Kênh đào suez

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thiết kế và tầm quan trọng của kênh đào Suez[sửa]

Khái quát[sửa]

Kênh đào Suez là 1 kênh đào lớn của thế giới, nó nằm trên lãnh thổ Ai Cập, phía tây của. Kênh dài 163 km (101 dặm) và chỗ hẹp nhất rộng 300 m, nối liền biển Địa Trung Hải Hồng Hải ( hay chính xác hơn là giữa hồ Bitter và vịnh Suez ở Hồng Hải). Kênh được đào theo huớng bắc – nam , là kênh chuyên chở quan trọng giữa châu á và châu Âu, giúp tiết kiệm được thời gian đi vòng qua mũi Hảo Vọng. Kênh đào Suez khác các kênh đào khác ở chỗ không có âu vì điạ thế vùng này khá bằng phẳng và mực nước hai biển không chênh lệch nhiều, 123 km hai bên bờ được xây tường thành bằng đá và xi măng để tránh bị sụp lở và chỉ có 39 cây số giòng kênh đi qua các hồ nước được nạo vét dưới đáy.

kênh đào suez 1: Địa Trung Hải (Mediterranean Sea); 2: Hải cảng Said; 3: Hồ Al-Manzala; 4: Hồ Timsah; 5: Biển Đỏ (Red Sea)
kênh đào suez chụp từ vệ tinh

Thiết kế[sửa]

Kênh được thiết kế cho tàu có trọng tải 150.000 tấn , sau đó vào năm 1984 thì tàu chở dầu 250.000 tấn qua được. Kênh đào ban đầu (năm 1869)chỉ sâu 8m, bề rộng chỗ hẹp nhất là 22m, rộng nhất là 58m.Năm 1967, kênh được nâng cấp với chiều sâu 12m, và chỗ hẹp nhất là 55m, dự kiến năm 2020 kênh sẽ được nạo vét để tăng chiều sâu lên 22m, Thời gian qua kênh là 11 cho tới 16 tiếng. Để tránh các tai nạn có thể xẩy ra, các tầu thuyền phải di chuyển với tốc độ cố định ( khoảng 8 hải lý 1 giờ), cách khoảng trước sau và hai bên cố định. Các đoàn tầu được tính toán cẩn thận để chạy ngược chiều nhau trên hồ lớn Bitter.

Vai trò[sửa]

  • Mỗi ngày, trên kênh đào có hai đoàn tầu đi từ phía nam lên mạn bắc và một đoàn tầu đi từ phía bắc xuống, với tổng số tầu bè qua lại vào khoảng 80 chiếc. Hàng năm, có vào khoảng 20,000 con tầu chuyên chở từ 300 tới 400 triệu tấn hàng, với một nửa là tầu chở dầu và chở hàng hóa. Tầu đi lên mạn bắc chở theo dầu lửa từ Vịnh Ba Tư để tới các nước Tây Âu, còn xuôi về nam là các con tầu chở sản phẩm kỹ nghệ và ngũ cốc, từ châu Âu và Bắc Mỹ, để đi tới miền nam châu Á và Viễn Đông. Ngoài ra còn có các con tầu chiến và tầu du lịch .2005 đã có 18193 thuyền đi qua kênh. Năm 1955 gần 2/3 tàu dầu của châu Âu đi qua kênh, và chiếm khoảng 7,5 % vận tải đường biển.
  • Ngoài việc giúp lưu thông đường biển được thuận lợi kênh đào Suez đã mang lại cho Ai cập một nguồn thu vô cùng lớn như vào ngày 22/8/2006 kênh đào suez đạt doanh số kỉ lục là 14.3 triệu, vượt xa kỷ lục cũ 13,73 triệu USD vào 7/6/2006. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm Ai cập đã thu được 2,1 tỉ USD, tăng 7,8 % so với năm 2005 (3,4 tỉ USD)

Lịch sử hình thành và phát triển của kênh đào Suez[sửa]

  • Ý tưởng làm con kênh này đã có từ triều đại 12 thời Pharaoh Sunuscret III (1878 TCN-1839TCN), lúc bấy giờ coó1 tuyến đường thuỷ đi qua Wadi tumilat, xuyên qua nhánh phía đông của đồng bằng sông Nile ,và ra Hồng Hải. Những thời kỳ sau đó, kênh đào này được đào xới nhiều lần nữa, tuy nhiên phần lớn thời gian nằm trong tình trạng bị bỏ bê.
  • Đến thời kỳ Napoleon Bonaparte (1798), ông cũng có ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Hồng Hải, nhưng các kỹ sư lúc đó lại cho rằng phương án này không khả thi vì mực nước Hồng Hải cao hơn Địa trung hải 10m. Nhưng sự thực là thời kỳ này đang có chiến tranh nên việc đo đạc đã bị sai lệch.
Thi công kênh đào suez
Hoàn thành kênh đào
  • Ngày 30/11/1854, kỹ sư người Pháp Ferdinand De-lesseps nhờ là bạn của Phó Vương Ai Cập Saïd Pasha, nên đã giành được quyền tổ chức một công ty có mục đích đào một con kênh nhân dựa theo thiết kế trước đó của kỹ sư người Áo Alois Negrelli.Đó là công ty La Compagnie Universelle du Canal Maritime de Suez. Công ty này là của cả hai bên, Pháp và Ai Cập, cả hai phải xây dựng và được quyền quản lý trong 99 năm. Sau thời gian này, quyền sỡ hữu sẽ thuộc về chính phủ Ai Cập
  • Ngày 25/4/1859 Ng ười pháp chính thức thông qua bản kế hoạch cuả công ti Suez Canal Company. ( Said Pacha có 44% lợi nhuận t ừ Suez Canal Company, phần còn lại được nắm giữ bởi tư sản pháp)
  • Ngày 17/2/1867 con tàu thử nghiệm đầu tiên đi xuyên hết kênh đào.
  • Ngày 17/11/1869 kênh suyê được khánh thành dưới sự hiện diện của hoàng hậu Eugénie, vợ vua Napoléon III tại hải cảng đầu tiên ở phía bắc là Hải Cảng Saïd (Port Saïd), được đặt bằng tên của Phó Vương Saïd Pasha sau khi kéo dài trong gần 11 năm . Hơn 2.4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia vào xây dựng kênh đào và đã cướp đi sinh mạng của 125.000 người ( chủ yếu công nhân chết vì bệnh tả )
  • Năm1875: Vì mắc nợ các nước ngoài, nên Ai Cập bó buộc phải bán cổ phần cho nước Anh. Người anh trở thành cổ đông của Suez Canal Company, nắm giữ 44%
  • Ngày 25/8/1882 Quân đội Anh đóng quân ở hai bờ kênh để bảo vệ và thay thế đế quốc Ottoman
  • Năm 1888: Do sự thỏa thuận quốc tế, kênh được mở cho tàu bè mọi nước .Trong thời kỳ Thế giới đại chiến lần I, người Anh điều đình để ký bản thỏa thuận Sykes-Picot giữa Anh và Pháp để chia Trung đông nhằm đẩy xa ảnh hưởng của Pháp trên kênh Suez.Giá trị cỗ phần tăng lên gấp bội
  • Ngày 14/11/1936 Thông qua một hiệp ước người Anh được quyền đóng quân ở vùng kênh đào
  • Ngày 1948: Nhà cầm quyền Ai Cập điều chỉnh chống không cho tàu dùng kênh Suez để tới hải cảng Israël
  • Ngày 1954: Thỏa hiệp giữa Ai Cập và Anh quốc phải rút quân sau 7 năm
  • Tháng 6 năm 1956: Khi quân đội Anh rút đi, quân đội Ai Cập đến đóng
  • Ngày 26/07/1956: Nasser, thủ tướng Ai Cập quốc hữu hóa kênh Suez. Điều này làm mất quyền lợi của Pháp và Anh nên họ cùng với Israel định lấy lại chủ quyền. Nhưng dưới áp lực của Liên bang Xô viết, hăm dọa sẽ cho nổ bom nguyên tử, trong lúc hậu thuẫn Hoa kỳ của họ không tới, nên họ bó buộc phải cho quân đội rút lui. Chiến thắng này đưa Nasser lên hàng anh hùng của người A Rập.
  • Ngày 31/10/1956: Pháp và Anh tấn công Ai Cập viện cớ là họ muốn mở kênh cho mọi tàu be qua lại. Ai Cập trả lời bằng việc đắm chìm 40 chiếc tàu hiện diện trong kênh vào thời điểm đó.
  • Ngày 22/12/1956 lại được trả về cho Ai cập
  • Tháng 3/1957 : Mở cửa kênh trở lại
  • Năm 1962: Những người có cổ phần được thanh toán
  • Ngày 5/6/1967: Chung với cuộc chiến 6 ngày (Six-Day War), Ai Cập đóng cửa Kênh cho tới 1975, một lực lượng an ninh của Liên Hiệp Quốc ở tại chỗ cho tới năm 1974
  • Ngày 10/6/1975 : Mở cửa trở lại cho phép tàu bè chở hàng hoá từ Israel qua lại kênh.
  • Năm 1979: Ai Cập thỏa thuận Israel cho tàu bè qua lại không hạn chế , hòa bình giữa hai dân tộc
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này