Diệt trừ gián

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một khi lũ gián đã trú ngụ trong nhà, bạn sẽ rất khó đuổi chúng ra ngoài. Gián có thể nhấm thức ăn, hủy hoại tường, sách, đồ điện tử, một số loài gián thậm chí còn lây truyền bệnh cho người. Hãy “trục xuất” loài côn trùng gây hại này và ngăn chúng quay trở lại bằng cách dùng bả, bẫy, thuốc diệt côn trùng, hoặc các biện pháp ngăn chặn mà bạn thấy có hiệu quả nhất.

Các bước[sửa]

Không để gián tiếp cận thức ăn và nước uống[sửa]

  1. Cắt nguồn nước. Gián cần có nguồn nước để sống. Tùy vào nhiệt độ và kích cỡ, gián có thể sống đến một tháng dù không có thức ăn, tuy nhiên chúng không thể sống quá một tuần nếu thiếu nước. Bạn hãy tìm mọi nguồn nước rò rỉ trong nhà và sửa chữa lại. Khi nguồn nước đã được loại bỏ, chúng sẽ háo hức ăn bả diệt gián dạng gel của bạn.
  2. Lau rửa nhà kỹ lưỡng. Giữ nhà cửa sạch sẽ là bí quyết để ngăn chặn lũ gián, và nơi đầu tiên chính là nhà bếp. Rửa bát đĩa và cất thức ăn thừa ngay sau bữa ăn. Lau dọn ngay các mẩu vụn và vết bẩn dây ra ngoài; nói chung là giữ căn bếp sạch sẽ. Đặc biệt chú ý mặt bếp, vì gián thích dầu mỡ.
  3. Cất thức ăn. Đậy chặt hộp đựng thực phẩm và không để thức ăn bên ngoài quá lâu. Không để bát đĩa bẩn qua đêm và không để hoa quả trên kệ bếp.
  4. Lau sàn thường xuyên. Như vậy bạn có thể làm sạch mọi mẩu vụn và các vết dính. Không làm bắn nước lên tường; đừng quên là gián cần nước.
  5. Thường xuyên đem rác ra ngoài. Để một thùng rác trong nhà. Không để rác quá lâu. Dùng thùng rác có nắp thay vì sọt rác hở. Bỏ rác vào thùng kín và không để sát nhà.

Dùng bả trừ gián[sửa]

  1. Sử dụng bả trừ gián mua ở cửa hàng. Bả trừ gián có thể đặt trong loại hộp ngăn ngừa trẻ em hoặc dùng dưới dạng gel có chứa chất độc tác dụng chậm trộn với thức ăn hấp dẫn (đối với gián).[1] Lũ gián sẽ ăn chất độc và đem về tổ để cuối cùng toàn bộ lũ gián khác đều chết.
    • Đặt bả ở nơi gián thường lui tới như dọc theo ván lát chân tường, bên dưới bồn rửa và ở các góc. Vị trí đặt bả càng gần tổ gián càng tốt vì sẽ càng có nhiều gián ăn bả và đem về tổ.
    • Hầu hết các loại bả gián đều chứa thành phần hoạt chất fipronil 0,05% hoặc hydramethylnon 2%. Gián sẽ ăn chất độc, sau đó thải ra tại tổ và những con gián khác sẽ chết khi tiếp xúc với chất thải đó.
    • Phương pháp diệt gián này có thể mất vài tuần. Khi thế hệ gián đầu tiên bị tiêu diệt, trứng gián sẽ nở, và sẽ có thêm nhiều gián nữa phải đánh bả trước khi bạn có thể loại trừ hoàn toàn cả tổ của chúng.
  2. Thử dùng các loại bả gián tự làm tại nhà. Trộn một phần hàn the bột (không phải dạng hàn the hột, đôi khi còn gọi là bột trừ gián nhưng thường được bán ở các hiệu thuốc), với một phần bột trắng và một phần đường trắng xay nhuyễn. Đường và bột sẽ thu hút gián, và hàn the sẽ giết chúng.[2] Rắc hỗn hợp vào đằng sau ngăn kéo và ngăn tủ, dưới tủ lạnh, bếp lò và những nơi tương tự.
    • Bạn cũng có thể thử làm hỗn hợp tương tự với 1 phần hàn the, 2 phần bột và 1 phần ca cao.
    • Chờ ít nhất 3 chu kỳ biến mất/xuất hiện trở lại của các đàn gián càng ngày càng ít dần, kéo dài khoảng 2 tuần. Tiếp tục dùng hàn the cho đến khi sạch bóng lũ gián.
    • Trẻ em, chó và một số thú cưng khác cũng có thể vô tình ăn phải hỗn hợp. Hàn the không độc lắm đối với người và thú cưng nhưng chỉ nên dùng ngoài da, do đó bạn nên đặt nơi nào chỉ có loài côn trùng này có thể tiếp cận được.
    • Hỗn hợp sẽ đóng lại thành bánh trong môi trường ẩm, do đó bạn nên dùng giấy hoặc khay nhôm để bảo vệ sàn và ngăn tủ.

Dùng thuốc diệt côn trùng[sửa]

  1. Dùng dung dịch xà phòng và nước. Đây là một cách dễ dàng để tiêu diệt gián trưởng thành. Pha dung dịch xà phòng nhẹ (xà phòng tắm cũng tốt) và nước với độ loãng vừa đủ để có thể xịt được bằng bình xịt.[3] Bạn có thể rảy, phun hoặc chỉ cần hắt dung dịch này vào lũ gián. Chỉ cần 2-3 giọt nước xà phòng cũng đủ giết chết chúng. Đảm bảo dung dịch tiếp xúc với đầu và bụng dưới của gián. Nếu bạn có thể lật ngược con gián lên thì tấn công vào bụng gián là tốt nhất. Chúng sẽ chạy hoặc cố chạy trốn, nhưng sẽ đột ngột ngừng lại và hầu như chết trong vòng một phút.
    • Nước xà phòng giết chết gián bằng cách tạo một lớp màng mỏng bít kín các lỗ thở của gián và giữ nguyên như vậy do sức căng bề mặt khiến gián chết ngạt.
    • Vứt gián đi càng nhanh càng tốt, vì chúng có thể phục hồi khi nước khô đi hoặc nước không bao phủ phần lớn cơ thể của chúng.
  2. Dùng thuốc xịt diệt côn trùng. Mua thuốc diệt côn trùng chuyên trị gián có chứa thành phần hoạt chất cyfluthrin hoặc một chất diệt côn trùng khác.[4] Xịt vào những nơi gián có thể ẩn nấp hoặc xâm nhập vào nhà, bao gồm dọc theo tường, trong các khe nứt và các lỗ thông gió.
    • Giữ trẻ em và thú cưng ở xa nơi xịt thuốc và tuân theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm.
    • Nếu sử dụng bả gián cùng lúc, bạn không nên xịt gần nơi đặt bả. Thuốc diệt côn trùng có thể nhiễm vào bả và khiến lũ gián tránh xa.
    • Thuốc xịt diệt gián có tác dụng trừ gián ngay tức khắc, nhưng nó cũng có thể đuổi lũ gián đi sâu vào trong tường, khiến tình hình còn tệ hơn. Xử lý cả tổ gián cũng quan trọng như giết gián tại chỗ.
  3. Dùng chất lỏng cô đặc. Việc sử dụng chất lỏng cô đặc từng là độc quyền của dịch vụ chuyên nghiệp, hiên nay đã được điều chế để sử dụng rộng rãi. Chất cô đặc là chất độc hoặc hóa chất xua đuổi được pha loãng với nước và xịt hoặc lau lên bất cứ bề mặt, khe nứt hoặc kẽ hở nào mà gián thường lui tới. Các sản phẩm này đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa gián quay trở lại, vì chúng thường có tác dụng xua đuổi gián đến 1-2 tuần hoặc hơn.
  4. Mua loại thuốc diệt côn trùng chuyên nghiệp. Trong trường hợp nặng nhất, bạn có thể mua loại thuốc mạnh nhất như một biện pháp cuối cùng. Tìm loại thuốc có chứa cypermethrin.[5] Các loại bả, bẫy keo có pheromones và các loại thuốc xịt chuyên dụng khác có hiệu quả hơn nhiều so với các sản phẩm mua ở cửa hàng gia dụng. Cy-Kick CS là một sản phẩm bọc vi nang rất công hiệu trong việc diệt trừ gián. Có thể bạn phải mua trên mạng, vì loại thuốc này thường không bán ở các cửa hàng gia dụng. Chúng có thể diệt côn trùng sống và có tác dụng kéo dài đến 3 tháng. Xịt xung quanh nhà và những nơi như dưới tầng hầm.
    • Nhược điểm của phương pháp này là nó diệt toàn bộ các loại sâu bọ và côn trùng, kể cả những loài ăn gián như nhện và cuốn chiếu.
    • Chỉ dùng cách này như biện pháp cuối cùng, và không dùng khi có trẻ em và thú cưng ở xung quanh. Đây là một chất độc rất mạnh và sẽ gây hại cho bất cứ ai nuốt phải.

Dùng bẫy gián[sửa]

  1. Dùng bẫy gián mua ở cửa hàng. Bẫy gián có tác dụng dụ gián bò vào và dính chặt bên trong. Mua nhiều bẫy gián và đặt ở mọi nơi mà bạn thấy gián thường lui tới. Cách này tuy có hiệu quả tiêu diệt gián với số lượng ít nhưng không có tác dụng đối với cả tổ gián.
  2. Dùng lọ nước. Một phương pháp tại nhà đơn giản và hiệu quả để dụ gián vào bẫy là dùng lọ đặt cạnh tường. Bẫy này cho phép gián bò vào nhưng không thể thoát ra. Bạn có thể bỏ bất cứ loại mồi nào vào bẫy, kể cả bã cà phê và nước, thậm chí chỉ cần nước trắng nếu ở trong môi trường khô. Cũng như trên, đây là phương pháp tốt để giết gián trưởng thành nhưng không có hiệu quả tiêu diệt tổ và trứng gián.
  3. Dùng bẫy bằng chai nước soda. Lấy một chai soda nhựa rỗng và cắt rời bên dưới phần cổ chai. Lật ngược phần đầu và đặt vào phần thân chai để làm phễu bên trong thân chai. Dán xung quanh miệng phễu để cố định vào thân chai. Rót một ít nước và xà phòng vào chai và đặt bẫy ở những nơi có gián qua lại. Chúng sẽ bò vào bẫy và chết đuối.[6]

Ngăn ngừa gián quay trở lại[sửa]

  1. Di dời những đống lộn xộn ra xa nhà. Gián thích các đống gỗ và những nơi ẩn náu dễ chịu khác, và khi thời tiết trở lạnh, chúng sẽ “di cư” vào trong nhà cho ấm. Đảm bảo đống gỗ phải đặt ở xa nhà. Dọn các đống rơm, lá cây và các thứ rác khác trong vườn.
  2. Bịt kín nhà để ngăn gián xâm nhập. Bịt tất cả các khe nứt ở tường bên ngoài để chặn đường vào nhà của gián. Bịt cả các khe nứt trong nhà bất cứ nơi nào có thể. Công việc này sẽ tốn thời gian, nhưng hiệu quả đem lại rất xứng đáng, vì bạn đã loại bỏ hầu hết các nơi ẩn nấp và sinh sản yêu thích của gián.
    • Bịt mọi kẽ hở bên trong mỗi ngăn tủ bếp.
    • Lấp đầy các khe nứt ở cả hai mặt sàn, cửa ra vào và cửa sổ.
    • Bịt các khe hở xung quanh đường ống nước trong nhà tắm và bếp.
  3. Đặt bẫy ngăn ngừa gián. Ngay cả khi bạn đã thành công trong việc loại trừ cả tổ gián, việc đặt bẫy ngăn ngừa gián quay trở lại sẽ giúp loại trừ gián trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát. Cách tốt nhất là bịt các khe nứt ở gần các khu vực có lối vào nhà, chẳng hạn như lỗ thoát nước hoặc thông hơi. Cách đặt bẫy như sau:
    • Dùng thuốc diệt côn trùng (như Raid) dạng gel hoặc dạng lỏng. Điều này đóng vai trò như là “tuyến phòng thủ” thứ hai nếu gián còn sống sót và có thể lách qua cước chùi nồi dùng để bịt khe hở; ít nhất cách này cũng làm chúng yếu đi.
    • Bịt các khe hở bằng keo trét Spackle hoặc một số hỗn hợp có tác dụng làm đông cứng. Nếu khe nứt ở ván lát chân tường hoặc gỗ, bạn hãy chà bề mặt với nhựa cây hoặc phủ một lớp sơn gỗ sau khi trét tường. Spackle đã đông cứng trong khoảng 4-6 giờ sau khi trét là an toàn cho trẻ em.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn đập chết gián, hãy nhớ dọn thật sạch mọi mẩu vụn còn sót lại của xác gián; ngay cả khi gián đã chết, trứng của chúng vẫn có thể nở nếu không được nhanh chóng loại bỏ. Bạn cần ngăn chặn gián bùng phát trở lại và nhớ tiêu diệt cả tổ gián.
  • Úp xoong chảo và bát đĩa khi cất giữ để gián khỏi đẻ trứng vào trong.
  • Đậy lỗ thoát nước trong phòng tắm để gián khỏi chui từ dưới lên.
  • Người ta vẫn còn tranh cãi liệu việc giẫm lên gián cái có phá hủy được trứng gián không. Trứng gián nằm trong một lớp bọc dày an toàn bên ngoài gọi là vỏ trứng nhưng nhiều khả năng không sống sót khi gián cái bị giết. Tuy nhiên, rửa sạch đế giày sau khi giẫm chết chúng vẫn là điều khôn ngoan.
  • Bỏ vài viên băng phiến vào các góc nhà. Gián ghét mùi băng phiến.
  • Dọn sạch phân chó mèo trong sân, vì gián có thể ăn những chất thải này hoặc đem vào nhà làm ô nhiễm nhà.
  • Nếu tất cả các phương pháp trên đều thất bại, bạn nên gọi chuyên gia kiểm soát dịch hại. Họ có giấy phép sử dụng những hóa chất mạnh hơn và trong phạm vi rộng hơn; họ có thể thực hiện những điều này để giữ an toàn cho gia đình bạn.
  • Gián thường nấp trong lò nướng bánh và ăn các mẩu bánh vụn, do đó bạn nên thường xuyên làm sạch và bật lò nóng khoảng 3 phút để khử mùi thức ăn.
  • Đối với gián “sơ sinh”, bạn có thể xịt cồn (cồn tẩy rửa hoặc nước thơm cạo râu có chứa cồn) và sẽ thấy rất hiệu quả. Keo xịt tóc cũng có tác dụng.
  • Để xử lý xác gián, bạn hãy vứt vào bồn cầu và giật nước để loại bỏ chúng khỏi nhà.
  • Các chất xua đuổi gián tự nhiên là dầu bạc hà cay, vỏ dưa chuột, quả họ cam quýt, bạc hà mèo, tỏi và dầu đinh hương.
  • Keo bẫy chuột nhắt và chuột cống cũng rất công hiệu để bẫy gián.

Cảnh báo[sửa]

  • Thuốc diệt côn trùng, bả gián và các hóa chất khác có thể gây ngộ độc cho người (đặc biệt là trẻ em), do đó bạn cần đảm bảo đọc kỹ cảnh báo và tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Khi xịt dung dịch vào ngăn tủ trong bếp, bạn nên nín thở và xịt thật nhanh, hoặc cân nhắc mua mặt nạ và sử dụng khi xịt thuốc. Mua chai xịt có bơm áp lực để có tác dụng nhanh.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Chai xịt diệt côn trùng
  • Bả trừ gián
  • Bẫy gián
  • Chất lỏng cô đặc
  • Bột trét tường hoặc súng bắn keo trét
  • Túi có khóa kéo và lọ đựng thức ăn kín
  • Giấy tự dính có chất xua đuổi gián
  • Đèn gắn trong tủ hoặc đèn huỳnh quang
  • Cá ngừ

Nguồn và Trích dẫn[sửa]