Hormon chống lợi tiểu: Antidiuretic hormone (vasopressin)
Mục lục
Quan hệ vùng dưới đồi thị - Thùy sau tuyến yên[sửa]
Thùy sau tuyến yên (posterior pituitary) được gọi là thùy thần kinh với các tế bào có đặc điểm của tế bào thần kinh (các pituicytes)chiếm đa số. Tuy nhiên, các pituicyte không tiết hormon mà đóng vai trò như cấu trúc hỗ trợ cho các dây thần kinh từ nhân trên thị (supraoptic nucleus) và nhân cạnh buồng não (paraventricular nucleus) thuộc phần dưới đồi. Các đường dẫn thần kinh này đi xuống thùy sau tuyến yên theo cuống tuyến yên (pituitary stalk). Đầu mút của các dây này kết thúc ở các mao mạch trong thùy sau tuyến yên và tiết hai loại hormon là antidiuretic hormone (ADH) (còn được gọi là vasopressin) và oxytocin.
Nếu cắt cuống tuyến yên tại chỗ tiếp giáp với tuyến, hai hormon này được tiết bình thường sau vài ngay nhưng sau đó quá trình tiết được thực hiện tại các đầu mút bị cắt tại vùng dưới đồi chứ không phải tại các đầu mút tận cùng trong tuyến yên. Như vậy, hormon đựoc tiết từ các nhân trong phần dưới đồi thị và được vận chuyển xuống thùy sau tuyến yên bởi các protein vận chuyển (các neurophysin). Quá trình vận chuyển này mất khoảng vài ngày.
ADH được tạo thành trong supraoptic nucleus còn oxytocin được tiết từ paraventricle nucleus.
Trong điều kiện nghỉ ngơi, một số lượng lớn hai hormon này được chứa trong các hạt tiết trong thùy sau ở trạng thái kết hợp lỏng lẻo với neurophysin tương ứng. Khi có kích thích đặc hiệu, cả hormon và neurophysin đều được tiết ra. Sự tách hormon khỏi các neurophysin chỉ sảy ra tức thì. Chức năng của các neurophysin sau khi tách khỏi hormon tại các đầu mút thần kinh vẫn đang được nghiên cứu.
Tính chất hóa học của antidiuretic hormone và oxytocin[sửa]
Cả hai hormon này đều là các peptide có 9 amino acid:
Vasopressin: Cys-Tyr-Phe-Gln-Asn-Cys-Pro-Arg-GlyNH2
Oxytocin: Cys-Tyr-Ile-Gln-Asn-Cys-Pro-Leu-GlyNH2
Hai chuỗi amino acid gần như tương đồng. Ở Vasopressin, phenylalanine và arginine thay thế cho isoleucin và leucine.
Cấu tạo của hai hormon này giải thích tại sao chúng thực hiện các chức năng tương tự nhau.
Chức năng của ADH (vasopressin)[sửa]
Khi tiêm một lượng rất nhỏ (2 millimicrogram)ADH đã có tác dụng chống bài tiết nước tiểu ở thận. Nếu không có mặt ADH các ống thận hầu như mất tính thấm đối với nước dẫn đến giảm đột ngột khả năng tái hấp thu nước của các ống thận làm cho lượng nước tiểu tăng đột ngột. Khi có mặt ADH, tính thấm của các ống thận tăng làm cho nước được tái hấp thu trở lại và lượng nước trong cơ thể tăng.
Cơ chế tác dụng của hormon có thể được hiểu như sau: Hormon kết hợp với các receptor tại các tế bào biểu mô ống thận kích thích các tế bào tổng hợp một lượng lớn cAMP. Các cAMP tác động lên lớp màng tế bào phía lòng ống thận làm mở các khe tạo điều kiện cho nước có thể đi vào tế bào từ trong lòng ống. Tuy nhiên cơ chế tác dụng của cAMP làm mở các khe trên màng vẫn chưa được biết rõ.
Điều tiết ADH[sửa]
1. Điều tiết thẩm thấu:
Khi tiêm dung dịch điện giải vào động mạch tới vùng dưới đồi, các ADH neuron sẽ lập tức chuyển xung động xuống thùy sau tuyến yên làm cho ADH được tiết ngay tức thì. Nếu chỉ tiêm nước cất sẽ thấy tác dụng ngược lại.
1/2 ADH bị phá hủy trong chu kỳ 15-20 phút vì thế nồng độ ADH trong các dịch cơ thể luôn thay đổi.
Có quan điểm cho rằng các neuron nằm gần nhưng tách rời các ADH neuron đóng vai trò như các receptor thẩm thấu (osmoreceptors)và có thể thay đổi kích thước tùy theo nồng độ của các dung dịch ngoại bào.
2. Vai trò điều tiết nồng độ ion Na trong dịch ngoại bào của ADH
Trong điều kiện bình thường, khoảng 95% áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào được quyết đinh bởi nồng độ ion Na. Vì vậy ADH với chức năng điều tiết tính thẩm thấu của dịch ngoại bào cũng có nghĩa là điều tiết nồng độ của ion Na. Biến đổi nồng độ ion Na làm thay đổi sự tiết ADH.
3.Kích thích tiết ADH bởi sự thay đổi thể tích máu
Nống độ ADH từ trung bình đến cao sẽ làm co động mạch dẫn đến tăng huyết áp. Một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiết ADH là sự thay đổi thể tích máu. Mất 10% thể tích máu sẽ làm tăng tiết ADH. Mất 25% thể tích máu sẽ làm lượng ADH được tiết cao gấp 50 lần so với lượng ADH tiết ra trong điều kiện bình thường. Khi lượng máu giảm sẽ làm cho áp suất tâm nhĩ giảm. Các cơ quan thụ cảm ở thời kỳ tâm nhĩ giãn (the atrial strech receptors) kích thích tiết ADH. Tuy nhiên các baroreceptor trong động mạch cổ, cung động mạch chủ và động mạch phổi cũng tham gia vào cơ chế điều tiết này.
Nồng độ ADH trong máu vào khoảng 1-2 pg/ml nhưng có ảnh hưởng đến suất động mạch. Cũng với ảnh hưởng này, ADH còn được gọi là vasopressin.
4. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tiết ADH bao gồm các yếu tố gây tổn thương cơ giới, gây đau, sự lo lắng, các loại thuốc như morphine, nicotine, thuốc gây tê, gây mê (các loại thuốc này thường dẫn đến hiện tượng giữ lại nước trong cơ thể). Điều này giải thích tại sao khi trải qua trạng thái quá xúc động sẽ có hiện tượng lợi tiểu
Cồn sẽ ức chế tiết ADH nên trong các "cuộc chiến với rượu" sẽ có hiện tượng lợi tiểu. Cồn cũng có thể làm giãn mạch trong các tiểu thể thận dẫn đến tăng bài tiết nước tiểu.
5. Diabetes Insipidus (DI):
DI là một bệnh sảy ra khi hệ thống điều khiển tiết ADH tại đồi thị- tuyến yên không thực hiện được chức năng chủ yếu do các neuron trong supraoptic nucleus và paraventricle nucleus bị tổn thương. Trong trường hợp thùy sau tuyến yên hay cuống tuyến yên bị tổn thương cũng không dẫn đến bệnh này do các dây thần kinh bi cắt vẫn tiếp tục giải phóng ADH.
DI dẫn đến tăng cường thải nước tiểu, nước tiểu luôn bị "loãng", cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước và có cảm giác khát.
DI thường gặp trong các trường hợp bệnh nhân bị khối u ở cùng dưới đồi thị hay u tuyến yên làm phá hủy phần cấu tạo thuộc vùng dưới đồi có chức năng điều khiển quá trình tiết ADH. Phương pháp điều trị bệnh này là tiêm ADH (vasopressin) hai ngày một lần.
6.Tiết quá nhiều ADH và hội chứng do tiết ADH với lượng không thích hợp:
Thường do khối u tại một số cơ quan (ví dụ khối u phế quản trong phổi). Tiết ADH quá mức làm giảm nồng độ ion Na trong dịch nội bào nhưng lượng nước trong cơ thể tăng không đáng kể.
Các ảnh hưởng khác của ADH[sửa]
Liều lớn ADH làm co hầu hết cơ trơn kể cả cơ thành ruột, ống dẫn mật và tử cung. Tuy vậy, nồng độ để gây tác dụng co cơ này rất cao so với nồng độ tác động làm giảm bài tiết nước tiểu. Đây là một biểu hiện hay một ảnh hưởng sinh lý bình thường?
Một số nhà tâm lý học cho rằng ADH được tiết vào vùng dưới đồi hoặc các vùng lân cận làm tăng khả năng duy trì trí nhớ.
trang trước |
Nguyễn
Bá
Tiếp