Gọi mèo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trái với quan niệm chung, việc huấn luyện mèo không phải là điều bất khả thi! Phương pháp huấn luyện mèo đó là dạy chúng cách lại gần khi nghe tiếng gọi của bạn. May mắn thay, mèo có thể thành thạo kỹ năng này một cách dễ dàng[1] ,vì thế mèo sẽ liên tục đáp lại tiếng gọi của bạn trong thời gian ngắn. Chỉ cần sự kiên trì và phần thưởng, bạn có thể gọi mèo ở bất kỳ nơi nào trong nhà và chúng sẽ chạy lại (hay tiến lại) gần bạn.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị gọi mèo[sửa]

  1. Tìm hiểu lợi ích của việc gọi mèo. Yêu cầu mèo lại gần khi nghe tiếng gọi có nhiều lợi ích khác nhau. Ví dụ, bạn có thể gọi thú cưng khi đến giờ vui chơi hay ăn uống.[2] Ngoài ra bạn có thể gọi mèo nếu không thể tìm được chúng trong nhà.[1] Hơn nữa, việc mèo lại gần khi nghe tiếng gọi cũng giúp bạn bảo đảm rằng mèo đang an toàn trong trường hợp bạn phải rời khỏi nhà.[1]
    • Nếu mèo ở trong nhà/ngoài trời, bạn có thể gọi chúng vào nhà.[2]
    • Gọi mèo cũng là hành động hữu ích khi đến giờ đưa chúng đi khám bác sĩ thú y.[3] Có thể mèo không thích đi khám bác sĩ thú y, do đó bạn cần cho chúng thời gian lại gần bạn khi đến giờ đi khám.
    • Mèo là loài vật thông minh, vì thế việc huấn luyện chúng lại gần khi được gọi là một hình thức rèn luyện trí não khá hiệu quả.[2]
  2. Lựa chọn phần thưởng. Củng cố tích cực (khen ngợi, âu yếm) là một phần quan trọng để huấn luyện thành công, nhưng để dạy mèo cách đáp lại tiếng gọi bạn cần có phần thưởng hấp dẫn.[2] Phần thưởng thú vị nhất dành cho mèo đó là thức ăn ngon, chẳng hạn như cá ngừ, thịt gà xé, hoặc cá thu.[1][3] Ngoài ra bạn có thể mua thức ăn vặt dành cho mèo tại cửa hàng vật nuôi.[1]
    • Chuẩn bị nhiều thức ăn vặt. Mỗi khi thưởng cho mèo, bạn nên thay đổi nhiều loại thức ăn để chúng không chờ đợi một loại phần thưởng trong mỗi lần được thưởng.[2]
    • Lá bạc hà mèo không phải là phần thưởng hấp dẫn. Mèo sẽ không còn hứng thú với lá bạc hà mèo nếu bạn thưởng cho chúng hơn một lần một tuần, vì thế nên chọn phần thưởng là thức ăn để thu hút chúng.[1]
    • Cho dù là chọn phần thưởng nào, bạn chỉ nên sử dụng khi gọi mèo. Chúng cần có sự liên kết giữa phần thưởng hấp dẫn và đáp lại tiếng gọi của bạn và không có mệnh lệnh hay gợi ý bằng lời.[3]
    • Phần thưởng hấp dẫn có thể là thời gian vui chơi.[2]
  3. Xác định khẩu hiệu khi gọi mèo. Bạn có thể sử dụng bất kỳ câu khẩu hiệu nào.[2] Khẩu hiệu phổ biến mà người ta hay dùng đó là “Lại đây mèo ơi.” Bạn có cũng thể dùng những từ “đến đây” hoặc “phần thưởng.”[1] Không nên dùng câu khẩu hiệu cũ chẳng hạn như tên của mèo.[1][3]
    • Bạn có thể dùng nhiều tông giọng khác nhau. Mèo thường đáp lại tông giọng cao, vì con mồi trong tự nhiên của chúng hay phát ra âm thanh cường độ cao.[1]
    • Nếu nhiều người trong nhà gọi mèo, mỗi người cần dùng chung một khẩu hiệu và tông giọng để gọi chúng.[1]
    • Nếu mèo bị điếc hoặc nặng tai, bạn cần áp dụng phương pháp khác để gọi chúng, chẳng hạn như khẩu hiệu trực quan bằng cách bật và tắt bóng đèn hoặc dùng bút tia laze (có bán tại cửa hàng vật nuôi). Mèo khiếm thính hoặc nặng tai cũng có thể đáp lại tiếng rung dưới sàn nhà, vì thế bạn có thể dậm chân xuống sàn để gọi mèo.[4][3]

Gọi mèo[sửa]

  1. Lựa chọn thời điểm gọi mèo. Thời gian phù hợp để gọi mèo đó là trong lúc ăn uống. Khi đó mèo cảm thấy đói và giúp cho quá trình huấn luyện trở nên dễ dàng và nhanh hơn.[3] Ngoài ra, mèo cũng quen với việc xuống bếp (hay đến chỗ để bát thức ăn), vì thế bạn không nên gọi mèo đến chỗ khác lạ lẫm khi bắt đầu huấn luyện.
    • Lợi ích khi gọi mèo vào giờ ăn đó là chúng biết được khi nào thì thức ăn được chuẩn bị sẵn.[1] Điều này giúp cho quá trình huấn luyện ban đầu dễ dàng hơn vì bạn không làm điều gì lạ đối với chúng.
    • Nếu lựa chọn phần thưởng là thêm thời gian vui chơi, bạn có thể bắt đầu gọi mèo khi gần đến giờ chơi của chúng.[2]
    • Nếu khu vực bếp và chỗ vui chơi của mèo hơi ồn ào, bạn nên gọi mèo ở nơi yên tĩnh không gây mất tập trung để chúng lại gần bạn.[2]
  2. Gọi mèo. Khi ở tại địa điểm mà bạn muốn mèo đến, bạn có thể nói khẩu hiệu với tông giọng cao. Nếu gọi mèo khi đến giờ ăn, bạn cần nói khẩu hiệu trước khi mở hộp thức ăn hoặc xé túi thực phẩm. Bạn cần bảo đảm rằng mèo tiến lại gần vì chúng nghe được khẩu hiệu, không phải vì tiếng động lúc chuẩn bị thức ăn.[2]
    • Thưởng ngay cho mèo khi chúng lại gần bằng thức ăn tươi ngon hay cho mèo vui đùa thêm một lúc.[2] Hành vi củng cố tích cực tăng cường thông qua vuốt ve và khen ngợi cũng khá hữu ích.
    • Ngay cả trong trường hợp gọi mèo khi đến giờ ăn, bạn vẫn nên thưởng đồ ăn vặt thay vì chỉ cho ăn thức ăn bình thường.
    • Khi gọi mèo trong lúc chơi đùa, bạn nên hô khẩu hiệu nhưng không rung lắc đồ chơi gây tiếng động.
    • Quá trình huấn luyện cần khoảng một tuần hoặc hơn để mèo có thể liên tục lại gần khi nghe tiếng gọi của bạn.[2]
  3. Thêm phần thử thách trong quá trình huấn luyện gọi mèo. Sau khi mèo tiến lại khu vực vui chơi hay ăn uống khi nghe tiếng gọi, bạn có thể tăng cường độ khó của việc huấn luyện. Ví dụ, nếu ở chung với người khác, bạn và người này có thể thay phiên nhau gọi mèo. Khi đó, mỗi người cần phải thưởng cho thú cưng khi chúng đáp lại tiếng gọi một cách chính xác.[2]
    • Nếu mèo ở trong nhà/ngoài trời, bạn có thể gọi chúng vào nhà khi đang ở ngoài.[2] Hình thức này mang tính thực tiễn hơn khi mèo ở khoảng cách gần so với ngôi nhà để có thể nghe được tiếng gọi của bạn.
    • Luyện tập phương pháp gọi mèo khi ở từng vị trí trong nhà. Cuối cùng mèo sẽ học được cách lại gần cho dù đang ở bất kỳ nơi nào trong nhà.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Cũng như những bài huấn luyện khác, mèo con thường dễ dạy bảo hơn mèo trưởng thành. Nếu mèo nhà bạn đã lớn, chúng cần nhiều thời gian hơn để đáp lại tiếng gọi.[3]
  • Gọi mèo vài lần một ngày.[2] Gọi mèo vào những thời điểm ăn uống giúp bạn có thể thực hành nhiều lần trong ngày.
  • Thưởng cho mèo ngay cả khi chúng đáp lại tiếng gọi khá lâu. Có thể mèo cố tình đợi một lúc lâu mới tiến lại gần (điều này có thể gây khó chịu), nhưng điều quan trọng là bạn vẫn nên thưởng cho vật nuôi khi chúng quyết định nghe theo tiếng gọi của bạn.[5]
  • Nếu mèo không phản ứng vì không nghe thấy tiếng gọi, bạn nên đưa chúng đi khám tai.[2]
  • Có thể mèo sẽ không lại gần khi được gọi vì chúng cảm thấy ngượng ngập hay sợ hãi.[2] Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y hoặc chuyên gia hành vi thú y để giúp mèo vượt qua nỗi sợ hãi hay e dè.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]