Giúp mèo dễ thở hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mèo khi bị cảm lạnh có thể gặp các vấn đề hô hấp (thở) dần dần nghiêm trọng theo thời gian. Nếu mèo bị khó thở, bạn nên đưa mèo đi khám thú y để xác định nguyên nhân tắc nghẽn và giúp mèo điều trị. Hơn thế nữa, sẽ rất có lợi nếu bạn biết cách nhận biết các dấu hiệu khó thở, học cách xoa dịu triệu chứng khó thở, đồng thời tìm hiểu thêm về các vấn đề hô hấp thường gặp ở mèo.

Các bước[sửa]

Phát hiện vấn đề đường hô hấp trên[sửa]

  1. Theo dõi triệu chứng chảy dịch mũi. Sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở mèo. Dịch chảy ra xung quanh mũi có thể là chất nhầy hoặc niêm mủ-loại chất nhầy dính kèm với mủ. Các chất nhầy này thường có màu vàng hoặc xanh lục.[1]
    • Một số mèo bị dị ứng mũi có thể có thể rỉ nước trong suốt từ 2 lỗ mũi. Tuy nhiên, dấu hiệu này rất khó nhận biết nếu mèo thường xuyên liếm nước mũi.
    • Nếu nhận thấy dấu hiệu chảy dịch mũi ở mèo, bạn nên quan sát kỹ để biết dịch nhầy chảy ra từ 1 hay cả 2 lỗ mũi. Nếu dịch nhầy chảy ra từ cả 2 lỗ mũi, mèo rất có thể bị nhiễm trùng hoặc dị ứng. Trong khi đó, chảy dịch một bên mũi chứng tỏ có vật thể lạ hoặc nhiễm trùng ở một bên mũi mèo.
  2. Chú ý dấu hiệu hắt hơi. Khị bị nghẹt mũi, chúng ta thường xỉ mũi lên khăn tay. Tuy nhiên, mèo không thể làm điều này và cách duy nhất giúp chúng thông mũi là hắt hơi.[2]
    • Nếu để ý thấy mèo hắt hơi liên tục, bạn nên đưa mèo đi khám thú y để xác định nguyên nhân. Mèo rất có thể đã bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, bác sĩ thú y cần phải kiểm tra chất nhầy mới có thể xác định chắc chắn mèo đang gặp vấn đề gì.
  3. Xác định nguyên nhân gây nghẹt mũi. Mèo thường bị nghẹt mũi do viêm mũi (viêm trong hốc mũi tiết dịch nhầy), nhiễm trùng (do vi-rút chẳng hạn như bệnh cúm mèo) và hít phải vật thể lạ (chẳng hạn như lông cỏ bắn vào mũi khi mèo ngửi cỏ). [3]
    • Nguyên nhân gây nghẹt mũi và xoang phổ biến nhất là vi-rút. Các vi-rút thường gây nghẹt mũi và xoang ở mèo là Feline Herpesvirus (FVR) và Feline Calicivirus (FCV). 2 loại vi-rút này có thể khiến mắt mèo bị sưng, đỏ và chảy nước mắt, kèm theo đó là loét miệng và tiết nước bọt. [4] Bạn có thể giúp mèo phòng tránh các loại vi-rút này bằng cách tiêm phòng định kỳ và tránh để mèo tiếp xúc với mèo bị bệnh. Các bệnh do vi-rút tái phát ở mèo thường ức chế hệ miễn dịch, do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thứ phát và cực kỳ nguy hiểm có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp, gây bệnh nghiêm trọng, chảy dịch mũi và chán ăn ở mèo. Bạn cũng nên biết rằng bệnh do vi-rút có thể dễ điều trị nhưng vi khuẩn vẫn còn đó và rất khó tiêu diệt. Vì vậy, bạn nên đưa mèo đi khám bác sĩ thú y có bằng cấp nếu mèo biểu hiện các triệu chứng kể trên.
    • Các bệnh trên thường gây khó thở vì dịch nhầy tích tụ trong mũi mèo. Giống như người bị cảm lạnh, dịch nhầy có thể gây tắc nghẽn lỗ mũi và dẫn đến khó thở.

Phát hiện vấn đề đường hô hấp dưới[sửa]

  1. Đo tốc độ hô hấp của mèo. Số lần mèo thở trên mỗi phút được gọi tốc độ hô hấp. Tốc độ hô hấp bình thường của mèo thường vào khoảng 20-30 lần thở/phút. Cả tốc độ (số lần thở) và cách mèo thở đều có thể chứng minh hô hấp mèo có vấn đề.
    • Có một sai số nhất định trong phạm vi tốc độ hô hấp bình thường của mèo. Ví dụ, mèo thở 32 lần/phút cũng được xem là khỏe mạnh và không gặp điều gì bất thường. [5]
    • Tuy nhiên, bạn nên chú ý nếu mèo thở 35-40 lần/phút hoặc thở nặng nhọc.
  2. Quan sát dấu hiệu thở nặng nhọc. Chuyển động thở bình thường của mèo thường rất tinh tế và khó phát hiện, vì vậy mèo thực sự đang gặp vấn đề nếu hít thở một cách khó khăn. Thở nặng nhọc nghĩa là mèo phải tăng cường chuyển động ngực hoặc bụng để hít hoặc đẩy không khí. [6]
    • Để xác định mèo có đang thở bình thường hay không, cách tốt nhất là nhìn vào một vị trí (chẳng hạn như lồng ngực) và quan sát xem vị trí này có nâng lên và hạ xuống một cách chậm rãi hay không.
    • Cơ bụng thường không liên quan đến quá trình hít không khí vào ngực. Do đó, bụng mèo mở rộng và co bóp khi hít thở là dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, mèo cũng đang gặp vấn đề nếu ngực "căng phồng", chuyển động thở kéo dài và thấy rõ hoặc bụng chuyển động khi mèo thở.
  3. Theo dõi tư thế “háu không khí”. Mèo khó thở thường hay trong tư thế "háu không khí". Mèo thường ngồi hoặc nằm trong tư thế chống khuỷu tay ra xa cơ thể, đầu và cổ kéo căng ra để duỗi thẳng khí quản.[7]
    • Mèo ở thư thế này thường mở miệng và bắt đầu thở hổn hển.
  4. Xác định các dấu hiệu đau khổ. Mèo bị khó thở thường cảm thấy đau khổ. Để biết mèo có đang đau khổ hay không, bạn nên quan sát nét mặt mèo. Bạn có thể thấy mèo đang lo lắng với góc miệng thu lại và biểu hiện nhăn nhó. Một số dấu hiệu đau khổ mà bạn nên chú ý là:[8]
    • Đồng tử mở rộng
    • Tai cụp xuống
    • Râu quặp về sau
    • Hành động dữ tợn khi bạn lại gần
    • Đuôi áp sát vào cơ thể
  5. Chú ý dấu hiệu thở hổn hển. Mèo có thể thở hổn hển sau khi tập thể dục để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, thở hổn hển khi nghỉ ngơi là dấu hiệu không bình thường ở mèo. Nếu mèo thở hổn hển trong khi nghỉ ngơi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y vì đây rất có thể là dấu hiệu hô hấp có vấn đề. [9]
    • Mèo cũng có thể thở hổn hển khi lo lắng hoặc sợ hãi, vì vậy bạn cũng nên quan sát môi trường xung quanh mèo.

Chăm sóc khi mèo bị nghẹt mũi[sửa]

  1. Nói chuyện với bác sĩ thú y về việc cho mèo dùng thuốc kháng sinh. Nếu mèo biểu hiện dấu hiệu nhiễm trùng (chảy dịch nhầy màu vàng hoặc xanh lá từ mũi), bạn nên nói chuyện với bác sĩ thú y để biết có cần kê đơn thuốc kháng sinh cho mèo hay không.[3]
    • Nếu mèo bị nhiễm trùng là do vi-rút, thuốc kháng sinh có thể vô hiệu. Tuy nhiên, nếu mèo bị nhiễm trùng do vi khuẩn và được kê đơn thuốc kháng sinh, phải mất 4-5 ngày tình trạng nhiễm trùng mới được cải thiện, do đó bạn đồng thời cũng nên tìm cách khác để giúp mèo dễ thở hơn.
  2. Sử dụng liệu pháp xông hơi. Hơi nước ấm và ẩm thường làm lỏng dịch nhầy và giúp mèo dễ thở hơn. Tất nhiên, bạn không được nhấn đầu mèo vào bát nước sôi vì mèo có thể hoảng loạn, hất đổ bát nước và khiến cả bạn và mèo gặp nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên dùng phòng tắm hơi để giúp mèo giảm tắc nghẽn. Cách làm: [1]
    • Mang mèo vào phòng tắm và đóng cửa lại. Bật chế độ nóng cho vòi hoa sen và chắn kỹ màn tắm lại để ngăn cách mèo với nước nóng.
    • Để mèo ngồi trong hơi nước khoảng 10 phút cho một lần xông hơi. Bạn có thể cho mèo xông hơi 2-3 lần một ngày, nhờ đó mèo có thể dễ thở hơn một chút.
  3. Vệ sinh mũi mèo. Mũi mèo đương nhiên sẽ tích tụ đầy cặn bẩn và cần được vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể nhúng ướt một miếng bông, sau đó lau sạch mũi mèo. Bạn nên loại bỏ hết dịch nhầy khô mắc kẹt trong mũi mèo.
    • Nếu mèo bị chảy dịch mũi nặng, lau mũi thường xuyên thực sự sẽ giúp mèo dễ chịu hơn.
  4. Yêu cầu bác sĩ thú y kê toa kê đơn thuốc tiêu nhầy. Dịch nhầy có thể đặc lại và dính chặt trong khoang mũi, do đó ngăn không cho mèo thở bằng mũi. Trong trường hợp này, bác sĩ thú y có thể kê đơn "thuốc tiêu nhầy" cho mèo.
    • Đây là loại thuốc, chẳng hạn như Bisolvin, có thể phân giải và hóa lỏng dịch nhầy. Thành phần hoạt chất trong Bisolvin là Bromhexine. Khi chất nhầy loãng hơn, mèo có thể dễ dàng hắt hơi và đẩy chất nhầy ra ngoài.
    • Bisolvin thường được đóng gói 5 g, có thể được trộn chung với thực phẩm và cho mèo ăn 1-2 lần mỗi ngày. Liều lượng Bisolvin cho một con mèo là 0,5 g trên 5 kg cân nặng. Điều này có nghĩa bạn có thể lấy "một nhúm" Bisolvin ra khỏi gói, đem trộn với thực phẩm và cho mèo ăn 1-2 lần/ngày.[3]

Hiểu các vấn đề hô hấp thường gặp ở mèo[sửa]

  1. Đưa mèo đến phòng khám thú y để chẩn đoán và điều trị. Các vấn đề về ngực bao gồm nhiễm trùng, viêm phổi, bệnh tim, bệnh phổi, khối u và dịch quanh phổi (tràn dịch màng phổi). Các bệnh trên cần được bác sĩ thú y điều trị.
    • Nếu cho rằng mèo đang bị tắc nghẽn ngực, bạn không nên thử liệu pháp điều trị tại nhà. Chần chừ đưa mèo đi khám thú y có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng.[10]
  2. Hiểu rằng khó thở có thể là do viêm phổi. Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Độc tố từ vi khuẩn và vi-rút có thể gây viêm và chảy dịch trong phổi. Nếu tình trạng này xảy ra, trao đổi oxy trong phổi sẽ bị kiềm hãm và khiến mèo khó thở hơn.
    • Các thuốc kháng sinh mạnh thường được kê đơn để điều trị viêm phổi. Mèo bị viêm phổi nặng cần được chăm sóc hỗ trợ bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch hoặc thở oxy.[11]
  3. Hiểu rằng bệnh tim cũng là một nguyên nhân gây khó thở. Chức năng bơm máu khắp cơ thể sẽ kém hiệu quả nếu tim có vấn đề. Thay đổi huyết áp trong phổi sẽ tạo điều kiện cho chất lỏng rò rỉ ra khỏi mạch máu và xâm nhập mô phổi. Giống như viêm phổi, tình trạng này có thể giảm khả năng phổi trao đổi oxy và khiến mèo khó thở.
    • Nếu bệnh tim là nguyên nhân gây ra chứng khó thở ở mèo, bác sĩ thú y sẽ xác định loại bệnh tim và kê đơn thuốc thích hợp. Mèo cần được thở oxy để ổn định trước khi cho dùng thuốc hoặc áp dụng phương pháp điều trị khác.[12]
  4. Lưu ý bệnh phổi có thể gây khó thở. Bệnh phổi là các bệnh giống như hen suyễn – tình trạng co thắt đường hô hấp và ngăn cản không khí ra vào phổi. Tình trạng này cũng tương tự như viêm phế quản (một bệnh phổi khác). Khi bị viêm phế quản, đường hô hấp sẽ bị cứng lại, thành phổi sẽ dày lên và ngăn cản trao đổi oxy. Hen suyễn thường ảnh hưởng đến mèo nhạy cảm với dị nguyên (chất gây dị ứng) khi hít vào.[13]
    • Mèo bị hen suyễn thường được kê đơn Corticosteroid dưới dạng thuốc tiêm hoặc viên nén uống. Steroids là thuốc kháng viêm hiệu quả, có thể giảm viêm đường hô hấp của mèo. Mặt khác, thuốc hít Salbutamol cũng có sẵn cho mèo bị hen suyễn với điều kiện mèo chịu đeo mặt nạ.
    • Bệnh viêm phế quản cũng được điều trị bằng Steroid, hoặc thuốc giãn phế quản – thuốc giúp giảm cứng và mở rộng đường hô hấp.
  5. Cân nhắc khó thở ở mèo có phải do nhiễm giun phổi hay không. Giun phổi là ký sinh trùng có thể gây cản trở cho hoạt động hít thở của mèo nếu không được phát hiện trong thời gian dài. Nhiễm giun phổi nặng có thể gây chảy dịch mũi, ho, sụt cân và viêm phổi.[14]
    • Giun phổi thường được điều trị bằng thuốc kháng ký sinh trùng như Ivermectin hoặc Fenbendazole.
  6. Hiểu rằng khối u có thể dẫn đến khó thở. Ung thư phổi hoặc khối u ở ngực có thể gây nghẽn phổi và làm giảm lượng mô phổi hoạt động. Khi lượng mô phổi giảm đi, mèo có thể bị khó thở hoặc thở nặng nhọc.
    • Các khối u chiếm không gian trong ngực, gây nghẽn phổi hoặc các mạch máu chính. Các khối u đơn lẻ có thể được phẫu thuật cắt bỏ nhưng nhìn chung khối u ở mèo là tình trạng vô cùng tồi tệ. Bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về các phương pháp điều trị.[1]
  7. Biết rằng tràn dịch màng phổi có thể gây khó thở. Tràn dịch màng phổi là tình trạng chất lỏng tích tụ xung quanh phổi. Tình trạng này có thể xảy ra nếu mèo bị bệnh thận, nhiễm trùng hoặc khối u trong ngực bị rò rỉ chất lỏng.[10]
    • Chất lỏng có thể gây áp lực lên phổi và khiến mèo bị xẹp phổi. Phổi mèo khi bị xẹp sẽ không thể mở rộng hoàn toàn và khiến mèo khó thở hơn.
    • Nếu mèo bị khó thở, bác sĩ thú y có thể rút hết dịch bằng cách sử dụng kim ngực đặc biệt. Rút hết dịch ra sẽ giúp phổi phồng lên trở lại và bình thường tạm thời. Tuy nhiên, chất lỏng có thể tràn vào trở lại nếu bệnh không được điều trị dứt điểm.

Lời khuyên[sửa]

  • Nói chuyện với bác sĩ thú y ngay nếu bạn có bất kỳ một mối lo ngại nào về sức khoẻ hô hấp của mèo.

Cảnh báo[sửa]

  • Không thoa dầu VapoRub cho mèo. Một trong những thành phần chính của VapoRub là Camphor rất độc hại đối với mèo. Tác dụng phụ của thuốc có thể là từ kích ứng da nhẹ đến nôn mửa, tiêu chảy và động kinh.[15]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]