Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Kiểm soát giấc mơ
Từ VLOS
Kiểm soát giấc mơ là một trong những trải nghiệm thú vị nhất mà con người có thể trải qua. Bạn đã bao giờ muốn mơ lại những giấc mơ thú vị đã có, bạn muốn trở thành nhà vua, hoàng hậu trong giấc ngủ tiềm thức của mình?
Mục lục
Các bước[sửa]
Ghi lại giấc mơ[sửa]
-
Mua
một
quyển
vở.
Đây
sẽ
là
cuốn
hành
trình
hay
nhật
ký
giấc
mơ
của
bạn.
Trong
nhật
ký
này,
bạn
sẽ
viết
ra
những
gì
bạn
muốn
trong
giấc
mơ
và
những
gì
bạn
nhớ
được
khi
tỉnh
dậy.
- Đặt cuốn sổ và chiếc bút gần giường để bạn có thể viết ra tất cả những gì đã xảy ra trong giấc mơ mà bạn nhớ được ngay khi tỉnh dậy. Nếu bạn viết muộn hơn, bạn sẽ không nhớ được là bao.
- Bạn có thể viết bằng cách gõ trên máy tính nhưng tốt hơn hết bạn nên viết tay. Bạn sẽ dành nhiều thời gian cầm bút viết để tạo nên kết nối lớn hơn trong não bộ giữa giấc mơ và việc bạn ghi lại nó.
-
Viết
ra
những
gì
bạn
muốn
mơ
thấy
trong
cuốn
sổ
của
mình.
Hãy
gọi
đây
là
giấc
mơ
mục
tiêu
của
bạn.
Hãy
làm
việc
này
mỗi
tối
trước
khi
đi
ngủ.
Bạn
sẽ
tưởng
tượng
ra
giấc
mơ
bạn
muốn
khi
chìm
vào
giấc
ngủ.
- Vẽ ra bức tranh tổng quan và viết các chỉ dẫn, cố gắng sử dụng nhiều chi tiết. Thực tế, hãy sử dụng càng nhiều chi tiết càng tốt đến mức bạn nghĩ mình đã có quá nhiều chi tiết rồi. Thậm chí cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng trở nên quan trọng.
- Thủ thuật ở đây là tự nói với bản thân rằng bạn sắp trải nghiệm một giấc mơ vì thế bạn có thể nhận thức được trạng thái mơ của mình khi đang nằm ngủ.
- Đừng xem phim hay tivi trước khi đi ngủ vì bạn có thể mơ về những bộ phim thay vì giấc mơ mục tiêu của bạn.
-
Mỗi
sáng
ngay
khi
thức
dậy,
hãy
viết
ra
giấc
mơ
bạn
vừa
trải
qua.
Kể
cả
khi
bạn
chưa
có
được
giấc
mơ
mong
muốn,
hãy
viết
ra.
Hãy
xem
phần
"Lời
khuyên"
ở
phía
dưới
để
có
được
những
gợi
ý
về
việc
viết
gì.
- Giống như các vận động viên đang thực hành thói quen, bạn đang đào tạo tâm trí mình ghi nhớ giấc mơ. Bạn càng rèn luyện tâm trí ghi nhớ giấc mơ, giấc mơ sẽ càng trở nên sắc nét và rõ ràng hơn.
- Hãy viết ra càng nhiều điểm tương đồng bạn nhớ được giữa giấc mơ mục tiêu (giấc mơ bạn muốn có) và giấc mơ bạn thực sự trải qua. Hãy ghi càng chi tiết càng tốt. Hãy nghĩ về những điểm giống và khác nhau. Khi diễn giải giấc mơ, hãy nhớ rằng giấc mơ không đưa ra hình ảnh hay câu trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn theo cách não bộ hoạt động khi tỉnh táo. Thay vào đó, não giao tiếp bằng những hình ảnh ẩn dụ.
Thực hành sự tỉnh thức[sửa]
-
Hãy
đọc
giấc
mơ
mục
tiêu
của
bạn.
Hãy
đọc
mỗi
tối
ngay
trước
khi
đi
ngủ,
đọc
càng
nhiều
lần
càng
tốt
để
khắc
ghi
trong
tâm
trí.
- Sau khi đọc một hoặc hai lần, não bạn đã biết cụ thể từng từ một và trở lên lười biếng: nó xử lý thoáng qua các câu chữ mà không đi sâu vào ý nghĩa cụ thể. Hãy chắc rằng bạn đã hiểu hết ý nghĩa của giấc mơ mục tiêu để có thể tưởng tượng rõ ràng trong tâm trí trước khi đi ngủ.
-
Nằm
xuống,
nhắm
mắt
và
nghĩ
thật
nhiều
về
giấc
mơ
mục
tiêu
của
bạn.
Hãy
thư
giãn.
Và
nghĩ
đến
từng
chi
tiết
một.
- Hãy tưởng tượng về những hình ảnh trong giấc mơ mục tiêu của bạn khi chúng xuất hiện trong tiềm thức. Tiềm thức của bạn sẽ tạo ra nhiều hình ảnh không liên quan đến giấc mơ mục tiêu, vì vậy hãy loại bỏ những hình ảnh không liên quan đó và tập trung vào những thứ có liên quan.
- Hãy tưởng tượng đến những âm thanh và cuộc nói chuyện trong giấc mơ mục tiêu và cố gắng lắng nghe chúng trong tâm trí. Hãy cố cảm nhận những cảm giác liên quan đến cảm xúc, tâm trạng của bạn,v.v..
- Nếu các âm thanh hay hình ảnh không xuất hiện rõ ràng, hãy thử đọc lại giấc mơ mục tiêu trong sổ nhật ký giấc mơ của bạn.
-
Hãy
trải
qua
trọn
vẹn
giấc
mơ.
Hãy
thực
hiện
điều
này
như
thể
bạn
là
nhân
vật
chính
trong
đó.
Hãy
tưởng
tượng
mọi
thứ
từ
góc
nhìn
của
bạn.
- Hãy cố gắng trải nghiệm giấc mơ mục tiêu theo đúng trình tự bạn đặt ra.
- Hãy tập trung nhưng duy trì sự bình tĩnh. Đừng căng thẳng quá. Hãy thư giãn.
- Hãy đi ngủ với những hình ảnh và âm thanh này trong đầu. Hãy nhớ ghi lại giấc mơ của bạn khi thức dậy dù cho chúng là gì đi nữa.
Điều khiển giấc mơ[sửa]
-
Hãy
thử
"kiểm
tra
thực
tại"
trong
ngày.
Kiểm
tra
thực
tại
là
bạn
tự
hỏi
chính
mình:
"Tôi
đang
tỉnh
hay
đang
mơ?"
Điều
này
sẽ
giúp
bạn
nhận
ra
sự
khác
biệt
giữa
giấc
mơ
và
thực
tế.
- Bài kiểm tra thực tại giúp bạn nhận ra khác biệt cơ bản giữa thực tế và những giấc mơ: trong giấc mơ, các trạng thái thay đổi còn trong thực tế chúng giữ nguyên. Trong giấc mơ, các từ sẽ biến đổi thành những từ khác nhau, cây thay đổi màu sắc và hình dáng, đồng hồ chạy ngược chiều thay vì xuôi chiều. Trong thực tế, các từ không thay đổi, cây thì cắm rễ dưới đất và đồng hồ quay thuận chiều.
- Một bài kiểm tra thực tại hiệu quả trong cả thực tế và giấc mơ đó là nhìn từ. Giả sử một tấm tranh dán tường trong phòng bạn có từ "Justin Bieber." Hãy quay đi một lúc và nhìn lại. Nếu nó vẫn là "Justin Bieber," thì bạn đang tỉnh. Nếu bạn quay lại và dòng chữ biến thành "Selena Gomez," thì bạn đang mơ đó.
-
Hãy
vận
dụng
bài
kiểm
tra
thực
tại.
Khi
bạn
đang
mơ
và
nhận
ra
mình
mơ
thật,
hãy
cố
gắng
kiểm
soát
hầu
hết
những
gì
xảy
ra
trong
giấc
mơ.
- Khi bạn thực hiện bài kiểm tra thực tại thành công và nhận ra mình đang mơ, hãy cố gắng bình tĩnh. Nếu bạn quá phấn khích về việc điều khiển giấc mơ, bạn có thể tỉnh giấc.
- Hãy thử các hoạt động nhỏ trước. Một lần nữa, mục đích ở đây là nhằm kiểm soát sự phấn khích của bạn để không thức giấc. Kể cả những điều đơn giản như đang nấu ăn, leo thang hay trượt ván đều có thể hữu ích khi bạn nhận ra bạn hoàn toàn kiểm soát được chúng.
- Dần dần hãy tiến đến hoạt động lớn hơn. Nhiều người thích bay, bơi lặn ở những đại dương, và du lịch thời gian. Hãy thử dịch chuyển những vật nặng, xuyên qua tường hay thậm chí là điều khiển đồ vật từ xa. Tất cả đều có thể! Giấc mơ của bạn chỉ bị hạn chế bởi chính sự tưởng tượng của bạn mà thôi!
Lời khuyên[sửa]
-
Hãy
ghi
những
điều
sau
đây
vào
sổ
giấc
mơ
của
bạn:
- Thời gian
- Giấc mơ xảy ra ở quá khứ, hiện tại hay tương lai?
- Ai xuất hiện trong giấc mơ, người quen hay xa lạ?
- Cảm xúc, cảm giác của bạn
- Câu chuyện cứ trải dài ra
- Bất cứ cái gì thu hút thị giác như màu sắc, hình dáng, con số, ngón tay
- Có xung đột trong giấc mơ không?
- Bạn có giải quyết vấn đề khi chúng xuất hiện?
- Có điều gì trong giấc mơ mà bạn đã từng mơ trước đó không?
- Phần kết.
- Trong giấc mơ của mình, nếu bạn sợ nhện, đừng nói rằng: "Hy vọng không có con nhện nào ở đây." Điều này chỉ làm tiềm thức của bạn nghĩ về nhện và chúng sẽ xuất hiện trong giấc mơ. Tuy nhiên, việc này có thể có ích khi bạn mong muốn đương đầu nỗi sợ hãi.
- Ngủ ở nơi yên tĩnh mà không bị mất tập trung (không máy tính, không iPad!). Tập trung hoàn toàn vào giấc mơ mà bạn sắp trải qua.
- Hãy chắc rằng bạn dành thời gian để ngủ đủ. Ngủ ít quá có thể làm giảm khả năng mơ tỉnh (khả năng hoàn toàn nhận thức được rằng bạn đang mơ thấy những gì) của bạn.
- Cách khác để nhận ra bạn đang mơ là vẽ một biểu tượng vào bàn tay. Khi bạn chìm vào giấc ngủ, hãy nghĩ "Khi tôi nhìn vào tay mình, tôi sẽ nhận ra tôi đang mơ." Nếu bạn thức dậy và thấy chưa hiệu quả, hãy thử lại. Cuối cùng bạn sẽ chỉ cần nghĩ "Tay tôi!" trong giấc mơ và bạn có thể kiểm soát được giấc mơ của mình.
- Cách khác để kiểm soát giấc mơ là nhìn vào đồng hồ treo tường và cố làm cho kim giây quay theo chiều ngược lại. Bạn sẽ không làm được điều đó khi còn tỉnh nhưng nếu bạn thử nó trong giấc mơ và nếu kim đồng hồ quay ngược lại thì bạn sẽ nhận ra rằng mình đang mơ.
- Để một biểu tượng ở trần nhà hay gần giường ngủ để bạn có thể dễ dàng nhìn thấy. Hãy nhìn nó một vài phút trước khi đi ngủ và cũng như nhìn nó một vài phút khi thức giấc. Điều này sẽ giúp bạn nhớ giấc mơ rõ ràng hơn.
- Nếu bạn cố gắng tập trung khi chìm vào giấc ngủ, bạn có thể sẽ vẫn tỉnh táo. Mục đích của những hành động xuyên suốt bài viết này (viết ra giấc mơ mục tiêu, v.v...) là tập trung vào suy nghĩ trong tiềm thức chứ không phải vào những suy nghĩ có ý thức.
- Kiểm soát giấc mơ không giống như mơ tỉnh mặc dù chúng có những điểm tương đồng. Để biết thêm về mơ tỉnh, hãy đọc bài viết “Cách để Mơ Tỉnh”.
- Nếu bạn nghĩ mình đang mơ, hãy nhìn bàn tay và cố gắng đếm ngón tay. Bạn sẽ không thể làm được việc đơn giản này trong giấc mơ dù đây là việc dễ dàng trong thực tế.
- Đừng cố mơ về những sự kiện sắp tới (cuộc thi, bài kiểm tra, v.v..). Nếu giấc mơ không tốt, nó sẽ chỉ làm bạn căng thẳng hơn về những sự kiện này trong cuộc sống thực.
- Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong giấc mơ khi tỉnh. Hãy vẽ bức tranh mô tả viễn cảnh của bạn. Không quan trọng nó xấu hay đẹp, hãy chỉ vẽ những gì bạn nghĩ trước khi đi ngủ mỗi tối. Nó sẽ giúp bạn suy nghĩ và tưởng tượng về nó!
- Khi bạn viết ra giấc mơ của mình, hãy làm thật nhanh để bạn không bị lỡ mất hay quên những chi tiết quan trọng.
- Đặt báo thức lúc 3 giờ sáng vì đây là thời điểm bạn đang ngủ sâu. Ngay khi thức dậy, hãy nghĩ về những cái bạn muốn mơ về, hãy nhìn bức tranh, hát và tiếp tục nằm ngủ. Việc này cũng khá dễ vì điều tốt là bạn đang rất muốn ngủ tiếp.
- Hãy nghĩ đi nghĩ lại về những cái bạn muốn và đếm số giảm dần trước khi ngủ. Hãy lặp lại quá trình này mỗi tối.
- Hãy chắc là bạn không thêm những chi tiết tưởng tượng ngẫu nhiên không xảy ra.
- Đừng nghĩ đến những thứ mà bạn không mong đợi xảy ra. Tiềm thức của bạn sẽ tận dụng nỗi sợ hãi đó để hù dọa bạn!
- Hãy tải ứng dụng Dream:ON về điện thoại hay máy tính bảng, nó có thể giúp bạn gây ảnh hưởng lên giấc mơ của bạn.
- Đừng sợ những cơn ác mộng. Nếu bạn sợ, hãy nhớ rằng nó chỉ là một giấc mơ!
- Nếu bạn nhận ra rằng việc viết ra không hiệu quả, bạn có thể vẽ tranh mô tả giấc mơ của mình. Việc này sẽ không chỉ ghi lại giấc mơ mà còn tạo cho bạn niềm vui. Nó cũng giống như viết bằng những bức tranh vậy!
- Hãy nhớ rằng hiệu quả có thể không đến trong một vài đêm. Hãy kiên nhẫn.
Cảnh báo[sửa]
- Bạn sẽ không thể kiểm soát ngay giấc mơ của mình. Những người mới bắt đầu thường mất thời gian ban đầu có thể lên đến một vài tháng trước khi bạn có thể kiểm soát hoàn toàn được giấc mơ của mình. Nếu bạn không kiễn nhẫn, bạn sẽ chẳng thu được thành quả gì, vậy nên hãy bình tĩnh và thư giãn!
- Nếu bạn nằm ngủ và cảm thấy cơ thể bị đè nặng, bạn có thể trải qua hiện tượng gọi là đang bị bóng đè. Đây là điều bình thường và nhiều người vẫn bị như vậy. Bóng đè cũng có thể gây ra trạng thái WILD (đi thẳng vào mơ tỉnh từ trạng thái thức), nhưng nhìn chung bạn không nên lo lắng về những vấn đề này.
- Hãy cẩn thận – một vài người không thể ngủ được dễ dàng sau khi bị đánh thức (mạnh) vào lúc nửa đêm!
- Đừng làm những điều gì không hợp lý hay quá ngốc ngếch trong giấc mơ: vì chúng có thể dẫn đến xảy ra trong cuộc sống thực của bạn (tin hay không thì tùy bạn nhưng trên thực tế một vài người nghĩ rằng "Những gì tôi có thể làm được trong mơ, thì tôi cũng có thể làm nó bây giờ!")
Những thứ bạn cần[sửa]
- Một cuốn sổ hay quyển vở
- Bút viết