Không còn ngượng ngập

Từ VLOS
(đổi hướng từ Không còn Ngượng ngập)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đã bao giờ bạn ngừng tự hỏi vì sao mình cảm thấy ngượng ngập? Một số người thì tự ti về vài đặc điểm ngoại hình nào đó; số khác thì lo lắng về thân phận, trí tuệ hoặc tiền bạc. Nếu có cảm giác như bị phán xét, bạn cần hiểu rằng cho phép người khác đánh giá bạn là điều không tốt. Ở mức độ sâu xa hơn, một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra cảm giác e dè là sự nghiền ngẫm nội tâm và cảm giác bất an trong khả năng biểu hiện hoặc tương tác của mỗi người.[1] Hãy học cách triệt tiêu sự chỉ trích bên trong bạn và tìm ra những phương pháp hữu hiệu để bớt đi cảm giác ngượng ngập. Giờ là lúc để bạn bắt đầu lại cuộc sống!

Các bước[sửa]

Xác định Nguyên nhân của sự Ngượng ngập[sửa]

  1. Xác định điều gì khiến bạn ngượng ngùng. Một nét nào đó ở vẻ ngoài của bạn? Có phải đó là tật co giật mí mắt? Hay vì giọng nói? Hay những khuyết tật (tinh thần hoặc thể chất)? Hoặc năng lực trí tuệ? Bạn hãy liệt kê những nguyên nhân đó trên giấy.[2] Chừa một cột trống bên cạnh bản liệt kê để ghi ra những hành động mà bạn sẽ thực hiện nhằm giảm cảm giác ngượng ngùng liên quan đến từng nguyên nhân sau khi đã xác định.
  2. Thách thức những suy nghĩ tiêu cực. Sự e dè thường xuất phát từ nỗi lo sợ rằng mọi người sẽ đồng tình với những ý nghĩ của tiêu cực của chúng ta hoặc chú ý vào những điểm yếu vẫn thường khiến chúng ta thấy bất an. Khi ý nghĩ đó bảo rằng bạn quá béo và bạn cũng tin là thế, bạn sẽ cảm thấy rất đau khổ và ngượng ngùng khi ai đó bảo bạn phải giảm đi vài cân.[3] Đó là vì bạn bị tác động bởi suy nghĩ rằng bạn đang thừa cân, và thừa cân là xấu.[3]
    • Khi những suy nghĩ tiêu cực nảy ra trong đầu, bạn đừng chống trả mà hãy chấp nhận nó. Cứ coi ý nghĩ đó như một điều thật buồn cười, kiểu như “Bạn là con kỳ lân bay”, một thứ gì đó mà bạn không tin là sự thực và cũng không tin là xấu.[3] Tưởng tượng như mình đang nhún vai và nói. “Ờ, sao cũng được, chỉ ở trong đầu thôi mà”.
    • Nhớ rằng sự chỉ trích đang cất tiếng nói tiêu cực bên trong bạn là không đáng tin và cũng không hợp lý. Đó không phải là tiếng nói của sự thực mà nhiều người có tính e dè lại tin vào nó.[4]

Kiểm tra Thực tế[sửa]

  1. Hiểu rằng mọi người không chú ý đến bạn nhiều như bạn tưởng. Người ta thường quá bận rộn suy nghĩ về bản thân họ nên cũng chẳng có thì giờ xoi mói về những thói tật và khác biệt nhỏ của bạn.[3] Nếu tự ti về cái mũi to của mình, bạn có thể cho rằng những người mà bạn gặp đều nhìn chằm chặp vào nó. Bạn tin rằng mọi người đều tập trung vào đặc điểm đó, nhưng thực tế có lẽ họ chẳng mảy may chú ý hoặc suy nghĩ gì đến điều đó.[3]
  2. Xem xét sự chỉ trích của những người khác. Mỗi lần nghĩ rằng ai đó “tốt đẹp hơn mình”, bạn hãy ngừng ngay lời tự phê bình đó và xem xét lại. Rất có thể là bạn đang đánh giá quá cao người đó và coi nhẹ những điểm không – hoàn –hảo ở họ.
  3. Bạn nên biết rằng sự tự tin có thể rèn luyện được. Cũng như mọi kỹ năng khác, sự tự tin và tự chấp nhận mình là những điều mà bạn có thể học và đạt được qua thời gian và sự rèn luyện.[4] Thành ngữ “đóng giả cho đến khi thành sự thực” thường được áp dụng để đạt được sự tự tin – hãy hành động như là bạn tin rằng mình xứng đáng được thương yêu và trân trọng với mọi khiếm khuyết của mình – và cuối cùng bạn sẽ thực sự tin như vậy.[4]
    • Thực hành những khái niệm đưa ra trong bài viết này để bắt đầu xây dựng lòng tự tin và giảm sự ngượng ngùng của bạn.

Điều khiển những Phản ứng của Bạn[sửa]

  1. Suy nghĩ xem liệu bạn có đánh giá người khác khắc nghiệt quá không. Trên đời không có ai là hoàn hảo cả, và trước giờ bạn cũng không để ý đến thói tật nho nhỏ của họ, vậy thì cớ gì họ lại chú ý nhiều đến khuyết điểm của bạn? Nếu bạn không nghĩ hoặc nói điều gì như vậy về bạn thân của bạn, vậy thì tại sao bạn lại nghĩ hoặc nói như vậy về mình? Hãy cố gắng làm bạn tốt của chính mình nữa.[5] Đây là một vài cách để làm bạn tốt của mình:
    • Thậm chí thoạt đầu bạn không cảm thấy thế, ít nhất bạn cũng cứ hành động như không có gì phải lo lắng. Dần dần rồi bạn sẽ cảm thấy thực sự như vậy.
    • Sức mạnh lớn nhất của bạn nằm giữa tác nhân kích thích và phản ứng của bạn, do đó bạn hãy cố gắng kiểm soát nó.[3]
    • Luôn luôn thể hiện giống như bạn biết rằng mình có vẻ ngoài ưa nhìn và cảm thấy thoải mái trước mặt người khác, nhưng đừng nghĩ nhiều về việc đó vì nó đã trở thành tự nhiên rồi.
    • Phát hiện ra những lần bạn tự đánh giá thấp mình hoặc so sánh mình với người khác.[6] Đừng tự trách mắng bản thân; chỉ cần lưu ý và tự nhủ rằng đã đến lúc dừng lại và tìm ra lối suy nghĩ tích cực hơn về mình.
  2. Thách thức bản thân. Đây là một cách hữu hiệu để thúc đẩy mình. Mỗi khi bạn cảm thấy làm việc gì đó sẽ khiến mình tự tin và hứng thú nhưng lại bị sự hồi hộp và e dè ngăn lại, vậy thì ngay lúc đó bạn hãy thách thức chính mình.
    • Ví dụ, bạn hãy tự nói với mình “Đố mình dám bước vào một tình huống khó xử”. Hoặc là, “Hãy đến gần cô gái/ chàng trai đó và nói chuyện với cô ấy/ anh ấy, mặc dù có vẻ không hợp lý lắm.” Hãy nhớ rằng không nên trách mắng và dằn vặt bản thân. Và dù thất bại trong những thách thức đó, bạn vẫn nên tưởng thưởng cho mình vì đã cố gắng.
  3. Tự bông đùa về bản thân. Ồ, đúng vậy – không phải theo cách tự hạ thấp mình mà với sự khiêm nhường và hài hước để công nhận rằng bạn không hoàn hảo, và bạn cũng không lo về điều đó. Nếu làm rơi lọ bơ đậu phộng trước mặt người mà bạn thích đang hốt hoảng khi cái lọ vỡ tan và bơ đậu phộng văng tung tóe, bạn hãy bật cười vì sự hậu đậu của mình và nói đùa rằng lẽ ra bạn nên dán băng keo hai mặt vào tay – sau đó xin lỗi và giúp dọn dẹp.
  4. Cứ để mọi việc tự nhiên, và cho qua. Đừng quan tâm quá nhiều về những nguyên nhân gây ngượng ngập cho bạn. Khi trong lòng dâng lên cảm giác đó, bạn hãy tự nhủ rằng mình sẽ không sao. Coi như bạn chỉ là người quan sát chứ không phải là người trải qua cảm giác đó, và rũ nó khỏi tâm trí bạn. Hãy làm như những người nổi tiếng, những nhà lãnh đạo hoặc những người bạn mà bạn ngưỡng mộ; họ đều phạm sai lầm nhưng lại đứng dậy và đi tiếp mà không cõng trên lưng gánh nặng những kỳ vọng và chỉ trích của mọi người.
    • Đối với sự chỉ trích: Học cách phân biệt những lời phê bình hữu ích, mang tính xây dựng của những người quan tâm đến bạn và những chỉ trích hủy hoại, ghen ghét của những người thiếu cảm thông, đố kỵ hoặc hằn học. Bạn nên học hỏi từ những lời phê bình tích cực, và bỏ qua những chỉ trích tiêu cực. Bạn không cần những kẻ hằn học trong cuộc đời mình và đừng để sự nhỏ nhen của họ bám theo mình.
    • Tập đáp lại sự chỉ trích. Đối với những chỉ trích nhỏ nhen, bạn hãy chuẩn bị sẵn lời đối đáp trong đầu để khéo léo ứng phó trong tình huống đó mà không để mình bị hạ thấp hoặc gây tổn thương cho người kia. Bằng cách này, bạn sẽ không lâm vào tình thế lúng túng và không bị bất ngờ. Đó là nhờ sự nhanh trí mà bạn sẽ không nghĩ ra được trong lúc bị sốc vì sự thô lỗ của họ. Hãy suy nghĩ một cách thật tử tế và nói những câu như:
    • "Tôi không hiểu sao bạn cần phải nói như thế. Tôi không chấp nhận bị nói kiểu như vậy”.
    • "Tôi muốn bạn biết rằng tôi không đồng ý bị chỉ trích gay gắt như thế. Tôi đã cố gắng hết sức rồi và tôi không chấp nhận cách diễn giải của bạn.

Thực hiện những Việc Hữu ích Bên trong[sửa]

  1. Xây dựng lòng tự tin. Cố gắng hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị của bản thân. Thay vì lo lắng không biết mọi người nghĩ gì về mình, bạn hãy để tâm trí hướng về những mục tiêu, những thành quả và sự tiến bộ của bạn.
    • Để đạt được điều này, bạn hãy viết ra những mục tiêu và cột mốc của mình. Việc này sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu hướng về những mục tiêu đó.[7]
    • Nói với mọi người rằng bạn đang tiến tới mục tiêu. Điều này cho bạn động lực để bước tới và để những người mà bạn quý mến tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của bạn. Nhưng bạn nên cẩn thận – đừng chia sẻ với những người có thể cản trở sự tiến bộ của bạn – nếu gặp ai đó không biết thông cảm, bạn đừng dính dáng đến họ.
    • Chứng minh những thành tựu của bạn. Ăn mừng mỗi khi có điều gì đó tốt đẹp đến; ra ngoài ăn tối, gọi cho một người bạn, đi dã ngoại một chuyến hay mua cho mình một quyển album online. Nhận biết những điều tốt đẹp một cách thường xuyên đều đặn thay vì cứ nghiền ngẫm mãi về những thất bại.
  2. Trung thực. Không phóng đại sự việc và không tự làm mình buồn nản vì những lời nói dối, hãy bám vào sự thực. Ví dụ như, nếu hôm nào đó bạn mặc một bộ đồ kỳ quặc; mọi người nhìn bạn chằm chằm và bạn nghĩ: “Trời ơi ai cũng ghét bộ đồ của mình”, khi đó bạn hãy tự hỏi “Mình có chắc mọi người đều ghét nó không?”, “Không một ai thích nó sao?”
  3. Hãy là chính mình! Hãy chân thực và thay đổi nếu bạn thực sự muốn thế. Chịu trách nhiệm cho những hành động, những lỗi lầm và niềm say mê của bạn, cả điều tốt lẫn điều xấu.
    • Ví dụ như, nếu bạn muốn trị chứng lo sợ, bạn phải “sở hữu nó” và thực sự chấp nhận rằng mình có vấn đề về chứng lo sợ. Sau đó bạn có thể cố gắng chữa trị.
  4. Thay đổi con người bên trong bạn. Bạn cần nhận biết mình là một phần của toàn bộ cuộc sống này như bất cứ ai. Đây là sự thực và không ai có thể tước nó đi khỏi bạn. Đó là đặc quyền của bạn. Bạn nên hiểu rằng không có ai tốt hơn và quan trọng hơn bạn.
    • Điều đó có nghĩa là, bạn có trách nhiệm làm một con người tốt đẹp nhất vì chính mình và vì những người khác. Hãy tiếp tục san sẻ với mọi người bản tính tốt đẹp của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn và giúp cho cả cộng đồng.
  5. Chấp nhận rằng bạn là bạn, bất kể người ngoài nhìn bạn ra sao. Cảm giác “mình là mình” luôn bất biến. Nếu cố gắng nhớ về thời thơ ấu và suy nghĩ về “cái tôi”, bạn sẽ thấy “cái tôi” không bao giờ thay đổi, bất kể tuổi tác và hoàn cảnh. “Cái tôi” không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Nó không lớn lên và cũng không nhỏ đi, tất cả chỉ là do bạn có cảm giác rằng nó thay đổi hoặc phụ thuộc vào điều gì đó. Vì thế, bạn hãy nhận thức một cách sâu sắc rằng cuộc sống của bạn không phụ thuộc vào bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì. Bản thân suy nghĩ đó cũng đã giúp nâng cao sự tự tin của bạn.
    • Judy Garland từng nói: "Hãy là nguyên bản của chính con người mình thay vì làm bản sao của một người khác”. Hãy hết sức cố gắng để làm được với điều đó.
  6. Xem xét kiểu suy nghĩ xuất hiện trong đầu bạn khi đang ngồi không hay khi đang làm việc. Bạn cần đề phòng nếu những suy nghĩ đó chỉ là những gì người khác nghĩ về bạn. Đừng để những ý nghĩ đó lởn vởn trong đầu. Những ý nghĩ tương tự như vậy được lặp đi lặp lại sẽ tạo thành một kênh dẫn, và bạn sẽ buộc phải đi qua kênh đó mỗi khi có điều kiện thuận lợi.
    • Đọc vài quyển sách tự-giúp-mình (self-help book); hỏi thầy cô mà bạn quý mến về chủ đề đó, tìm trên Google, đến thư viện và cuối cùng là đến hiệu sách nếu bạn thiết tha muốn đọc.
  7. Hướng sự chú ý của bạn sang lối khác. Khi bắt đầu cảm thấy ngượng ngập, bạn hãy xác định một mục tiêu – bất kể đó là gì, có khi là một con bọ đang bò trên sàn – và tập trung vào đó.[8] Nó có màu gì? Có bao nhiêu chân? Bất cứ thứ gì khiến bạn xao lãng khỏi bản thân mình đều có tác dụng; việc đánh lạc hướng sẽ đưa bạn quay trở lại hiện thực và môi trường xung quanh bạn.
    • Nếu cảm thấy ngượng ngập khi đang nói chuyện với mọi người, bạn hãy chuyển sự chú ý của mình sang việc lắng nghe họ. Tập trung vào lời nói của họ thay vì chú ý vào hình thức của mình hoặc vào điều mình sắp nói, và bạn sẽ thấy hiệu quả.

Thực hiện Một số Việc Bên ngoài[sửa]

  1. Tập luyện khẳng định mình trước gương. Tự nhủ rằng bạn tích cực, bạn giỏi việc và sẵn sàng thay đổi nếu cần thiết. Thường xuyên lặp lại điều này để có kết quả tốt nhất.
    • Bạn có thể bắt đầu khẳng định mình bằng những câu như: “Tôi là người tốt và tôi xứng đáng được yêu thương và tôn trọng”, “tôi mạnh hơn nỗi bất an của tôi”, “Tôi đã gắng hết sức, và tôi đã làm tất cả những gì có thể làm”.
  2. Xóa khỏi đầu óc sự chỉ trích vô tâm hoặc mang tính phán xét của những người khác. Khi cho phép người khác phán xét mình cũng là lúc bạn đánh mất hạnh phúc của mình vì người khác. Đừng để ai nhận xét rằng bạn là người thế nào. Đây là cuộc sống của bạn, không phải của họ. Và dù lên tiếng bảo vệ những điều mình tin tưởng và làm chính mình một cách trọn vẹn là công việc khó khăn, nhưng đó là một phần trong việc chứng tỏ bản ngã tốt đẹp nhất trong bạn.
    • Quan hệ với những người khiến bạn hạnh phúc. Bạn sẽ bị kéo xuống nếu thường ở bên cạnh những người tiêu cực. Điều này có thể không mới, nhưng bạn hãy so sánh về cảm giác của mình khi ở bên những người tích cực và khi ở cạnh những người tiêu cực. Đó là hai thái cực và bạn biết mình thích cảm giác nào.[9]

Cảnh báo[sửa]

  • Ngừng tìm kiếm sự chấp thuận của người khác. Nếu cuộc sống của bạn lệ thuộc hoàn toàn vào sự chấp thuận của người khác thì bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi tính e dè của mình.
  • Đừng lúc nào cũng thủ thế. Hãy sẵn sàng thừa nhận khi bạn làm sai vì đó không phải là thảm họa. Mọi người ai cũng có sai lầm. Hãy bước tới và nhận lỗi. Sau đó tiếp tục tiến lên.
  • Đôi khi có những người cố tình bắt nạt bạn nếu họ cảm thấy bạn dễ bị tổn thương theo kiểu nào đó (đây là cách mà kẻ bắt nạt hành động – tìm điểm yếu để khai thác). Trong trường hợp này, bạn hãy bỏ đi hoặc chỉ cần không can dự vào. Bạn đừng bao giờ phí thì giờ cố gắng gây ấn tượng với họ hoặc biện hộ cho cách hành xử của họ là do sự giận dữ và bất an bên trong họ.
  • Kẻ chỉ trích tồi tệ nhất chính là bạn. Hãy hiểu rằng không ai đánh giá bạn gay gắt hơn chính bạn đánh giá mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây