Giúp bảo vệ trái đất

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn quan tâm tới Trái Đất - nơi chúng ta đang sống, vậy bạn sẵn sàng làm gì để bảo vệ hành tinh này? Hàng ngày chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc bảo vệ Trái Đất. Hãy đọc bài hướng dẫn sau để tìm hiểu cách thay đổi thói quen cá nhân và tuyên truyền tới người khác để mọi người cùng chung tay bảo vệ Trái Đất.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tiết kiệm nước[sửa]

  1. Tiết kiệm nước ngay tại nhà. Lãng phí nước là một trong những hành động cá nhân có tác động nhiều nhất tới hành tinh của chúng ta. Tiết kiệm nước chính là việc cần làm ngay. Nếu bạn sống tại một khu vực thiếu nước, điều này còn quan trọng hơn đối với điều kiện môi trường của khu vực này. Hãy kiểm tra các vật dụng trong danh sách dưới đây:
    • Kiểm tra và sửa chữa bộ phận bị rò nước. Một vòi nước bị rò rỉ sẽ lãng phí rất nhiều nước.
    • Lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước trên vòi nước và bồn vệ sinh. Có thể bắt đầu với một vòi hoa sen chảy chậm.
    • Không mở nước chảy liên tục khi rửa bát đĩa. Hãy sử dụng một phương pháp tốn ít nước hơn mà bát đĩa vẫn sạch.
    • Tắt nguồn cung cấp nước của máy giặt để tránh rò rỉ nước. Bạn không cần bật nó thường xuyên.
    • Thay thế nhà vệ sinh cũ bằng một cái mới sử dụng ít nước hơn.
    • Giặt và sấy khô khi đồ đạc và bát đĩa đã đầy. Giặt và rửa lúc chưa đầy đồ làm lãng phí nước.
    • Không sử dụng quá nhiều nước để tưới bãi cỏ.
    • Tắt vòi nước trong khi đánh răng.
  2. Sử dụng ít hóa chất. Các hóa chất được sử dụng để làm sạch cơ thể, nhà cửa, xe cộ hay bất kỳ thứ gì khác như rãnh nước, bãi cỏ hay ống cấp nước. Bởi vì hầu hết mọi người đều sử dụng các hóa chất nặng để tẩy rửa, mà chúng thì gây hại nghiêm trọng tới đường nước và cuộc sống thủy sinh. Các hóa chất không tốt cho con người vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng. Sau đây là hướng dẫn:
    • Tìm hiểu các phương pháp làm sạch trong gia đình mà không sử dụng hóa chất độc hại. Chẳng hạn như trộn giấm trắng và nước theo tỉ lệ 1:1 để tẩy rửa những vết bẩn đơn giản. Thuốc muối và muối cũng là những chất tẩy rửa rẻ tiền và không độc hại.
    • Khi không tìm được chất tẩy rửa để thay thế cho hóa chất độc hại, hãy sử dụng lượng hóa chất ít nhất có thể mà vẫn hiệu quả.
    • Thay vì sử dụng dầu gội và xà phòng từ hóa chất. hãy thử tự làm xà phòng.
    • Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, hãy tìm một phương pháp tự nhiên để loại bỏ cỏ dại và sâu bọ.
  3. Xử lý chất thải độc hại đúng cách. Không nên đổ sơn, dầu xe máy, amoniac, hay một loạt các hóa chất khác xuống rãnh nước hay bãi cỏ bởi vì chúng sẽ ngấm vào đất và mạch nước ngầm. Hãy liên hệ với văn phòng vệ sinh địa phương để biết cách xử lý chất thải. [1]
  4. Giúp xác định nguồn nước ô nhiễm. Mỗi cá nhân có thể đóng góp rất nhiều trong việc giữ nước sạch. Các doanh nghiệp và nhà máy thường là thủ phạm gây ra ô nhiễm nước. Để bảo vệ nguồn nước của Trái Đất, những công dân cần lên tiếng và tìm cách ngăn chặn ô nhiễm. [1]
    • Tham gia cộng đồng vì môi trường tại địa phương để làm sạch các nguồn nước như sông, hồ hay đại dương.
    • Liên hệ với đại diện địa phương để đóng góp ý kiến trong việc ngăn chặn ô nhiễm nước.
    • Tình nguyện giúp dọn sạch bãi biển và bờ sông.
    • Giúp đỡ những người khác tham gia vào công việc làm sạch nguồn nước tại địa phương.

Bảo quản chất lượng không khí[sửa]

  1. Sử dụng ít điện hơn. Than đá và khí gas tự nhiên là nguồn năng lượng chủ yếu để tạo ra điện. Việc đốt cháy các chất này là nhân tố chính gây ra ô nhiễm không khí trên thế giới. Giảm thiểu sự phụ thuộc của bạn vào điện là một cách tuyệt vời góp phần bảo vệ Trái Đất.[2] Bạn có thể làm những điều sau:
    • Sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt và đun nước.
    • Tắt các thiết bị điện vào buổi tối khi bạn ra khỏi nhà.
    • Nếu bạn có điều hòa không khí trung tâm, đừng đóng lỗ thông hơi tại phòng không sử dụng.
    • Hạ thấp nhiệt độ bình đun nước nóng xuống còn 120.
    • Tắt bình đun nước nóng khi bạn đi xa trong một thời gian dài.
    • Tắt bóng đèn không sử dụng khi bạn rời phòng trong khoảng thời gian ngắn.
    • Đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 36 đến 38 và ngăn đá từ 0 đến 5 độ.
    • Hạn chế mở cửa lò khi đang sử dụng lò nướng. Vì mỗi lần mở cửa lò sẽ làm giảm nhiệt độ lò xuống từ 25 đến 30 độ.
    • Làm sạch bộ lọc xơ vải trong máy sấy sau mỗi lần sử dụng để máy tiết kiệm năng lượng và hoạt động hiệu quả hơn.
    • Giặt quần áo bằng nước ấm hoặc nước lạnh thay vì nước nóng.
    • Tắt đèn, máy tính và các thiết bị khác khi không sử dụng.
    • Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact để tiết kiệm tiền bạc và năng lượng.
    • Trồng cây để cung cấp bóng râm cho nhà bạn.
    • Thay cửa sổ cũ bằng cửa mới năng lượng hiệu quả.
    • Giữ máy điều nhiệt ở nhiệt độ cao hơn trong mùa hè và thấp hơn trong mùa đông khi bạn đi xa nhà.
    • Cách nhiệt cho ngôi nhà tốt nhất có thể.
  2. Hạn chế lái xe và đi máy bay thường xuyên. Một nhân tố khác gây ra ô nhiễm không khí và cũng dẫn tới hiện tượng nóng lên toàn cầu là khí thải từ ô tô, xe tải, máy bay và các phương tiện giao thông khác. Theo cấu tạo, xe cần khí gas để vận hành, khi đó các chất hóa học bị đốt cháy và gây ra ô nhiễm. Nếu bạn có thể hạn chế lái xe và đi máy bay thường xuyên, bạn sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ Trái Đất.[2]
    • Đi bộ hoặc đi xe đạp thay vì lái xe bất cứ khi nào có thể. Tim các tuyến đường cho xe đạp trong thành phố!
    • Đi chung xe đi làm nếu đi bộ hay đi xe đạp không phải là lựa chọn thích hợp.
    • Báo cáo các phương tiện giao thông tạo khói với cơ quan địa phương.
    • Bảo trì xe đúng kỳ hạn. Mua lốp mới và luôn bơm căng lốp cho xe. Sơn bằng chổi hoặc con lăn thay vì sử dụng sơn phun để giảm thiểu khí thải độc hại.
  3. Mua các vật phẩm địa phương. Mua đồ tại địa phương sẽ giúp hạn chế ô nhiễm không khí bằng 2 cách. Bạn không cần phải đi xa để mua thứ mình cần, và sản phẩm cũng không bị vận chuyển một quãng đường dài mới tới được tay bạn. Hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn nguồn gốc thực phẩm, quần áo và đồ dùng khác, bạn đã góp một phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí.
    • Mua sắm tại các chợ nông sản và mua thực phẩm được sản xuất gần nhà nhất có thể.
    • Khi bạn mua sắm trực tuyến, hãy chú ý tới quãng đường vận chuyển của món đồ. Hãy thử tìm những món đồ không phải vận chuyển quá xa.
    • Chú ý tới xuất xứ của quần áo, đồ điện, đồ gia dụng và các thiết bị khác. Hãy thường xuyên mua những món đồ được sản xuất tại khu vực của bạn.
  4. Ăn rau và thịt có nguồn gốc từ địa phương. Tập quán canh tác nông nghiệp không chỉ gây hại cho động vật, mà còn ảnh hưởng tới Trái Đất. Các xí nghiệp chăn nuôi gây ra ô nhiễm không khí và nước trầm trọng. Bạn có thể tự giải quyết vấn đề này theo cách sau:
    • Ăn nhiều rau hơn. Thay đổi đơn giản này là một cách để chọn ra xí nghiệp chăn nuôi công nghiệp.
    • Tự hỏi về xuất xứ của thịt.
    • Chỉ mua thịt sản xuất tại trang trại nhỏ ở địa phương.
  5. Trở thành nhà hoạt động vì ô nhiễm môi trường. Xác định các nhóm địa phương hoạt động để ngăn chặn ô nhiễm môi trường và tìm cách tham gia. Tuyên truyền với mọi người về vấn đề này, bạn sẽ tạo ra một tác động lớn bằng cách thay đổi thói quen sống.
    • Tham gia nhóm trồng cây để giúp làm sạch không khí.
    • Trở thành một nhà hoạt động xe đạp. Làm việc để xây dựng những con đường an toàn tại thành phố.
    • Liên lạc với đại diện của địa phương để trình bày về những vấn đề nổi cộm tại khu vực. Ví dụ, nếu có một nhà máy đang xả hóa chất ô nhiễm vào không khí, hãy kêu gọi các nhà chức trách chấm dứt nó.

Bảo vệ đất[sửa]

  1. Hạn chế xả chất thải. Tất cả mọi thứ bạn vứt vào túi rác, buộc lại và đem ra ngoài sẽ được đưa tới một bãi rác. Thêm nữa, tất cả các rác thải bao gồm túi ni-lông, giấy, kim loại hay những vật dụng không bền sẽ làm hại đến đất. Bằng cách hạn chế xả rác, bạn có thể giảm thiểu sự ảnh hưởng tới đất. Hãy thử áp dụng các biện pháp sau:
    • Mua những sản phẩm có thể tái sử dụng. Mua bình thủy tinh thay vì những chai nhựa mỏng manh.
    • Không sử dụng túi ni-lông, hãy dùng túi vải.
    • Bảo trì và sửa chữa các sản phẩm bền thay vì mua đồ mới.
    • Tránh các sản phẩm bọc nhiều lớp bao bì khi chỉ cần một lớp là đủ. Khoảng 33% những thứ bạn vứt đi chính là bao bì.
    • Dùng đĩa tái sử dụng thay vì đĩa đùng 1 lần. Dùng hộp để đựng thực phẩm thay vì bọc bằng giấy bạc hay ni-lông.
    • Mua pin sạc cho những thiết bị sử dụng thường xuyên.
    • Sao chép và in trên cả 2 mặt giấy.
    • Tái sử dụng các vật dụng như phong bì, kẹp tài liệu, kẹp giấy.
    • Sử dụng thư điện tử thay vì viết thư tay.
    • Sử dụng giấy tái chế.
    • Vá quần áo thay vì mua đồ mới.
    • Mua đồ nội thất đã qua sử dụng - có một thặng dư của việc này, chính là đồ đã qua sử dụng rẻ hơn rất nhiều so với đồ mới.
  2. Tự làm mọi thứ. Khi bạn tự nấu ăn hay sử dụng những nguyên liệu sạch, thì bạn đã hạn chế được một lượng rác thải. Bữa tối một người theo truyền hình, chai dầu gội hoặc những vật dụng tương tự có thể chất đầy thùng rác của bạn. Sau đây là một vài thứ bạn có thể tự làm:
    • Đồ ăn. Nếu bạn thật sự tham vọng, hãy tự làm theo hướng của bạn. Nếu không, bạn có thể nấu càng nhiều bữa ăn càng tốt. Mua nguyên liệu với số lượng lớn để hạn chế bao bì đóng gói.
    • Sản phẩm cho cơ thể. Dầu gội đầu, dầu xả, kem dưỡng ẩm, kem đánh răng,v.v. - bạn có thể làm được mọi thứ bạn kể tên! Trước tiên hãy bắt đầu với một vài sản phẩm, sau đó hãy tự làm tất cả những thứ bạn dùng. Gợi ý: dầu dừa là một sự thay thế tuyệt vời cho kem dưỡng ẩm, kem ủ tóc và sữa rửa mặt.
    • Sản phẩm làm sạch. Các chất tẩy rửa cửa sổ, tẩy phòng tắm cho tới tẩy lò nướng đều có thể được thay thế bằng những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên.
  3. Sử dụng phân trộn. Đây là một biện pháp hoàn hảo vừa tránh lãng phí, vừa cải thiện tình trạng đất nơi bạn sống. Thay vì ném thức ăn thừa vào thùng rác, trộn chúng vào một thùng lớn hoặc chất thành đống. Sau một vài tuần, bạn sẽ thu được phân trộn để rắc lên cỏ hoặc bón cho vườn rau. Đất sẽ màu mỡ và tươi tốt hơn nhờ những nỗ lực của bạn.
  4. Trồng cây, không chặt phá cây. Cây giúp chống xói mòn đất, chúng là một phần không thể thiếu của hệ sinh thái. Bảo vệ cây, bạn không chỉ bảo vệ đất mà còn bảo vệ nước và không khí. Nếu bạn có khoảng trống tại vườn, hãy trồng một vài cây xanh để làm đẹp cảnh quan xung quanh.
    • Thực hiện nghiên cứu để tìm giống cây có lợi nhất cho môi trường nơi bạn sống. Trồng các giống cây bản địa.
    • Trồng giống cây sẽ phát triển to lớn và cho bóng râm.[3]
  5. Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng. Những hành động này đã san bằng và phá hủy đất khiến đất không còn đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây và các thực thể sống khác. Hãy tham gia một nhóm hoạt động để bảo vệ khu vực của bạn khỏi các hành động gây hư hại đất.[3]

Giúp bảo vệ các loài động vật[sửa]

  1. Biến tài sản của bạn thành nơi trú ẩn cho động vật hoang dã. Tất cả các loài động vật, từ chim chóc, hươu, hay côn trùng đều đã mất đi môi trường sống vì sự phát triển của loài người. Bạn có thể đã nhìn thấy cảnh tượng chim tắm trong nước bị ô nhiễm, hươu lang thang ở vùng ngoại ô vì chúng không có nơi nào để đi. Nếu bạn có không gian, hãy chào đón những loài động vật này. Bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
    • Trồng những bụi, cây và hoa thu hút động vật hoang dã.
    • Đặt một bầu chứa hạt và bể nước cho chim tắm để thu hút chim.
    • Không giết rắn, nhện, ong, dơi và những sinh vật có lợi khác. Sự tồn tại của những loài động vật này là dấu hiệu cho thấy hệ sinh thái của bạn đang phát triển tốt.
    • Nuôi 1 tổ ong nếu có không gian.
    • Sử dụng chíp tuyết tùng hoặc các loại thảo mộc thơm thay cho băng phiến.
    • Không dùng thuốc trừ sâu hóa học.
    • Dùng bẫy sập thay vì đánh bả chuột và giết côn trùng.
    • Dùng máy cắt cỏ chạy điện hoặc bằng tay thay vì máy dùng năng lượng gas.
  2. Ăn cá được đánh bắt bền vững. Các quần thể cá lớn ở đại dương đang dần cạn kiệt do đánh bắt quá mức và ô nhiễm. Gần 90% các loài cá lớn ở đại dương đã biến mất.[4] Bạn có thể góp phần bảo vệ môi trường biển bằng cách chỉ ăn những loại cá được đánh bắt theo phương pháp bền vững và đúng mùa.
  3. Tôn trọng động vật. Rất nhiều loài động vật bị cho là gây hại nhưng không phải vậy. Con người thường không để tâm tới những loài động vật hoang dã, và thường quên mất nhu cầu của chúng. Mỗi ngày, có hàng chục loài động vật bị tuyệt chủng,[5] chúng cần được giúp đỡ. Hãy thử lưu tâm hơn theo các cách sau:
    • Đừng bẫy và giết chuột chũi, sóc, hãy để chúng sống. Chúng có thể quậy phá khu vườn của bạn một chút, tuy nhiên chúng lại là một phần quan trọng của hệ sinh thái.
    • Đừng làm ảnh hưởng tới nơi hoang dã như rừng, biển, đầm lầy và những nơi cư trú của động vật. Khi bạn tham quan những khu vực này, hãy đi trên đường mòn để không gây hại tới môi trường sống của động vật.
  4. Hoạt động để bảo vệ môi trường sống của động vật.[6] Cho dù bạn muốn bảo vệ một loài động vật đặc biệt, hay muốn làm việc vì tất cả những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trên hành tinh này, có một tổ chức nhân quyền mà bạn có thể đóng góp năng lượng và thời gian của mình.

Tiết kiệm năng lượng[sửa]

  1. Sử dụng đèn thắp sáng bằng năng lượng mặt trời. Những bóng đèn này sẽ đi kèm pin sạc bằng ánh nắng mặt trời.
  2. Sử dụng ánh nắng mặt trời để đun nước. Tìm kiếm và tham khảo ý kiến của các trung tâm điện máy địa phương, công nghệ này phổ biến hơn bạn nghĩ.
  3. Lắp đặt đèn cảm biến ánh sáng công suất thấp cho phòng tắm. Đèn sáng sẽ chỉ khiến bạn bừng tỉnh, do đó sử dụng một bóng đèn công suất thấp là một ý kiến hay và giúp bạn tiết kiệm năng lượng.
  4. Lắp đặt vòi sen tái chế nước. Nước tắm sẽ được lọc và chảy vào bồn vệ sinh để sử dụng.

Lời khuyên[sửa]

  • Tùy theo độ tuổi và kinh nghiệm bản thân, hãy tham khảo ý kiến của một người lớn để giúp bạn tái chế. Hãy biến nó thành một dự án gia đình.
  • Tái chế là bạn đã giúp bảo vệ nhân loại.
  • Bạn có thể tạo một vài đồ dùng thú vị từ những vật tái chế, nếu bạn có khiếu thẩm mỹ.
  • Nếu địa phương bạn thu mua vỏ lon, bạn có thể kiếm tiền khi tái chế bằng cách thu nhặt các vỏ lon quanh nhà hoặc ở bên ngoài.
  • Đem các vỏ chai đến trung tâm thu mua. Bạn có thể đổi vỏ chai và thu được số tiền kha khá.
  • Đem chai đến các tiệm thu mua, sử dụng phoi bào của vườn để bón phân trộn, tái chế giấy và kêu gọi mọi người (bạn bè và gia đình) giúp đỡ!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này