Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giúp mèo sinh con
Từ VLOS
Bất kể là bạn nuôi mèo thuần chủng như là một nghề để kiếm sống hay chịu trách nhiệm chăm sóc một cô mèo thì điều quan trọng là biết cần phải làm gì khi mèo chuyển dạ và sinh con. Thời gian mang thai điển hình ở mèo trong khoảng 65-67 ngày, vì thế một khi đã biết mèo của mình có thai thì bạn cần bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở. Sau đây là những gì bạn phải làm.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị cho Quá trình chuyển dạ[sửa]
-
Quan
sát
dấu
hiệu
của
thai
nghén.
Nếu
mèo
của
bạn
có
những
biểu
hiện
dưới
đây
thì
có
thể
nó
đã
có
mang.[1]
- Dấu hiệu điển hình khi mang thai gồm núm vú to hơn, hồng hơn, bụng to hơn và không còn kêu gọi bạn tình.
-
Mang
mèo
đi
kiểm
tra.
Một
khi
biết
mèo
của
mình
mang
thai
mèo
con
(hoặc
ít
ra
là
nghi
ngờ),
hãy
mang
mèo
đến
phòng
khám
thú
y
được
cấp
phép
để
kiểm
tra
sức
khỏe.
- Bác sỹ thú y có thể xác định liệu mèo của bạn có đang mang thai hay không mà không cần làm gì nhiều. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích về việc làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của mèo con.
- Đặc biệt, nếu mèo của bạn bị thừa cân hay có tiền sử không tốt về sức khỏe thì mang nó đến bác sỹ thú y ngay khi nghi ngờ có thai là điều cần thiết, nếu không cô mèo của bạn sẽ gặp phải rủi ro về sức khỏe.[1]
- Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể xác định được liệu mang thai tiếp có nguy hiểm cho mèo mẹ hay không để tiến hành phá thai và thiến vì mục đích nhân đạo.
- Bác sỹ thú y cũng ước lượng được mèo mẹ mang thai bao nhiêu mèo con và điều này rất hữu ích cho bạn khi đỡ đẻ.[2]
-
Điều
chỉnh
chế
độ
ăn
của
mèo
trong
giai
đoạn
cuối.
Khi
một
mèo
mang
thai
đến
giai
đoạn
thứ
ba
(khoảng
42
ngày
thai
kỳ
hay
khi
bụng
to
rõ
rệt),
nó
sẽ
có
những
nhu
cầu
dinh
dưỡng
khác
nhau,
vì
thế
hãy
đảm
bảo
rằng
mèo
mẹ
được
cung
cấp
đủ
lượng
thực
phẩm
cần
thiết.[1]
- Giữ cho mèo chế độ ăn uống bình thường ở hai phần ba thời gian đầu chu kỳ.
- Ở giai đoạn cuối, cho mèo ăn thức ăn cho mèo con với lượng calo nhiều hơn trong khối lượng thức ăn nhỏ vì lúc này cái thai đã khá to bắt đầu lấn át bao tử và thức ăn cho mèo con là ý hay để duy trì dinh dưỡng cho mèo mẹ.
-
Làm
một
cái
ổ.
Mèo
cần
một
nơi
ấm
áp,
yên
tĩnh,
an
toàn
để
sinh
và
mèo
mẹ
sẽ
chủ
động
tìm
một
nơi
như
vậy
trước
khi
sinh.
Khi
mèo
bắt
đầu
tìm
ổ
thì
có
nghĩa
là
chỉ
còn
vài
ngày
là
đến
lúc
chuyển
dạ
và
đây
là
cơ
hội
hoàn
hảo
để
hướng
mèo
đến
với
nơi
mà
bạn
đã
chuẩn
bị
sẵn.
- Phòng giặt đồ hay phòng tắm là nơi lý tưởng; chỉ cần đảm bảo không có trẻ con hoặc chó tới lui khu vực này vì mèo mẹ cần cảm giác an toàn và thư giãn khi ở trong ổ của nó.
- Chuẩn bị nước sạch, thức ăn và một chiếc hộp nhỏ (đồ ăn, thức uống và thau cát phải đặt cách ổ hơn nửa mét để hạn chế nguy cơ về bệnh tật)
- Tìm một chiếc hộp giấy có thành cao và trải ít khăn, chăn mềm, giấy báo, v.v… bất cứ thứ gì cũ mà bạn không phiền nếu nó bị dơ.
- Bất kể bạn chọn vật liệu gì thì nó cũng không nên có mùi vì khứu giác lũ mèo rất nhạy và sẽ từ chối sử dụng chiếc hộp.
-
Chuẩn
bị
cho
sự
chào
đời
của
mèo
con.
Tiếp
tục
cho
ăn
thức
ăn
chất
lượng
cao
và
quan
sát,
nếu
mèo
mẹ
biếng
ăn
đáng
kể
thì
đó
là
dấu
hiệu
cho
thấy
quá
trình
chuyển
dạ
sắp
diễn
ra.
- Nếu mèo mẹ thuộc giống lông dài, bạn nên cân nhắc việc cắt bớt lông quanh âm hộ (vài ngày hay một tuần trước khi sinh). Một số ý kiến cho rằng nên cạo thêm lông quanh vú để tránh trường hợp mèo con nuốt phải lông trong lúc bú.[2]
- Nếu trước thời gian sinh nở mà bạn chưa kịp cắt móng chân cho mèo thì đừng làm điều đó ngay vì sẽ gây trở ngại cho mèo con trong việc nhận biết mùi tự nhiên của mẹ mình.
-
Bạn
cũng
cần
chuẩn
bị.
Ngoài
những
vật
dụng
như
hộp
để
mèo
làm
ổ,
thức
ăn,
nước
và
thau
vệ
sinh
cho
mèo,
bạn
nên
có
sẵn
vài
thứ
để
sử
dụng
trong
trường
hợp
khẩn
cấp.
- Để túi xách mèo gần đó để thuận lợi cho việc di chuyển đến bác sỹ thú y nếu có gì bất trắc.
- Điện thoại luôn còn pin, số bác sỹ thú y và bệnh viện thú y phải được lưu sao cho dễ tìm, dễ gọi phòng trường hợp có biến chứng trong lúc sinh.
- Có sẵn một mớ khăn sạch để dùng khi cần làm sạch mèo con.
- Mua sữa bột cho mèo con và bình bú từ cửa hàng thú cảnh để bạn có thể cùng với mèo mẹ chăm sóc cho lũ mèo con. [2]
-
Theo
dõi
thời
gian
của
chu
kỳ
mang
thai.
Thời
gian
mang
thai
có
thể
dài
ngắn
bất
thường
và
khó
mà
xác
định
được
chính
xác
ngày
mèo
sẽ
sinh
nở.
Vì
thế
một
con
mèo
đã
mang
thai
67
ngày
cần
được
kiểm
tra
một
cách
chuyên
nghiệp.[2]
- Bác sỹ thú y sẽ dùng máy để quét bụng mèo mẹ nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe của mèo con và gia hạn thêm 4-5 ngày. Nếu mèo con vẫn chưa chào đời trong thời gian đó thì việc sinh mổ nên được tiến hành.[2]
-
Quan
sát
những
dấu
hiệu
biến
chứng.
Dấu
hiệu
của
sự
nguy
hiểm
bao
gồm
dịch
tiết
bất
thường
và
bệnh
tật.[2]
- Chất dịch bất thường: Dịch nhầy tiết ra từ âm hộ mèo trong thời gian thai nghén là không bình thường. Dịch màu xanh lá hơi ngả vàng là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, màu xanh nhạt là dấu hiệu của sự tách nhau thai và âm hộ chảy máu rất có thể do nhau thai bị vỡ. Nếu thấy những dấu hiệu này, hãy liên lạc với bác sỹ thú y ngay lập tức.
- Bệnh tật: Khi mang thai, cơ thể mèo mẹ chịu một áp lực và hệ miễn dịch trở nên yếu ớt. Nếu con mèo có vẻ không khỏe (nôn mửa, tiêu chảy, ho, hắt hơi, biếng ăn) thì bạn phải mang nó đến bác sỹ thú y ngay lập tức.
Hỗ trợ Quá trình Chuyển dạ[sửa]
-
Giữ
khoảng
cách.
Hầu
như
cả
quá
trình
sinh
nở
mèo
mẹ
không
cần
đến
bạn.
Tuy
vậy,
sự
hiện
diện
của
bạn,
ít
nhất
là
gần
khu
vực
này,
sẽ
trấn
an
tinh
thần
nó.
- Giữ một khoảng cách đủ xa để mèo mẹ tập trung sinh con nhưng phải đủ gần để can thiệp khi cần thiết.
- Chuẩn bị cho những rủi ro và biết được những dấu hiệu của biến chứng.
-
Biết
khi
mèo
chuẩn
bị
chuyển
dạ.
Làm
quen
với
những
dấu
hiệu
cho
thấy
cô
mèo
sắp
sửa
sinh.
Giai
đoạn
1
này
thường
kéo
dài
12
đến
24
tiếng
với
những
dấu
hiệu:[1]
- Lờ đờ hay bồn chồn, tìm chỗ để trốn (hãy chỉ cho mèo chiếc ổ)
- Liếm láp kĩ càng, đặc biệt là âm hộ
- Đi chậm và thở hổn hển
- Rên rừ rừ và kêu khóc lớn tiếng
- Thân nhiệt giảm tầm một đến hai độ so với bình thường là 38.9ºC
- Ngừng ăn
- Nôn
- Nếu bạn phát hiện mèo bị chảy máu âm hộ, nhờ sự trợ giúp chuyên nghiệp ngay. Chảy máu trước khi sinh là dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn và cô mèo cần có sự can thiệp y tế.
-
Làm
sạch
và
khử
trùng
tay
bạn
trong
trường
hợp
cần
trợ
giúp.
Gỡ
đồng
hồ
và
nhẫn
ra
sau
đó
dùng
xà
phòng
diệt
khuẩn
để
rửa
tay.
Chà
xà
phòng
lên
mu
bàn
tay
và
trên
cổ
tay.
Bạn
phải
chà
xát
xà
phòng
trên
tay
ít
nhất
5
phút.
Sử
dụng
bàn
chải
móng
tay
hoặc
bàn
chải
đánh
răng
cũ
để
làm
sạch
bên
dưới
móng
tay.
- Không được dùng nước rửa tay! Nó không diệt trừ vi khuẩn hoàn toàn và bạn cũng không muốn cô mèo kia liếm phải thành phần trong nước rửa tay còn dính trên mèo con khiến cả bầy mèo bị bệnh.
- Rửa tay chỉ là phòng ngừa và mèo mẹ nên tự thân vận động trong suốt quá trình. Chỉ can thiệp nếu có mèo con gặp khó khăn, sau đó đặt nó lại ổ càng sớm càng tốt.
-
Để
mắt
đến
sau
mỗi
lần
một
chú
mèo
con
ra
đời.
Một
khi
mèo
mẹ
vào
hộp
làm
ổ
và
bắt
đầu
đau
đẻ
thì
điều
tốt
nhất
bạn
có
thể
làm
là
giữ
yên
lặng,
sẵn
sàng
và
theo
dõi
chặt
chẽ
suốt
quá
trình.
Hãy
nhớ
rằng
bản
thân
bạn
và
môi
trường
xung
quanh
khu
vực
lâm
bồn
của
mèo
phải
thật
yên
tĩnh
vì
nếu
có
bất
kỳ
điều
gì
làm
sao
lãng,
có
con
vật
khác
ở
gần
hay
mèo
mẹ
bị
dời
đến
một
nơi
xa
lạ
thì
việc
sinh
con
sẽ
bị
trì
hoãn.
Sự
chuyển
biến
tiếp
theo
của
chuyển
dạ
là
Giai
đoạn
2
sẽ
phát
triển
điển
hình
như
sau:[1]
- Cổ tử cung dãn nở và mèo mẹ bắt đầu co thắt tử cung.
- Sự co thắt dồn dập và chú mèo con đầu tiên sẽ đi vào ống sinh. Điều này diễn ra trong 2 – 3 phút, thường thì mèo mẹ sẽ chọn tư thế ngồi xổm. Nó có thể rên to và thở hổn hển.
- Nước ối (dịch bong bong) ra trước, sau đó là mèo con (đầu hoặc hai chân ra trước).
- Một khi Giai đoạn 2 bắt đầu, nó sẽ kéo dài trong khoảng nửa tiếng đến một tiếng và chú mèo đầu tiên sẽ ra đời. Mỗi bé mèo cách nhau tầm nửa giờ, thỉnh thoảng lên đến một giờ.
- Nếu hơn một tiếng đồng hồ mèo mẹ đã lắng xuống và tiếp tục rặn mạnh mà không có mèo con chui ra, dường như điều đó không ổn. Quan sát xem có gì ở âm hộ mèo mẹ không. Nếu không có gì thì tốt nhất nên gọi cho bác sỹ thú y. Còn nếu có dấu hiệu của mèo con thì để cho mèo mẹ cố thêm 5 phút nữa. Lúc này vẫn chưa suôn sẻ thì bạn nên giúp đỡ. Rửa tay thật sạch rồi nắm một phần của mèo con mà bạn nhìn thấy, kéo nhẹ nhàng cùng lúc mèo mẹ co thắt tử cung. Nếu mèo con vẫn không trượt ra được dễ dàng thì hãy liên lạc với bác sỹ.[2]
-
Đảm
bảo
rằng
mèo
mẹ
phá
màng
ối
và
liếm
sạch
từng
chú
mèo
con.
Nó
sẽ
liếm
mạnh
làm
vỡ
màng
ối
để
mèo
con
có
thể
thở
được
và
cử
động
cùng
lúc
đó.[2]
- Nếu mèo mẹ không nhanh chóng làm điều đó thì bạn phải can thiệp, mang găng tay tiệt trùng và làm vỡ màng ối cho mèo con có thể thở. Lau mặt mèo con bằng khăn sạch và khô.
- Trả chúng về với mẹ bằng cách đặt mèo con dưới mũi mèo mẹ. Nếu nó vẫn thờ ơ và mèo con bắt đầu run vì ướt thì bạn phải làm khô nó bằng cách lau với khăn khô sạch. Điều này nhằm làm cho mèo con khóc, thu hút sự chú ý và quan tâm của mèo mẹ. Thời điểm này là thích hợp để đặt mèo con vào ổ cùng với mẹ.
-
Kiểm
tra
nhau
thai.
Mỗi
mèo
con
sẽ
đi
kèm
một
nhau
thai
và
nó
cần
được
ra
khỏi
cơ
thể
mèo
mẹ.
Để
ý
mỗi
nhau
thai
vì
nếu
sót
lại
trong
bụng
sẽ
gây
nhiễm
trùng
và
mèo
mẹ
sẽ
chết.
- KHÔNG ĐƯỢC CỐ KÉO NHAU THAI RA. Nếu bạn kéo dây rốn thì tử cung của mèo mẹ sẽ bị xé ra và chết là điều không tránh khỏi. Mang mèo mẹ đến thú y nếu nghi ngờ nhau thai còn trong bụng nó.
- Bạn cần biết rằng mèo ăn lại nhau thai là chuyện bình thường. Nhau thai chứa đầy dinh dưỡng và kích thích tố có thể bổ sung cho cơ thể mèo mẹ, vì vậy đừng can thiệp quá trình này. Bạn chỉ cần chắc rằng nó không cố ăn luôn con mình vì có thể nó chưa có kinh nghiệm sinh nở.
- Chỉ nên để mèo mẹ ăn một vài nhau thai, phần còn lại hãy mang đi vì quá nhiều chất dinh dưỡng một lúc có thể gây tiêu chảy hay nôn mửa.
-
Không
nên
cắt
dây
rốn.
Nhiều
ý
kiến
cho
rằng
chúng
ta
KHÔNG
nên
cắt
dây
rốn
của
nhau
thai.
Hầu
hết
các
mèo
mẹ
sẽ
tự
nhai
nó.
Nếu
mèo
mẹ
không
làm
điều
đó,
hãy
tham
khảo
ý
kiến
bác
sỹ
thú
y.[1]
- Không cắt dây rốn nếu nó vẫn còn lại bên trong con mẹ. Bởi vì dây rốn dính với nhau thai mà nhau thai thì có thể mắc kẹt bên trong bụng mèo và không tự đào thải ra được. Điều này sẽ dẫn đến nhiễm trùng và mèo mẹ gặp nguy hiểm. Thay vì tự cố gắng mà không chắc thì hãy gọi bác sỹ và làm theo chỉ dẫn.
Giúp đỡ Hậu sản[sửa]
-
Đảm
bảo
lũ
mèo
con
được
bú
càng
sớm
càng
tốt.
Sữa
mẹ
ban
đầu
hay
còn
gọi
là
sữa
non
có
các
chất
dinh
dưỡng
và
kháng
thể
rất
tốt
cho
mèo
con.
- Mèo mới sinh đều bị mù và điếc, chúng tìm đến vú mẹ thông qua khứu giác và xúc giác. Thỉnh thoảng chúng làm điều đó ngay, cũng có khi hồi phục một lúc sau khi sinh mới bắt đầu bú mẹ.
- Mèo mẹ có thể đợi đến khi tất cả mèo con ra đời thì mới cho chúng bú. Tuy nhiên, nếu nó có dấu hiệu từ chối cho con bú thì hãy sử dụng sữa bột và bình bú mà bạn đã chuẩn bị sẵn để tự đút cho lũ mèo con.[2]
- Nếu mèo con vừa cố gắng bú vừa kêu meo meo, có thể mèo mẹ gặp vấn đề với việc tiết sữa. Trong trường hợp này bác sỹ thú y có thể kích thích tuyến sữa của nó và trong thời gian chờ đợi bạn nên tiếp tục cho mèo con bú sữa bột bằng bình.[2]
-
Chăm
sóc
sức
khỏe
mèo
con.
Luôn
để
mắt
đến
lũ
mèo
để
đảm
bảo
chúng
đang
điều
chỉnh
và
thích
ứng
tốt.
- Nếu một con mèo con phát ra âm thanh như rít lên hay bị nghẹt thở, có thể trong đường thở của nó có chất lỏng. Đặt mèo giữa bàn tay của bạn, đầu nằm trên các đầu ngón tay, tay còn lại giữ chặt nó (tưởng tượng như một cái nỏ bắn chim). Nhớ sử dụng găng tay và phải thật cẩn thận vì mèo mới sinh thường rất trơn. Nhẹ nhàng lắc chú mèo lên xuống. Điều này sẽ giúp cho chất lỏng chảy ra khỏi phổi nó. Dùng gạc lau sạch mặt cho em bé mèo.
- Nếu mèo mẹ mèo tỏ ra không hứng thú với mèo con, thử chà xát mùi của chính nó vào lũ trẻ. Nếu vẫn không khả quan thì bạn phải tự chăm sóc bầy mèo con bao gồm cho ăn đều đặn và ấp chúng bằng lồng. Có quá nhiều chi tiết về điều này nếu đưa vào đây vậy nên hãy xin lời khuyên của bác sỹ.
- Đừng hoảng hốt nếu có một chú mèo bị chết lưu (chết). Bạn phải chắc rằng nó thật sự đã chết trước khi xử lý. Thử kích thích nó bằng cách chà xát bằng một chiếc khăn ẩm và ấm. Hoặc bạn có thể nâng, hạ chân nó rồi hà hơi vào mặt và miệng chú mèo.
-
Chăm
sóc
sức
khỏe
mèo
mẹ.
Đặt
một
lượng
thức
ăn
giàu
dinh
dưỡng
cùng
với
nước
sạch
gần
ổ
sau
khi
sinh
nở
hoàn
thành.
Cô
mèo
có
thể
không
muốn
rời
con
mình
hay
thậm
chí
dùng
thau
cát,
vì
thế
giữ
tất
cả
những
thứ
đó
gần
nó
nhất
có
thể
để
nó
đáp
ứng
được
nhu
cầu
của
mình
mà
vẫn
không
đi
xa
khỏi
bầy
con.
Mèo
mẹ
cần
ăn
để
cung
cấp
kịp
năng
lượng
cho
nó
và
chất
dinh
dưỡng
cho
con
bú.
- Vài ngày đầu sau sinh có thể mèo mẹ không dậy nổi, vì thế hãy để thức ăn thật gần ổ.
- Kiểm tra mức độ hồi phục của mèo mẹ và sự quan tâm chăm sóc nó dành cho con.
-
Ghi
lại
thông
tin.
Lưu
lại
thời
gian
sinh,
giới
tính,
cân
nặng
(dùng
cân
nhà
bếp)
và
số
nhau
thai.
- Những thông tin này sẽ có ích sau này cho người nuôi khi có liên quan đến các vấn đề y tế.
Lời khuyên[sửa]
- Khi thời gian sinh nở đến gần, cân nhắc việc phủ tấm che tối màu lên giường và mền gối của bạn. Bởi vì dù bạn có chuẩn bị hộp hộ sinh thì mèo mẹ vẫn có thể quyết định đẻ trên giường bạn vì có mùi quen thuộc và cảm giác an toàn.[2]
- Đừng đến gần mèo khi nó đang sinh nếu không cần thiết. Bạn có thể bị nó cắn và cào. Chỉ giúp đỡ khi nào mèo mẹ gặp khó khăn.
- Trừ khi bạn muốn nhân giống mèo, nếu không hãy cân nhắc việc thiến nó, vì lợi ích của mèo con trong tương lai (nhiều trường hợp ngoài ý muốn như mèo chửa hoang rồi bỏ mèo con chết vì đói khát) và cho cả mèo nhà bạn. Thiến sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung tích mủ dẫn đến nhiễm trùng và chết nếu không phát hiện.
- Không can thiệp quá trình sinh sản nếu mèo không cần giúp.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu mèo mẹ đau đẻ trong 2 tiếng mà vẫn chưa có mèo con chào đời thì bạn cần gặp bác sỹ thú y gấp. Tương tự nếu giữa mỗi mèo con ra đời mà mèo mẹ mất hơn một giờ. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho chúng là giữ bình tĩnh và liên lạc với bác sỹ để tìm giải pháp.
-
Đến
phòng
khám
của
bác
sỹ
ngay
nếu
thấy
những
dấu
hiệu
cảnh
báo
sau:
- Chú mèo đầu tiên không ra sau một giờ co thắt âm hộ
- Một phần của mèo con nhú ra nhưng không ra hết
- Mèo mẹ bắt đầu bị chảy máu âm hộ
Những thứ Bạn Cần[sửa]
- Dung dịch sát khuẩn (ví dụ: Betadine) – bạn cần phải khử trùng tất cả những gì tiếp xúc với mèo như kéo, kẹp hay dây rốn khi nó được cắt.
- Kẹp nhỏ (hỏi bác sỹ thú y hay một cửa hàng về mèo có uy tín)
- Kéo (không quá bén)
- Gạc y tế
- Găng tay cao su mỏng
- Khăn cũ sạch, vải hoặc chăn để lót ổ
- Hộp carton kích cỡ phù hợp với thành cao cho mèo mẹ và bầy con
- Sữa bột cho mèo con và bình bú (nếu mèo mẹ không có sữa)