Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Giải khối Rubik theo từng tầng
Từ VLOS
Đây là hướng dẫn giải Rubik theo phương pháp từng tầng cho người mới bắt đầu. Phương pháp này khá dễ hiểu so với các phương pháp khác, giúp người chơi không phải ghi nhớ nhiều bước xoay Rubik. Việc luyện tập phương pháp từng tầng còn là bước chuẩn bị để bạn chuyển sang phương pháp giải nhanh Fridrich, giúp bạn đạt kết quả dưới 20 giây khi thi đấu. Với đủ kiên nhẫn và quyết tâm, bạn cũng có thể chinh phục được khối Rubik bướng bỉnh của Erno. Chúc may mắn!
Mục lục
Các bước[sửa]
Học các thuật ngữ[sửa]
-
Tên
gọi
của
ba
loại
viên.
Có
ba
loại
viên
trong
khối
Rubik,
căn
cứ
vào
vị
trí
của
chúng:
- Viên tâm nằm ở chính giữa mỗi mặt và được bao quanh bởi 8 viên khác. Bạn chỉ có thể thấy một mặt của viên này và chúng không bao giờ di chuyển.
- Viên góc nằm ở các góc của khối Rubik. Bạn có thể nhìn thấy ba mặt của viên này.
- Viên cạnh nằm giữa các viên góc. Bạn có thể nhìn thấy hai mặt của mỗi viên cạnh.
- Lưu ý — Các loại viên sẽ không bao giờ thay đổi. Ví dụ, viên góc luôn luôn nằm ở vị trí góc.
-
Nắm
vững
quy
ước
gọi
tên
các
mặt.
Một
khối
Rubik
có
6
mặt,
mỗi
mặt
có
một
viên
tâm
với
màu
khác
nhau.
Ví
dụ,
"mặt
đỏ"
là
mặt
có
viên
tâm
màu
đỏ,
kể
cả
khi
các
viên
đỏ
còn
lại
nằm
ở
các
mặt
khác.
Nhưng
để
dễ
theo
dõi,
bạn
thường
sẽ
gọi
tên
các
mặt
trên
tương
quan
với
mặt
Rubik
mà
bạn
đang
nhìn
làm
mốc.
Sau
đây
là
các
thuật
ngữ
được
sử
dụng
trong
bài:
- F (Front, tức là phía trước) — Đặt Rubik ngang tầm mắt. Bạn đang nhìn trực tiếp vào mặt trước.
- B (Back, tức là phía sau) — Mặt đối diện trực tiếp với bạn nhưng bạn không thể nhìn thấy.
- U (Upper, tức là phía trên) — Mặt hướng lên trần nhà
- D (Down, tức là phía dưới) — Mặt hướng xuống nền nhà
- R (Right, tức là bên phải) — Mặt hướng về phía bên phải của bạn
- L (Left, tức là bên trái) — Mặt hướng về phía bên trái của bạn
-
Hiểu
về
cách
xoay
thuận
chiều
và
ngược
chiều
kim
đồng
hồ.
Để
xác
định
"thuận
chiều
kim
đồng
hồ"
và
"ngược
chiều
kim
đồng
hồ",
bạn
phải
nhìn
trực
tiếp
vào
mặt
Rubik
mà
chỉ
dẫn
đang
đề
cập.
Với
quy
ước
trên,
một
chữ
cái
(ví
dụ
L)
xuất
hiện
trong
chỉ
dẫn
có
nghĩa
là
bạn
phải
xoay
mặt
đó
theo
chiều
kim
đồng
hồ
một
góc
90º
(xoay
một
phần
tư
vòng).
Một
chữ
cái
thêm
một
dấu
nháy
đơn
(ví
dụ
như
L')
có
nghĩa
là
bạn
phải
quay
mặt
đó
ngược
chiều
kim
đồng
hồ
một
góc
90º.
Sau
đây
là
một
vài
ví
dụ:
- F': bạn xoay mặt trước ngược chiều kim đồng hồ.
- R: bạn xoay mặt phải thuận chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là bạn phải xoay mặt phải theo hướng ra xa mình. (Để hiểu tại sao lại như vậy, hãy xoay mặt trước theo chiều kim đồng hồ, sau đó lật khối Rubik để mặt trước biến thành mặt phải).
- L: bạn xoay mặt trái thuận chiều kim đồng hồ, tức là xoay mặt trái hướng về phía bạn.
- U': bạn xoay mặt trên ngược chiều kim đồng hồ, nếu nhìn từ trên xuống, tức là xoay hướng về phía bạn.
- B: bạn xoay mặt sau theo chiều kim đồng hồ, nếu nhìn từ đằng sau. Hãy cẩn thận để không nhầm lẫn, bởi khi nhìn từ mặt trước, bạn đang xoay ngược chiều kim đồng hồ.
-
Thêm
số
2
để
lặp
lại
chỉ
dẫn.
Số
"2"
đứng
sau
một
chỉ
dẫn
nghĩa
là
bạn
phải
quay
mặt
tương
ứng
180º
thay
vì
90º.
Ví
dụ,
D2
nghĩa
là
xoay
mặt
dưới
theo
một
góc
180º
(xoay
nửa
vòng).
- Với những chỉ dẫn này, bạn không cần nói rõ là thuận chiều hay ngược chiều kim đồng hồ, vì bạn đều nhận được kết quả tương tự dù xoay hướng nào.
-
Gọi
tên
một
viên
cụ
thể
trong
khối
Rubik.
Bài
hướng
dẫn
này
cũng
sẽ
giúp
bạn
gọi
tên
một
viên
cụ
thể
trong
khối
Rubik.
Để
làm
vậy,
bạn
hãy
liệt
kê
tất
cả
các
mặt
với
sự
hiện
diện
của
viên
đó.
Dưới
đây
là
một
vài
ví
dụ:
- BD = viên cạnh xuất hiện ở cả mặt sau và mặt dưới.
- UFR = viên góc xuất hiện ở cả mặt trên, mặt trước và mặt phải.
-
Chú
ý
—
nếu
chỉ
dẫn
nói
tới
một
ô
vuông
(một
miếng
màu
duy
nhất),
chữ
cái
đầu
tiên
cho
bạn
biết
mặt
Rubik
chứa
ô
vuông
này.
Ví
dụ:
- Ô vuông LFD → Hãy tìm viên góc xuất hiện ở mặt trái, mặt trước và mặt dưới. Hãy xác định ô vuông ở mặt trái của viên này (vì L là chữ cái đầu tiên).
Giải mặt trên[sửa]
-
Xoay
Rubik
để
viên
tâm
màu
trắng
nằm
ở
mặt
U.
Viên
tâm
trắng
sẽ
giữ
nguyên
vị
trí
này,
trừ
trường
hợp
có
lưu
ý
khác.
Mục
đích
của
bước
này
là
đặt
các
viên
cạnh
màu
trắng
xung
quanh
viên
tâm
trắng
để
tạo
thành
một
dấu
"+"
trên
mặt
màu
trắng.
- Chỉ dẫn này được đưa ra trên giả định bạn đã có một khối Rubik tiêu chuẩn với mặt vàng đối diện mặt trắng. Nếu có một khối Rubik cũ, sẽ khó khăn để bạn thực hiện theo chỉ dẫn này.
- Không di chuyển viên tâm trắng khỏi mặt trên. Đây là lỗi thường thấy trong bước này.
-
Di
chuyển
các
viên
cạnh
trắng
lên
mặt
trên
để
tạo
hình
chữ
thập.
Số
lượng
biến
thể
ở
bước
đầu
rất
lớn,
vì
thế
bài
viết
này
không
thể
đưa
ra
chỉ
dẫn
từng
bước
cụ
thể;
tuy
nhiên,
bạn
có
thể
tham
khảo
quy
trình
sau
đây:
- Nếu hàng dưới của mặt R hoặc L có một ô cạnh trắng, xoay mặt đó một lần để đưa ô trắng lên hàng giữa. Thực hiện bước tiếp theo dưới đây.
- Nếu có một ô cạnh trắng ở hàng giữa của mặt R hoặc L, hãy xoay mặt F hoặc B, tùy xem mặt nào cạnh ô trắng đó. Tiếp tục xoay cho tới khi ô trắng nằm ở mặt dưới. Thực hiện bước tiếp theo dưới đây.
- Nếu có một ô cạnh trắng ở mặt dưới, xoay mặt dưới cho tới khi ô cạnh trắng nằm đối diện trực tiếp với một ô cạnh trống (không phải màu trắng) ở mặt trên. Lật cả khối Rubik để "ô cạnh trống" đó nằm ở vị trí UF (Mặt trên, cạnh mặt trước). Xoay F2 (xoay mặt trước 180º) để đưa ô trắng vào vị trí UF.
- Lặp lại các bước trên với mỗi ô cạnh trắng khác cho tới khi chúng đều nằm ở mặt trên.
-
Mở
rộng
chữ
thập
tới
các
góc.
Quan
sát
các
viên
cạnh
phía
trên
ở
các
mặt
F,
R,
B
và
L.
Bạn
phải
xoay
Rubik
để
mỗi
viên
này
sẽ
được
nối
với
viên
tâm
cùng
màu.
Ví
dụ,
nếu
ô
cạnh
FU
(mặt
trước,
cạnh
mặt
trên)
có
màu
cam,
ô
tâm
mặt
F
cũng
phải
là
màu
cam.
Sau
đây
là
cách
nối
màu
tại
4
mặt
nêu
trên:
- Xoay mặt U cho đến khi ít nhất hai mặt trong 4 mặt nêu trên có ô cạnh và ô tâm cùng màu. (Nếu cả bốn mặt đã có các ô cùng màu, hãy bỏ qua toàn bộ các bước tiếp theo.)
- Lật cả khối Rubik để một trong số những ô cạnh sai nằm ở mặt F (và chữ thập màu trắng vẫn ở mặt U).
- Xoay F2 và chắc chắn rằng một ô cạnh trắng đã được chuyển xuống mặt D. Xem màu còn lại của viên đó (tức là ô màu ở vị trí FD). Trong ví dụ trên, ô này có màu đỏ.
- Xoay mặt D tới khi ô cạnh đỏ nằm dưới ô tâm đỏ.
- Xoay mặt đỏ 180º. Cạnh trắng sẽ trở lại mặt U.
- Kiểm tra lại mặt D để xem có ô cạnh trắng mới không. Xem màu còn lại của viên cạnh có ô trắng đó. Theo ví dụ, đây là màu xanh lá.
- Xoay mặt D tới khi ô cạnh xanh lá nằm trực tiếp dưới ô tâm xanh lá.
- Xoay mặt xanh lá 180º. Chữ thập trắng sẽ xuất hiện trở lại trên mặt U. Tới thời điểm này, mặt F, R, B, và L đều có viên tâm và viên cạnh cùng màu.
-
Đưa
viên
góc
trắng
lên
mặt
trắng.
Bước
này
khá
phức
tạp,
bạn
cần
đọc
chỉ
dẫn
cẩn
thận.
Sau
khi
hoàn
thiện,
mặt
trắng
của
khối
Rubik
sẽ
có
thêm
bốn
ô
góc
trắng
bên
cạnh
ô
tâm
và
các
ô
cạnh
trắng.
- Tìm một viên góc ở mặt D có màu trắng. Một viên góc có ba ô thuộc ba màu khác nhau, bài hướng dẫn sẽ gọi chúng lần lượt là trắng, X và Y. (Lúc này, mặt trắng không nhất thiết phải là mặt D.)
- Xoay mặt D tới khi viên góc trắng/X/Y nằm giữa các mặt X và Y. (Cần nhớ rằng "mặt X" là mặt có viên tâm là màu X.)
- Xoay cả khối rubik sao cho viên góc trắng/X/Y ở vị trí DFR, nhưng đừng quan tâm tới vị trí chính xác của mỗi màu trên viên này. Ô tâm của mặt F và R sẽ lần lượt trùng màu với X và Y. Lưu ý rằng mặt trên vẫn là mặt trắng.
-
Lúc
này,
viên
góc
có
thể
nằm
ở
ba
vị
trí
như
sau:
- Nếu ô màu trắng ở mặt trước (ở vị trí FRD), xoay F D F'.
- Nếu ô màu trắng ở mặt phải (ở vị trí RFD), xoay R' D' R.
- Nếu ô màu trắng ở mặt dưới (ở vị trí DFR), xoay F D2 F' D' F D F'.
-
Thực
hiện
tương
tự
với
các
góc
còn
lại.
Áp
dụng
các
bước
tương
tự
để
đưa
ba
viên
góc
trắng
còn
lại
về
mặt
trắng.
Khi
kết
thúc
bước
này,
bạn
sẽ
có
cả
mặt
trên
là
màu
trắng.
Mỗi
mặt
F,
R,
B
và
L
sẽ
có
ba
ô
hàng
trên
trùng
màu
với
ô
tâm.
- Đôi khi một viên góc đã có ô trắng nằm ở mặt U (mặt trắng) nhưng ở sai vị trí, vì vậy hai ô màu khác trắng trên viên đó không cùng màu với ô tâm trên hai mặt còn lại. Trong trường hợp này, hãy lật khối Rubik sao cho viên góc đó nằm ở vị trí UFR, sau đó xoay công thức F D F'. Ô trắng sẽ nằm ở mặt D và bạn có thể đưa nó về đúng vị trí theo cách thức trình bày ở trên.
Hoàn thành tầng giữa[sửa]
-
Tìm
một
viên
cạnh
ở
mặt
D
không
có
màu
vàng.
Mặt
trắng
vẫn
nằm
ở
mặt
trên,
mặt
vàng
chưa
hoàn
thiện
vẫn
nằm
ở
mặt
dưới.
Tìm
ở
mặt
D
một
viên
cạnh
không
có
màu
vàng.
Chú
ý
tới
hai
màu
của
viên
cạnh
này:
- Màu nằm ở mặt D là màu X.
- Màu còn lại của viên cạnh là màu Y.
- Chú ý đây phải là một viên cạnh. Đừng bắt đầu với một viên góc.
-
Lật
cả
khối
Rubik
sao
cho
mặt
màu
X
là
mặt
trước.
Xoay
cả
khối
Rubik
theo
trục
thẳng
đứng
của
nó
(như
cách
một
quả
cầu
xoay).
Dừng
khi
ô
tâm
có
màu
X
nằm
ở
mặt
trước.
- Mặt U và D vẫn giữ nguyên khi lật Rubik.
- Xoay mặt D. Xoay mặt D sao cho viên cạnh X/Y nằm ở vị trí DB. X sẽ nằm ở mặt D và Y nằm ở mặt B.
-
Điều
chỉnh
khối
Rubik
tùy
vào
vị
trí
của
màu
Y.
Các
bước
xoay
cụ
thể
tùy
thuộc
vào
vị
trí
của
viên
tâm
có
màu
Y:
- Nếu màu Y trùng với viên tâm của mặt R, xoay F D F' D' R' D' R.
- Nếu màu Y trùng với viên tâm của mặt L, xoay F' D' F D L D L'.
- Tiếp tục bước này cho tới khi hai tầng trên cùng được hoàn thiện. Tìm một viên cạnh mới trên mặt D mà không có ô nào màu vàng. (Nếu không tìm được, chuyển sang bước tiếp theo.) Lặp lại các bước đã trình bày trong phần này để đưa chúng về vị trí đúng. Khi bạn xoay xong, mặt F, R, B và L sẽ có hàng trên và hàng giữa trùng màu.
-
Điều
chỉnh
lại
nếu
một
trong
số
các
viên
cạnh
ở
mặt
D
có
màu
vàng.
Đảm
bảo
bạn
đã
kiểm
tra
cả
4
viên
cạnh
ở
mặt
D.
Mỗi
viên
cạnh
đều
có
hai
ô
màu,
và
bạn
phải
đảm
bảo
các
ô
này
không
có
màu
vàng
để
có
thể
áp
dụng
các
bước
ở
trên.
Tuy
nhiên,
nếu
các
viên
cạnh
không
đạt
được
yêu
cầu
này
(và
hai
tầng
trên
chưa
được
giải
xong),
hãy
điều
chỉnh
như
sau:
- Chọn một viên cạnh có ô màu vàng.
- Lật khối Rubik sao cho viên cạnh này nằm ở vị trí FR. Mặt trắng vẫn ở trên. (Đừng thay đổi mặt nào cả; ta chỉ đơn giản lật cả khối Rubik.)
- Sử dụng công thức F D F' D' R' D' R.
- Bạn sẽ có một viên cạnh không có màu vàng ở mặt D. Quay lại phần đầu của mục này và làm lại theo chỉ dẫn đối với viên cạnh trên.
Hoàn thiện mặt vàng[sửa]
- Lật khối Rubik để mặt U là mặt vàng. Khối Rubik sẽ giữ nguyên ở vị trí này tới khi được giải toàn bộ.
-
Tạo
hình
chữ
thập
trên
mặt
vàng.
Chú
ý
số
cạnh
màu
vàng
trên
mặt
U.
(Nhớ
rằng
viên
góc
không
phải
viên
cạnh.)
Ở
đây,
ta
có
bốn
khả
năng:
- Nếu chỉ có hai viên cạnh vàng nằm đối diện nhau trên mặt U: Xoay mặt U tới khi hai viên cạnh có ô vàng lần lượt ở vị trí UL và UR. Áp dụng B L U L' U' B'.
- Nếu đã có hai viên cạnh vàng nằm cạnh nhau ở vị trí UF và UR (như hình một mũi tên chỉ về mặt trái và mặt sau): Áp dụng B U L U' L' B'.
- Nếu không có cạnh nào màu vàng: Sử dụng một trong hai công thức trên. Công thức đó sẽ lật hai cạnh vàng lên mặt trên. Hãy lặp lại một trong hai công thức trên thêm một lần nữa, tùy thuộc vào vị trí của các viên cạnh.
- Nếu có cả bốn cạnh: Bạn đã làm xong chữ thập vàng. Chuyển sang bước kế tiếp.
-
Đưa
một
viên
góc
vàng
lên
mặt
trên.
Lật
cả
khối
Rubik
tới
khi
mặt
xanh
là
mặt
trước,
mặt
vàng
vẫn
là
mặt
trên.
Ta
sẽ
đưa
viên
góc
vàng
về
đúng
vị
trí
như
sau:
- Xoay mặt U tới khi viên góc UFR không còn màu vàng ở mặt trên.
-
Có
hai
khả
năng
đối
với
viên
góc
này:
- Nếu viên góc có màu vàng ở mặt F, sử dụng công thức F D F' D' F D F' D'.
- Nếu viên góc có màu vàng ở mặt R, sử dụng công thức D F D' F' D F D' F'.
- Lưu ý: Tới thời điểm này, khối Rubik sẽ trông như đã bị tráo sai lung tung. Đừng lo lắng. Nó sẽ tự trở lại đúng vị trí ở các bước sau.
- Làm tương tự với các viên góc vàng còn lại. Giữ mặt xanh biển làm mặt trước, xoay mặt U để đưa một viên góc khác tới vị trí UFR. Làm tương tự các bước ở trên để đưa ô vàng lên mặt trên. Lặp lại cho tới khi cả mặt trên là màu vàng.
Hoàn thiện khối Rubik[sửa]
-
Xoay
mặt
U
tới
khi
một
viên
cạnh
trùng
màu
với
viên
tâm
liền
nó.
Ví
dụ,
nếu
mặt
F
có
tâm
màu
xanh
biển,
hãy
xoay
mặt
U
tới
khi
ô
phía
trên
tâm
xanh
biển
cũng
có
màu
xanh
biển.
Ta
cần
chính
xác
một
viên
cạnh
trùng
màu
như
trên,
không
phải
hai
hoặc
ba
viên
trùng
màu.
- Nếu cả bốn viên cạnh đều trùng màu với viên tâm: quay để chúng cùng màu và chuyển sang mục "Kết thúc khối Rubik."
- Nếu bạn không thực hiện được bước trên: áp dụng R2 D' R' L F2 L' R U2 D R2 và thử lại.
-
Đưa
các
viên
cạnh
còn
lại
về
vị
trí.
Khi
bạn
đã
có
đúng
một
viên
cạnh
cùng
màu
trong
tổng
số
bốn
viên
cạnh,
điều
chỉnh
khối
Rubik
như
sau:
- Lật cả khối Rubik sao cho cạnh cùng màu này ở mặt trái.
-
Kiểm
tra
ô
FU
có
trùng
màu
với
màu
của
ô
tâm
ở
mặt
R
không:
- Nếu đúng, sử dụng công thức R2 D' R' L F2 L' R U2 D R2 và chuyển sang bước kế tiếp. Khối Rubik sẽ gần hoàn thiện, chỉ còn các viên góc.
- Nếu không, xoay U2 rồi lật cả khối Rubik như lật một quả cầu để mặt F trở thành mặt R. Sử dụng công thức R2 D' R' L F2 L' R U2 D R2.
-
Kết
thúc
khối
Rubik.
Lúc
này
bạn
chỉ
còn
các
viên
góc:
- Nếu bạn đã có một viên góc ở vị trí đúng, hãy chuyển sang bước kế tiếp. Nếu không có viên góc nào ở vị trí đúng, sử dụng công thức L2 B2 L' F' L B2 L' F L'. Lặp lại công thức cho tới khi có một viên góc ở vị trí đúng.
- Lật khối Rubik sao cho viên góc đúng nằm ở vị trí FUR và ô FUR trùng màu với ô tâm ở mặt F.
- Sử dụng công thức L2 B2 L' F' L B2 L' F L' .
- Nếu Rubik vẫn chưa được giải, sử dụng công thức L2 B2 L' F' L B2 L' F L' thêm một lần nữa. Bạn đã giải xong khối Rubik!
Lời khuyên[sửa]
- Bạn có thể xoay khối Rubik nhanh hơn bằng cách tháo chúng ra và tra chất bôi trơn lên các bộ phận bên trong, hoặc bằng cách dũa lại các cạnh trong của Rubik. Dầu silicon là chất bôi trơn tốt nhất. Dầu ăn cũng tốt nhưng độ trơn không giữ được lâu bằng.
- Việc giải sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn khi bạn không còn nhớ các công thức dưới dạng ký tự và số mà xoay Rubik dựa vào trí nhớ cơ bắp. Dĩ nhiên, khả năng này yêu cầu bạn phải luyện tập thường xuyên.
- Bạn sẽ mất ít nhất khoảng 45-60 giây khi sử dụng phương pháp này. Sau khi đạt được thành tích 1 phút 30 giây, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu phương pháp Fridrich. Tuy nhiên, phương pháp Fridrich còn khó hơn cả phương pháp giải được trình bày trong bài trên. Các phương pháp khác bao gồm Petrus, Roux và Waterman. ZB là phương pháp nhanh nhất nhưng cũng đặc biệt phức tạp.
- Nếu gặp khó khăn khi ghi nhớ công thức, bạn nên viết lại những trường hợp cụ thể và công thức tương ứng. Khi luyện tập, hãy sẵn sàng sử dụng danh mục này.
Cảnh báo[sửa]
- Việc xoay Rubik lặp đi lặp lại có thể dẫn tới rối loạn cơ xương khớp (ví dụ: chứng đau cổ tay do Rubik hoặc chứng đau ngón cái).
Những thứ bạn cần[sửa]
- Khối Rubik với mặt trắng đối diện mặt vàng (một vài khối Rubik cũ có cách sắp xếp màu khác).