Kết nối 2 bộ định tuyến để mở rộng mạng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn muốn cho nhiều máy tính hay thiết bị khác sử dụng mạng gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ nhưng không còn dư cổng kết nối, hãy thử dùng bộ định tuyến thứ 2. Ngoài việc thêm cổng kết nối, bạn có thể đặt bộ định tuyến thứ 2 ở khu vực Wi-Fi “mất tín hiệu” (dưới hầm hoặc phòng có tường bê tông) để mở rộng tín hiệu không dây. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt bộ định tuyến thứ 2 vào mạng gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Thiết bị[sửa]

  1. Đặt tên bộ định tuyến mà bạn sử dụng. Trong bài viết này, ta sẽ gọi bộ định tuyến đã kết nối với mạng internet là “Bộ định tuyến 1” và bộ định tuyến mới là “Bộ định tuyến 2”.
  2. Chuẩn bị máy tính để cài đặt bộ định tuyến. Để cấu hình bộ định tuyến, bạn cần một máy tính kết nối với chúng qua cáp mạng hoặc Wi-Fi, hệ điều hành nào cũng được.
    • Nếu bạn sử dụng Wi-Fi để kết nối bộ định tuyến, hãy ghi lại SSID và mật khẩu của từng bộ định tuyến. Bạn cần sử dụng thông tin này để kết nối từng bộ định tuyến thông qua Wi-Fi.
  3. Chuẩn bị cáp Ethernet (hay còn gọi là "cáp mạng") cho từng thiết bị. Nếu bạn không định kết nối máy tính và các thiết bị khác với Wi-Fi, bạn cần chuẩn bị cáp Ethernet cho từng thiết bị.
    • Ví dụ, bạn cần 1 cáp Ethernet để kết nối Bộ định tuyến 2 với Bộ định tuyến 1.
    • Nếu muốn kết nối thêm 2 máy tính vào mạng, bạn cần chuẩn bị thêm cáp Ethernet cho từng thiết bị (trừ khi bạn định kết nối qua Wi-Fi).
  4. Đảm bảo đủ ổ điện để cắm 2 bộ định tuyến và các thiết bị.
  5. Rút điện 2 bộ định tuyến. Trước khi bắt đầu đấu dây mạng, bạn nê tắt và rút nguồn các thiết bị.

Cài đặt Bộ định tuyến 1[sửa]

  1. Kéo cáp Ethernet từ cổng WAN của Bộ định tuyến 1 sang cổng WAN/Internet của modem tốc độ cao.[1] Nếu bộ định tuyến 1 đóng vai trò là modem tốc độ cao, bạn có thể bỏ qua bước này.
    • Cổng WAN có thể được dán nhãn “Internet”.
  2. Kéo cáp Ethernet từ cổng LAN của Bộ định tuyến 1 sang cổng Ethernet của máy tính.
    • Nếu bạn muốn kết nối máy tính với bộ định tuyến không dùng dây, hãy tham khảo sách hướng dẫn đi kèm bộ định tuyến.
  3. Bật modem và bộ định tuyến. Đợi 1 lúc để 2 thiết bị khởi động.
  4. Mở trình duyệt web. Bạn cần vào trình duyệt web để kết nối giao diện quản trị viên của Bộ định tuyến 1.
  5. Truy cập giao diện quản trị viên của bộ định tuyến trên trình duyệt web.[2] Địa chỉ web bạn kết nối là địa chỉ IP của Bộ định tuyến 1.
    • Sau đây là một vài địa chỉ IP mặc định trên các hãng bộ định tuyến phổ biến:
      • 2Wire: 192.168.1.1, 192.168.0.1, 192.168.1.254, 10.0.0.138
      • Apple: 10.0.0.1
      • Belkin: 192.168.1.1, 192.168.2.1, 10.0.0.2, 10.1.1.1
      • Dlink: 192.168.1.1, 192.168.0.1, 192.168.0.101, 192.168.0.30, 192.168.0.50, 192.168.15.1, 192.168.254.254, 192.168.1.254, 192.168.0.10, 192.168.15.1, 10.0.0.1, 10.0.0.2, 10.1.1.1, 10.90.90.90,
      • Netgear: 192.168.0.1, 192.168.0.227[3]
  6. Đăng nhập bằng tên người dùng và mật khẩu quản trị viên. Những thông tin này cũng được in ngay trên thiết bị giống như địa chỉ IP.
    • Nếu không thấy tên người dùng và mật khẩu được in trên thiết bị, hãy lên mạng tìm từ khóa “mật khẩu mặc định của bộ định tuyến [hãng sản xuất]”.
    • Nếu bạn sử dụng đúng mật khẩu nhưng vẫn không kết nối được, hãy khôi phục bộ định tuyến về cài đặt mặc định bằng cách dùng kẹp ghim ấn nút “reset” (thiết lập lại).[4]
  7. Đừng quên kích hoạt DHCP trên Bộ định tuyến 1.[5] Đây là thao tác kích hoạt khả năng gán toàn bộ địa chỉ IP trong mạng của Bộ định tuyến 1.
    • Cài đặt DHCP trên mỗi bộ định tuyến lại được đặt ở vị trí khác nhau, thông thường bạn có thể tìm thấy trong mục “Network settings” (Cài đặt mạng) hoặc “LAN settings” (Cài đặt LAN).
    • Đa số bộ định tuyến đều bật DHCP theo mặc định.
  8. Kiểm tra mạng và kết nối mạng. Truy cập bất kỳ trang web nào (ví dụ https://www.wikihow.com) để xác nhận rằng bạn có thể kết nối Internet. Đừng quên để dư 1 cổng LAN trên Bộ định tuyến 1.
  9. Tháo cáp Ethernet kết nối Bộ định tuyến 1 với máy tính. Bạn có thể giữ nguyên các thiết bị khác.

Cài đặt Bộ định tuyến 2[sửa]

  1. Cắm điện Bộ định tuyến 2 và bật nguồn. Bây giờ, bạn tiến hành cấu hình Bộ định tuyến 2 thành bộ định tuyến phụ trong cùng mạng con. Tức là toàn bộ thiết bị trong mạng có thể kết nối với nhau.
  2. Kéo cáp Ethernet từ cổng LAN của Bộ định tuyến 2 sang máy tính.[6]
  3. Mở giao diện quản trị viên của bộ định tuyến trên trình duyệt web. Bạn thực hiện các thao tác tương tự như khi đăng nhập vào Bộ định tuyến 1. Đăng nhập giao diện quản trị viên bằng các thông tin được in trên thiết bị. Kiểm tra địa chỉ IP của thiết bị, sau đây là một số IP mặc định phổ biến: 192.168.0.1, 192.168.1.1 hoặc 10.0.0.1.
  4. Vô hiệu hóa DHCP trên Bộ định tuyến 2.[5] Bạn đã dùng Bộ định tuyến 1 để gán các địa chỉ IP rồi. Truy cập phần cài đặt DHCP (tương tự như Bộ định tuyến 1) và chuyển máy chủ DHCP sang “Off” (Tắt).
  5. Gán địa chỉ IP mới cho Bộ định tuyến 2.[7] Ở bước này, nhiều khả năng Bộ định tuyến 1 và 2 có cùng địa chỉ IP mặc định. Ta cần phải thay đổi 1 trong 2.
    • Trong giao diện quản trị viên, tìm mục “LAN” hoặc “Local Network” (Mạng Nội bộ). Bạn sẽ thấy một khoảng trống chứa địa chỉ IP hiện tại (địa chỉ bạn dùng để kết nối trên trình duyệt web).
    • Nhập địa chỉ IP mới thay thế cho cái cũ. Địa chỉ mới phải cùng mạng con với Bộ định tuyến 1, tức là 3 tập hợp số đầu tiên (trong 4 tập hợp số) của địa chỉ IP phải giống của Bộ định tuyến 1. Đồng thời, không được trùng với địa chỉ IP đã gán cho các thiết bị khác.
    • Nếu địa chỉ IP của Bộ định tuyến 1 là 192.168.0.1, bạn có thể đặt cho Bộ định tuyến 2 địa chỉ như sau 192.168.0.100. Vì máy tính là thiết bị khác duy nhất trong mạng nên có nguy cơ xảy ra xung đột địa chỉ IP.
  6. Cấu hình tên và mật khẩu Wi-Fi của Bộ định tuyến 2 để nhận dạng với Bộ định tuyến 1.[8] Nếu Bộ định tuyến 2 không phải là bộ định tuyến không dây, bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu là thiết bị không dây thì hãy đặt cùng SSID (cùng tên điểm truy cập Wi-Fi) và mật khẩu với Bộ định tuyến 1.
    • Bạn sẽ tìm thấy những cài đặt này trong trình đơn “Wireless” (Không dây) hoặc “Wi-Fi setup” (Cài đặt Wi-Fi).
    • Nếu bạn không chắc chắn về SSID và mật khẩu của Bộ định tuyến 1, thì hãy kiểm tra lại trên thân thiết bị.

Truy cập Mạng[sửa]

  1. Rút nguồn Bộ định tuyến 2. Sau khi cài đặt xong Bộ định tuyến 2 bạn nên khởi động lại thiết bị, hãy rút nguồn và để nghỉ 1 lúc thay vì bật lại luôn.
  2. Kết nối cáp Ethernet từ cổng LAN trên Bộ định tuyến 1 với cổng LAN đầu tiên của trên Bộ định tuyến 2. Không được cắm nhầm vào cổng WAN (vì chúng trông giống nhau).
  3. Cắm điện Bộ định tuyến 2 và khởi động. Sau khi bật, thiết bị sẽ sử dụng địa chỉ IP vừa cấu hình. Miễn là Bộ định tuyến 1 có kết nối Internet thì Bộ định tuyến 2 cũng trực tuyến.
  4. Khởi động lại máy tính kết nối với Bộ định tuyến 2.
  5. Kết nối máy tính và thiết bị khác qua mạng không dây hoặc dùng cáp Ethernet nối vào cổng LAN trên bộ định tuyến. Máy chủ DHCP của Bộ định tuyến 1 sẽ tự độg gán IP cho từng thiết bị trong mạng con. Hãy tận hưởng mạng mở rộng nào!

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng ngại nhờ giúp đỡ. Bạn có thể nhờ tư vấn trên các diễn đàn hoặc thuê thợ về lắp đặt mạng.
  • Ghi lại địa chỉ IP của modem, bộ định tuyến và toàn bộ máy tính được kết nối. Thông tin này sẽ giúp bạn khắc phục các vấn đề đường truyền.
  • Để tăng cường bảo mật, bạn có thể sử dụng bộ định tuyến thứ 3 (NAT). Nếu lắp đặt bộ định tuyến thứ 3 (Bộ định tuyến 3), kéo cáp Ethernet từ cổng WAN của thiết bị này tới cổng LAN của Bộ định tuyến 1 hoặc 2. Sau đó, kích DHCP trên Bộ định tuyến 2 và gán thiết bị vào mạng con khác với toàn bộ mạng.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn cho phép khách truy cập mạng Wi-Fi, họ có thể dễ dàng truy cập tập tin trên các máy tính truy cập cùng mạng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

__