho trẻ uống sữa ấm pha mật ong. Sữa ấm pha mật ong giúp trẻ ngủ nhanh hơn trong khi nghỉ ngơi.
  • Đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để xua tan cơn đau bụng.

[1]

Cảnh báo[sửa]

  • "Con bị đau bụng" là một trong những lý do trẻ đưa ra để tránh phải làm điều chúng không thích ví dụ như đi học. Vì vậy, bạn cần chắc chắn rằng trẻ đang nói thật về triệu chứng mà chúng đang gặp phải.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]