Giảm căng thẳng ở mèo

Từ VLOS
(đổi hướng từ Giảm Căng thẳng ở Mèo)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi bạn nhận thấy hành vi của mèo gần đây có sự thay đổi, thì có lẽ chúng đang bị căng thẳng. Khái niệm căng thẳng của chúng ta khác với loài mèo, và đôi khi chỉ cần một điều nhỏ nhặt cũng đủ làm xáo trộn sự bình yên trong tâm hồn của chúng. Những thay đổi trong cuộc sống thường ngày, mèo hoang xuất hiện trong vườn, đất vệ sinh mới, và việc người chủ đi du lịch ở xa, hoặc đi khám bác sĩ thú y đều có thể làm mèo không vui. Tình trạng căng thẳng không những gây khó chịu cho mèo (và bạn), mà còn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe như là suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ viêm nhiễm, và dẫn đến hành vi liếm lông quá nhiều. Do đó, việc áp dụng phương pháp giảm thiểu căng thẳng ở mèo là điều hết sức quan trọng.[1]

Các bước[sửa]

Phát hiện Triệu chứng Căng thẳng ở Mèo[sửa]

  1. Quan sát thay đổi trong khi đi vệ sinh. Tiểu khó thường là hậu quả phổ biến do căng thẳng gây nên. Nội tiết tố gây căng thẳng khiến cho bàng quang bị viêm nhiễm, gây ra triệu chứng về thể chất. Bạn cần theo dõi tần suất đi vệ sinh của mèo. Dấu hiệu cho thấy chúng đang gặp vấn đề đó là đi tiểu thường xuyên, tiểu khó, và xuất hiện máu trong nước tiểu.
    • Không nên bỏ qua các dấu hiệu này; bạn nên đưa mèo đi khám bác sĩ thú y trong những trường hợp như vậy.[2] Nếu không viêm nhiễm bàng quang có thể gây nên tắc nghẽn rất nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa trị.
  2. Nhận biết hành vi liếm lông quá mức. Mèo bị căng thẳng thường hay liếm lông, và tần suất diễn ra quá nhiều tới mức làm rụng lông trên da. Những điểm mà mèo hay liếm bao gồm vùng bụng, đùi trong, và chân trước. Hành động liếm lông giải phóng morphine tự nhiên giúp mèo cảm thấy thoải mái và an toàn hơn.
    • Nên đưa mèo đi khám trước khi kết luận nguyên nhân do căng thẳng gây nên (dị ứng và ký sinh trùng vẫn khiến cho mèo có hành động liếm lông quá nhiều).[2]
  3. Lưu ý hiện tượng tiêu chảy. Một số con mèo rơi vào tình trạng căng thẳng gây khó chịu ở bụng và dẫn đến tiêu chảy. Cho dù nguyên nhân là gì (căng thẳng hay viêm nhiễm), thì bạn cũng nên đưa mèo đi khám bác sĩ để điều trị tiêu chảy bằng thuốc.[2]
  4. Nhận biết hành vi mèo đi vệ sinh bên ngoài khay. Chúng làm như vậy là vì cảm thấy quá căng thẳng đến nỗi không thể sử dụng khay, hoặc để đánh dấu mùi quanh nhà giúp cho mèo cảm thấy an toàn hơn.
    • Tuy nhiên, các vấn đề khác bao gồm viêm khớp, viêm bàng quang, hoặc khó chịu ở bụng vẫn có hiện tượng giống như trên, vì thể bạn vẫn nên đưa mèo đi khám bác sĩ thú y.[2]
  5. Nhận biết hành vi kêu meo meo hoặc phát ra tiếng kêu quá nhiều. Một số con mèo trở nên quá gần gũi với chủ nhân và cố gắng thu hút sự chú ý bằng cách giao tiếp.[2]
  6. Bạn cần nhận thức rằng tình trạng thao thức cũng là dấu hiệu căng thẳng. Mèo gặp phải tình trạng này không thể nằm yên và có thể đi tới đi lui không ngừng nghỉ, bảo vệ lãnh thổ bằng cách quan sát bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng.[2]
  7. Lưu ý trường hợp mèo tránh xa con người. Mèo cảm thấy choáng ngợp có thể ẩn nấp dưới gầm giường hoặc trong góc tối. chúng ẩn mình để tránh những thứ gây áp lực.[2]
  8. Theo dõi bất kỳ dấu hiệu thay đổi thói quen ăn uống. Một số con mèo bị căng thẳng thường biếng ăn, trong khi những con khác lại đi ăn thứ khác như là nhai ngấu khăn vải.[2]
  9. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng ở mèo. Bạn nên tìm ra thời điểm và lý do gây nên các triệu chứng trên. Bước này giúp bạn xác định biện pháp giảm thiểu nguồn gây nên áp lực, cho dù liên quan đến thể chất, môi trường, hoặc tâm lý. Bác sĩ thú y cũng muốn biết bạn nhận thấy các dấu hiệu vào khi nào.

Giảm thiểu Căng thẳng Thể chất[sửa]

  1. Đưa mèo đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu sức khỏe bị ảnh hưởng. Nhiều triệu chứng căng thẳng cũng tương tự với triệu chứng bệnh tật cơ thể. Bạn cần xác định mèo bị đau ốm hay đang căng thẳng (trong một số trường hợp bệnh tật sẽ dẫn đến tình trạng áp lực).[1]
  2. Cắt tỉa móng chân mọc quá dài gây đau đớn. Đôi khi chỉ cần giải pháp đơn giản là có thể khắc phục được tình trạng căng thẳng do móng chân mọc dài đâm sâu vào trong đệm thịt của mèo.[1]
  3. Tiêu diệt bọ chét sinh sôi nảy nở. Bọ chét cắn vào lớp da khiến cho mèo bị kích ứng;[1] tệ hơn nữa, mèo ăn phải bọ chét có thể bị nhiễm sán dây. Nếu mèo cào liên tục và không ngừng, thì bạn nên kiểm tra khu vực cụ thể. Mua lược chải bọ chét và chải lên phần lông xung quanh cổ và đuôi: nếu bạn thấy xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu có kích thước bằng đầu đinh ghim, thì mèo đã bị nhiễm bọ chét. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý các chấm nhỏ màu trắng hoặc đen dính trên răng lược: đây là trứng bọ chét và máu khô do bọ chét bài tiết tương ứng. Nếu tìm thấy bọ chét, bạn cần phải diệt trừ hoàn toàn trên cơ thể mèo và trong nhà.
    • Để diệt bọ chét ở mèo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chương trình kiểm soát bọ chét phù hợp với chúng.
    • Về phần diệt bọ chét ở nhà, bạn cần áp dụng một số biện pháp bao gồm: hút bụi sạch những chỗ sinh hoạt thường xuyên của mèo, thảm trải sàn, và bàn ghế; giặt nệm ngủ của mèo hàng tuần; và có thể dùng chai xịt, phun sương, hoặc bột an toàn (tuân theo hướng dẫn sản phẩm một cách thận trọng và không cho mèo tiếp cận khu vực được quy định trong hướng dẫn).[3]

Giảm thiểu Áp lực Môi trường[sửa]

  1. Điều chỉnh nhạc ở mức âm lượng nhỏ. Mèo có thính giác nhạy cảm và có thể bị tiếng nhạc, tivi, hoặc nguồn phát âm thanh lớn làm tổn thương.
    • Trấn an mèo sợ tiếng ồn lớn bên ngoài, đặc biệt là tiếng pháo hoa hoặc sấm chớp. Đưa mèo vào phòng hoặc đóng rèm cửa, bật TV hoặc đài chỉnh âm lượng nhỏ, và chuẩn bị nơi ẩn nấp cho đến khi nỗi sợ qua đi.[1]
  2. Nhận biết thời điểm cần phải trấn an mèo. Một số con mèo có quan hệ sâu sắc với chủ nhân sẽ nhận được lợi ích của tình bạn và sự an ủi (như là mèo nấp vào người chủ khi đang có sấm chớp ngoài trời: chúng cảm thấy bình an bởi mùi hương của người trên giường nệm). Tuy nhiên, con mèo sợ hãi thật sự sẽ bị tổn thương đến nỗi không thể chấp nhận sự bình yên và xem sự can thiệp của con người là một mối đe dọa khác.
    • Nói chung, nếu mèo lùi lại ra xa, gầm gừ, kêu rít lên, hoặc quất đuôi, thì bạn nên để chúng yên. Mặt khác, bạn nên tăng cường an toàn cho vị trí ẩn nấp, như là trải khăn lên hộp mà mèo đang nấp trong đó để che phần cạnh trước khiên mèo không thể quan sát bên ngoài được.[1]
  3. Cung cấp địa điểm an toàn trong nhà dành cho mèo. Việc thiếu nơi trú ẩn cũng làm mèo cảm thấy căng thẳng. Việc chúng cảm thấy bị lộ do không có nơi tạm nghỉ ở trên cao để quan sát sự việc xung quanh, hay không có gầm tối để ẩn nấp là một áp lực khá lớn. Bạn chỉ cần khắc phục vấn đề này bằng cách đặt hộp giấy cứng ở góc phòng yên tĩnh, hoặc trụ cao hay trụ mài vuốt.[1]
  4. Tạo dựng bầu không khí yên bình, ổn định trong nhà. Mèo rất nhạy cảm với sự thay đổi trong môi trường. Một vài tình huống thường không thể tránh khỏi (ví dụ như chuyển nhà), nhưng bạn nên duy trì sự yên tĩnh ở mức tối đa có thể. Hành động cãi vã cũng như la hét không chỉ làm cho bạn mà kể cả con mèo cũng thấy áp lực.
    • Nếu nhà đang trong quá trình cải tạo, thì bạn nên chú ý đến mèo nhiều hơn và giúp chúng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Luôn cung cấp chỗ ẩn nấp cho mèo.[1]
  5. Không la mắng mèo. Mèo không hiểu được mối liên quan giữa việc la mắng hay đánh đập với hành vi sai trái của chúng, vì vậy cách trừng phạt như thế chỉ làm cho mèo cảm thấy áp lực và sợ hãi.
    • Thay vào đó, bạn nên áp dụng biện pháp củng cố tích cực để khuyến khích mèo thực hiện hành vi tốt. Mỗi khi chúng làm điều gì "tốt", như là dùng trụ mài vuốt, bạn có thể thưởng đồ ăn và khen ngợi mèo. Lưu ý trao phần thưởng ngay lập tức: mèo có khả năng tập trung ngắn hạn, vì thế nếu phần thưởng xuất hiện quá lâu, thì chúng sẽ không biết lý do tại sao được thưởng.[4]

Giảm thiểu Căng thẳng Tâm lý[sửa]

  1. Tạo điều kiện cho mèo thực hiện một số hoạt động mang tính thử thách. Bạn nên khuyến khích mèo thực hiện một số hoạt động đốt cháy năng lượng như là săn bắt hoặc chơi đùa. Bước này đặc biệt quan trọng đối với mèo nhà, vì chúng bị thiếu hụt sự kích thích tâm lý như khi hoạt động ngoài trời. Ngoài ra việc khiến cho mèo cảm thấy đủ mệt mỏi cũng giúp tan biến tâm trạng căng thẳng và trút hết nội tiết tố gây áp lực thông qua hoạt động thể chất thay vì hành động liếm lông quá nhiều.[1]
    • Giấu thức ăn vặt hoặc đồ khô quanh nhà rồi để cho mèo tự đi tìm kiếm.
    • Dành ra ít nhất ba buổi với mỗi buổi kéo dài 10 phút để chơi đùa với mèo. Nhử đồ chơi để mèo chạy theo hoặc ném đồ chơi ra khắp phòng. Mèo thích săn đuổi và vồ chụp.
    • Nếu nuôi nhiều mèo, bạn nên sắp xếp thời gian chơi đùa với từng con mỗi ngày ngoài thời gian vui chơi theo nhóm.
    • Cung cấp đồ chơi cho mèo. Chuẩn bị nhiều loại đồ chơi, nhưng mỗi lần chỉ nên cho mèo chơi vài món. Cách vài ngày bạn nhặt hết đồ chơi lên và thay bằng vài món mới.
  2. Cung cấp loại hình giải trí khác. Đặt bầu chứa thức ăn cho chim bên ngoài cửa sổ để làm trò tiêu khiển cho mèo, hoặc mua bể cá để chúng quan sát cá bơi lội bên trong.
  3. Giảm thiểu tính cạnh tranh giữa các con mèo trong nhà. Nếu bạn nuôi nhiều mèo, chúng có thể giành giật thức ăn, nước uống, khay vệ sinh, và cả sự chú ý. Áp lực ganh đua có thể khiến cho mèo cảm thấy như thể bị bắt nạt. Để giảm thiểu tình trạng căng thẳng, bạn cần thỏa mãn nhu cầu của từng con một.[1]
    • Mỗi con mèo nên có một khay vệ sinh riêng, và thêm một cái dự phòng để giảm tính cạnh tranh đối với khu vực đi vệ sinh.[1] Bạn cần dọn sạch khay vệ sinh, đổ chất thải hằng ngày và lau chùi khay thường xuyên bằng xà phòng rửa chén dịu nhẹ hoặc chất tẩy pha nước (tỉ lệ 1:30).
    • Đặt nhiều bát thức ăn quanh nhà để không con nào có thể giữ độc quyền thức ăn trong suốt toàn bộ thời gian.[1]
  4. Ngăn cản mèo hoang lại gần nhà. Mèo hoang xuất hiện trong vườn, hay thậm chí trong nhà (chúng có thể vào nhà bằng cửa nhỏ dành cho mèo!) có thể khiến cho mèo của bạn cảm thấy bị đe dọa về mặt tâm lý.
    • Không cho mèo hoang tiếp cận bằng cách dẹp thức ăn hấp dẫn đối với chúng.
    • Khi mèo chạy ra ngoài, bạn nên cài đặt cửa nhỏ có gắn vi mạch kích hoạt để mèo hoang không thể vào trong nhà.
    • Trong trường hợp mèo đang bị căng thẳng nhìn thấy mèo hoang ở trong vườn, bạn có thể chặn kín phần dưới cửa sổ để che khuất tầm nhìn (cách này tương tự như hành động mèo vùi đầu trong cát, nhưng lại là một cách khá hiệu quả).[1]

Giúp Mèo Cảm thấy An toàn[sửa]

  1. Cân nhắc sử dụng pheromone ở loài mèo để giúp mèo cảm thấy vui vẻ. Mèo cái đang cho con bú tiết ra pheromone (mùi hóa chất) giúp cho mèo con cảm thấy an toàn và toại nguyện. Feliway được sản xuất và bán ra với chức năng là một chất tương tự tổng hợp được pheromone của loài mèo.
    • Sử dụng Feliway dạng phun sương với lượng nhỏ lên trên giường, hoặc lối ra vào nhằm đánh dấu lãnh thổ của mèo nhà.
    • Ngoài ra, bạn có thể mua bộ khuếch tán Feliway. Bộ khuếch tán chạy bằng điện và giải phóng lượng pheromone ở mức thấp vào trong không khí (không ảnh hưởng đến con người!). Bạn nên cắm bộ khuếch tán vào ổ điện ở vị trí mà mèo hay dành thời gian sinh hoạt. Hiệu quả thường sẽ hình thành từ từ, vì thế bạn không nên trông đợi kết quả ngay tức khắc. Tuy nhiên, sau vài tuần bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi trong hành vi của mèo khi chúng cảm thấy an toàn và yên tâm hơn. (Mỗi bộ khuếch tán có tác dụng trong 4 tuần và bạn có thể thay bộ mới vào.)[2]
  2. Cho mèo hấp thụ Zylkene. Zylkene là một loại dược thực phẩm, chất bổ sung thực phẩm có tác dụng tích cực đối với sinh vật. Dược thực phẩm không phải là thuốc, cho nên chúng an toàn và hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Thành phần chính trong Zylkene được chiết xuất từ protein sữa và có tác dụng an thần lên não. Chúng có hiệu quả trấn an tinh thần cho mèo và giảm bớt căng thẳng lo âu.
    • Zylkene có bán sẵn không cần kê đơn ở dạng viên nang mềm 75 mg. Cho mèo uống một viên 75 mg mỗi ngày, trong bữa ăn hay sau bữa ăn. Loại này mất vài ngày mới phát huy tác dụng, nhưng trong trường hợp không nhận thấy sự thay đổi đáng kể sau bảy ngày thì có thể chúng không có tác dụng đối với mèo.[5]
  3. Trao đổi với bác sĩ thú y về loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng căng thẳng. Nếu con mèo quá căng thẳng đến nỗi bị bệnh, thì bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc nhằm giúp cho chúng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Một số loại thuốc sử dụng phổ biến hiện nay đó là diazepam, amitriptyline, và fluoxetine .
    • Những loại thuốc kể trên không được cấp phép sử dụng ở mèo vì nhà sản xuất không dành ra chi phí để xét nghiệm hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, vẫn có bằng chứng cho thấy việc sử dụng cho mèo là an toàn và bác sĩ thú y sẽ thảo luận với bạn nếu như cho rằng đây là biện pháp chữa trị tốt nhất.[6][2]

Cảnh báo[sửa]

  • Nội dung tư vấn trong bài viết này không dùng để thay thế tư vấn chuyên nghiệp của bác sĩ thú y. Bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y nếu nhận thấy sự thay đổi về thể chất và/hoặc hành vi ở mèo.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,00 1,01 1,02 1,03 1,04 1,05 1,06 1,07 1,08 1,09 1,10 1,11 1,12 Giải thích Hành vi Loài mèo. Peter Neville. Nhà xuất bản: Parragon.
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 2,9 Hành vi Loài mèo: Hướng dẫn cho Bác sĩ Thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunders. Ấn bản thứ 2.
  3. https://www.aspca.org/pet-care/cat-care/fleas
  4. http://www.humanesociety.org/animals/cats/tips/training_your_cat_positive_reinforcement.html
  5. Hành vi Loài mèo: Hướng dẫn cho Bác sĩ Thú y. Bonnie Beaver. Nhà xuất bản: Saunders. Ấn bản thứ 2.
  6. Sổ tay Thuốc Thú y của Plumb. Donald Plumb. PharmaVet

Liên kết đến đây