Diệt trừ bọ xít với phương pháp tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bọ xít trông khá gai mắt và khiến bạn phải nhăn mặt với mùi hôi đặc trưng của chúng. Tuy có thể không gây hại đáng kể trong vườn, nhưng bọ xít sẽ trở thành nỗi phiền toái khi chúng đổ bộ vào nhà bạn. Các hóa chất diệt trừ sâu bọ có thể gây những hệ quả không tốt, nhưng may mắn là chúng ta có thể loại trừ bọ xít bằng các phương pháp tự nhiên. Sau đây là vài gợi ý cho bạn.

Các bước[sửa]

Các chất diệt trừ sâu bọ tự nhiên[sửa]

  1. Rải đất diatomite. Rải loại bột phấn này cả trong và ngoài nhà, tập trung vào các lối vào nhà như cửa sổ, cửa chính và các khu vực khác mà bọ xít thường tụ tập.
    • Đất diatomite là một loại đá trầm tích tự nhiên. Trong đất diatomite có các thành phần silic đi-ô-xít, ô-xít nhôm và ô-xít sắt.
    • Loại bột này được dùng để diệt trừ nhiều loại côn trùng, trong đó có bọ xít. Nó có tác dụng phá hủy lớp sáp bảo vệ trên bộ xương ngoài của côn trùng, nguyên nhân chủ yếu khiến côn trùng bị mất nước.
    • Tìm loại đất diatomite không qua xử lý nhiệt, vì quá trình xử lý nhiệt thường làm mất hiệu quả diệt trừ côn trùng.
    • Ngoài việc rải đất diatomite vào những nơi bọ xít thường tụ tập, bạn cũng có thể rắc trực tiếp loại bột này lên bọ xít khi nhìn thấy chúng.
  2. Pha chế nước tỏi. Pha 2 cốc (500 ml) nước với 4 thìa cà phê (20 ml) bột tỏi vào bình xịt. Xịt dung dịch này lên lá cây, bệ cửa sổ và các nơi bọ xít hay lui tới.
    • Bọ xít không thích mùi nồng của tỏi và thường tránh xa nơi có mùi tỏi. Tỏi chỉ xua đuổi côn trùng mà không tiêu diệt chúng.
    • Bạn cũng có thể băm nhiều nhánh tỏi và rải xung quanh những nơi ẩn náu của bọ xít.
  3. Xua đuổi bọ xít bằng bạc hà. Hòa 10 giọt dầu bạc hà với 2 cốc (500 ml) nước vào bình xịt. Xịt dung dịch trên các lối vào và những nơi bọ xít thường ẩn nấp.
    • Cũng như tỏi, bạc hà chỉ đóng vai trò như chất xua đuổi, không phải là chất độc. Tuy nhiên mùi hương nồng có thể khiến bọ xít tránh xa.
    • Thay vì dùng dầu bạc hà, bạn có thể sử dụng 1 thìa cà phê (10 ml) bột lá bạc hà.
  4. Dùng lá bạc hà mèo. Rắc bột lá bạc hà mèo xung quanh vườn và nhà, tập trung vào các khu vực dễ bị nhiễm bọ xít.
    • Bạc hà mèo cũng là một chất khiến bọ xít tránh xa mà không giết chết chúng.
    • Bạc hà mèo là loài thảo mộc mà bạn có thể trồng trong vườn mà không phải mua nếu bạn có thời gian và quan tâm đến việc phòng chống bọ xít lâu dài.
  5. Xịt nước xà phòng vào bọ xít.[1] Hòa 1 lít nước nóng với 3/4 cốc (180 ml) nước rửa bát nhẹ dịu. Xịt dung dịch trực tiếp vào bọ xít hoặc những nơi chúng thường tụ tập.
    • Xà phòng tiêu diệt bọ xít bằng cách phá hủy lớp bảo vệ bên ngoài và làm chúng mất nước.
    • Xà phòng diệt khuẩn cũng có thể dùng được, nhưng trong đó chứa nhiều hóa chất hơn xà phòng bình thường. Nước rửa bát nhẹ dịu thường được coi là lựa chọn tự nhiên và an toàn nhất.
  6. Dùng dầu neem. Hòa 1 lít nước ấm với 1-2 thìa cà phê (5-10 ml) dầu neem trong bình xịt. Xịt dung dịch lên lá cây, bệ cửa sổ, các lối vào nhà và các nơi ẩn nấp của bọ xít.
    • Có thể bạn phải sử dụng dầu neem sau một tuần mới thấy tác dụng. Dầu neem hoạt động bằng cách làm rối loạn bản năng ăn uống và giao phối của côn trùng, kết quả là những con bọ xít trưởng thành phơi nhiễm với dầu neem dần dần chết đói và không thể đẻ trứng.

Diệt trừ bằng phương pháp thủ công[sửa]

  1. Dùng máy hút bụi để hút bọ xít.[2] Hút bọ xít bằng máy hút bụi công nghiệp hoặc máy hút bụi gia dụng có túi chứa rác. Tháo túi rác và đổ đi ngay.
    • Sau khi hút bọ xít, máy hút bụi có thể lưu mùi hôi bọ xít hàng tuần hoặc hàng tháng. Vì vậy bạn không nên dùng loại máy hút bụi không có túi rác thường sử dụng trong nhà.
    • Trút túi rác vào một túi rác to hơn và buộc thật kín.
    • Có một lựa chọn khác, bạn có thể bọc một chiếc tất da xung quanh ống hút bụi. Dùng dây thun buộc cố định chiếc tất và nhét vào trong ống. Khi chiếc tất đã cố định, bọ xít sẽ bị kẹt lại bên trong tất thay vì lọt vào màng lọc của máy hút bụi. Bạn có thể tháo chiếc tất ra, buộc kín đầu tất và đem vứt.
  2. Hạ gục lũ bọ xít trong nước xà phòng. Đổ nước vào đầy 1/4 chiếc xô loại 4 lít. Hòa thêm 1 thìa cà phê (5 ml) nước rửa bát hoặc xà phòng dạng lỏng. Đặt xô nước bên dưới lũ bọ xít đang leo trèo và và đeo găng tay để gạt chúng xuống xô đựng dung dịch xà phòng.
    • Xà phòng sẽ khiến lũ côn trùng khó di chuyển và cuối cùng sẽ chết đuối trong nước.
    • Trong số các phương pháp diệt trừ bọ xít có hiệu quả, cách này có lẽ là lựa chọn “không mùi’’ nhất, vì lũ bọ bị giết khá nhanh.
  3. ”Xử tử” lũ bọ xít bằng máy bẫy côn trùng điện. Lắp thiết bị này ở tầng mái hoặc những chỗ tối khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bật máy vào ban đêm và sáng hôm sau quét hoặc dùng hút bụi để hút xác bọ xít.
    • Máy bẫy côn trùng bẫy bọ xít và các loài côn trùng khác bằng cách thu hút chúng lao vào ánh sáng mạnh. Khi bay vào bẫy, chúng sẽ bị điện giật chết ngay lập tức.
  4. Đặt các bẫy dính ruồi dọc theo các lối vào. Đặt các bẫy dính ruồi dọc theo bệ cửa sổ, các vết nứt, lỗ thông gió và các lối vào nhà khác mà bạn nhìn thấy. Kiểm tra bẫy mỗi ngày, vứt bỏ khi bẫy dính bọ xít và thay bẫy khác nếu cần.
    • Vì cách này không làm bọ xít chết nhanh chóng, những con bọ xít dính bẫy có thể sẽ tiết ra mùi hôi đặc trưng của chúng sau khi bị bắt.
    • Nếu không có bẫy dính ruồi, bạn có thể dùng băng keo hai mặt.
  5. Gạt bọ xít rơi vào chai nước rỗng. Lấy một chai nước rỗng, mở nắp chai và đặt gần vào con bọ xít.
    • Dùng chai nước để thu gom bọ xít và các con bọ khác.
    • Đậy chặt nắp chai.
    • Đặt chai nước có lũ bọ vào ngăn đông lạnh (ngăn tủ không đựng thức ăn thì tốt nhất). Một đêm đông lạnh là đủ để giết bọ xít.
    • Khi lũ bọ xít bị đông lạnh đến chết, bạn có thể đổ xác bọ xít vào thùng rác hoặc bỏ ra ngoài và sử dụng lại chai nước.
    • Có một cách khác là rót một ít nước rửa bát vào chai nước rỗng và dùng lại chai nước để bắt càng nhiều bọ xít càng tốt. Bắt bọ xít trên bề mặt thẳng đứng thường dễ thành công nếu bạn đặt chai nước mở nắp bên dưới bọ xít. Khi bọ xít tiếp xúc với xà phòng, chúng sẽ bị chết ngạt.

Ngăn chặn bọ xít vào nhà[sửa]

  1. Bít kín cửa sổ và cửa ra vào.[3] Bít kín mọi vết nứt và khe hở ở cửa sổ và rìa cửa ra vào bằng keo trét.
    • Những lối vào nhà phổ biến nhất của bọ xít bao gồm cửa sổ, cửa ra vào, ván lát chân tường và đèn gắn trên trần nhà. Việc bít kín hoặc sửa chữa những chỗ hở sẽ giúp giảm đáng kể số lượng bọ xít bò ngang dọc trong nhà bạn.
  2. Gắn lưới bảo vệ ở các lỗ thông gió. Dùng lưới để che các lỗ thông gió, ống khói lò sưởi và các khu vực mở khác thông ra bên ngoài.
  3. Trám lại mọi lỗ hổng.[4] Các lỗ hổng có đường kính lớn hơn 2,5 cm cần phải được trám trét lại.
    • Các chất dính nhanh có thể là đủ để trám những lỗ nhỏ trên lưới che chắn. Những miếng vá được thiết kế đặc biệt thường đi kèm với bộ dụng cụ và hướng dẫn cách sử dụng.
  4. Lau lưới chắn cửa sổ bằng giấy thơm làm mềm vải. Dùng một miếng giấy thơm thông thường và chà xát lên các tấm lưới chắn cửa sổ và cửa ra vào mỗi ngày cho đến khi vấn đề bọ xít được giải quyết.
    • Giấy thơm làm mềm vải có mùi hương đặc biệt nồng đậm có thể công hiệu hơn loại giấy thơm không có nước hoa hoặc chỉ thơm nhẹ. Mục tiêu ở đây là xua đuổi bọ xít bằng cách tấn công khứu giác của chúng với mùi hương mạnh.
    • Cách này được cho là có thể giảm số lượng bọ xít đến 80% trong vòng một hoặc hai tuần.
  5. Gom lũ bọ vào khăn ẩm ngoài trời. Treo một chiếc khăn ướt lên băng ghế ngoài trời vào buổi chiều muộn. Sáng ra, một số lượng lớn bọ xít từ sân nhà bạn sẽ tụ tập trên chiếc khăn.
    • Bạn có thể vắt khăn lên lan can, chậu trồng cây rỗng, cành cây hoặc bất cứ bề mặt nào trong sân. Treo dọc tốt hơn là treo ngang.
    • Kết liễu lũ bọ xít trên khăn bằng cách nhanh tay nhúng toàn bộ khăn cùng với lũ bọ vào xô nước xà phòng.
  6. Giết một số con bọ bên ngoài. Đi giày cũ và giẫm lên bọ xít hoặc nghiền nát chúng bằng một hòn đá.
    • Biết rằng sẽ có mùi hôi của bọ xít. Khi bị giết, bọ xít sẽ tiết ra mùi hôi rất nồng nặc.
    • Mùi của bọ xít tiết ra khi chết sẽ cảnh báo cho những con bọ xít khác trong vùng và chúng sẽ tránh xa.
    • Bạn chỉ nên giết bọ xít bên ngoài, vì mùi bọ xít sẽ dễ tan trong không khí hơn là ở trong nhà.
  7. Kiểm soát có dại. Loại bỏ hoặc nhổ bớt cỏ dại trong vườn.
    • Cỏ dại thường thu hút bọ xít. Việc giảm có dại trong sân hoặc trên các luống hoa sẽ giúp vườn nhà bạn bớt hấp dẫn đối với bọ xít, do đó chúng sẽ ít đến hơn. Trong vườn có ít bọ xít hơn cũng có nghĩa là sẽ ít bọ xít vào nhà hơn.
  8. Thu hút động vật săn bọ xít. Các loài động vật săn bọ xít tự nhiên bao gồm ruồi ký sinh, ong bắp cày, chim, cóc, nhện và bọ ngựa.
    • Trồng hoa dại và thảo mộc. Những loài cây này thu hút ruồi ký sinh và ong bắp cày.
    • Thu hút chim, cóc, nhện và bọ ngựa bằng các loài hoa và cây thảo mộc lâu năm.
    • Bạn cũng có thể đặt mua bọ ngựa qua các ấn phẩm quảng cáo. Bọ xít bắt mồi, một loài thiên địch ăn trứng của bọ xít, cũng có thể mua được bằng cách này.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nghiền nát bọ xít trong nhà. Mùi hôi do chúng tiết ta sẽ tồn tại khá lâu, và bạn sẽ nhanh chóng hối hận vì hành động này.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Đất diatomite
  • Bột tỏi hoặc đinh hương
  • Nước
  • Bình xịt
  • Dầu bạc hà hoặc lá bạc hà nghiền
  • Bạc hà mèo
  • Nước rửa bát
  • Dầu neem
  • Máy hút bụi
  • Tất da dài đến đầu gối
  • Dây thun
  • Máy bẫy côn trùng điện
  • Bẫy dính ruồi
  • Keo trét
  • Lưới chắn cửa
  • Chất dính nhanh
  • Giấy thơm
  • Khăn

Nguồn và Trích dẫn[sửa]