Làm nước hoa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có muốn chế tạo mùi hương của riêng bạn? Hoặc có thể bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho một món quà tự làm độc đáo. Bạn có thể tạo nên mùi hương thú vị riêng của bạn với các nguyên liệu mua từ siêu thị.

Các bước[sửa]

Thấu hiểu khoa học nước hoa[sửa]

  1. Biết những tầng hương khác nhau. Nước hoa là sự kết hợp của mùi hương, còn được gọi là “tầng hương”. Khi bạn phun nước hoa lên da, nó sẽ di chuyển qua các tầng hương này theo thứ tự như sau:[1]
    • Tầng hương đầu là mùi hương đầu tiên mà bạn ngửi thấy. Chúng cũng sẽ là mùi hương phai nhạt trước tiên, thường là trong khoảng 10 – 15 phút.[1]
    • Tầng hương giữa xuất hiện khi tầng hương đầu biến mất. Đây là trung tâm của mùi hương, xác định xem nước hoa thuộc dòng nào – ví dụ, phương Đông, gỗ, tuơi mát, hoặc hương hoa.[2]
    • Tầng hương cuối sẽ nhấn mạnh và điều chỉnh tầng hương giữa, còn được gọi là nền của nước hoa. Chúng tạo nên hương nền của nước hoa, khiến mùi hương kéo dài trong khoảng từ 4 – 5 giờ tùy thuộc vào da của bạn.[1]
  2. Làm quen với tầng hương đầu phổ biến. Chúng gồm có húng quế, cam chanh, bưởi, oải hương, chanh vỏ vàng, chanh vỏ xanh, bạc hà, hoa cam, hương thảo, và cam đường.[3]
  3. Làm quen với tầng hương giữa phổ biến. Chúng bao gồm tiêu đen, bạch đậu khấu, hoa cúc, quế, đinh hương, lá linh sam, hoa nhài, sả, hoa cam, nhục đậu khấu, hoa hồng, gỗ hồng mộc, và ngọc lan tây.[3]
  4. Làm quen với tầng hương cuối phổ biến. Chúng gồm có gỗ tuyết tùng, bách, gừng, hoắc hương, gỗ thông, đàn hương, vani, và cỏ hương bài.[3]
  5. Biết rõ tỷ lệ. Khi pha trộn mùi hương với nhau. Bạn sẽ bắt đầu từ hương cuối, sau đó là hương giữa và cuối cùng là hương đầu. Tỷ lệ lý tưởng để hòa trộn các tầng hương là 30% hương dầu, 50% hương giữa, và 20% hương cuối.
    • Một vài người chế tạo nước hoa khuyên bạn nên phối hợp nhiều nhất là 3 – 4 tầng hương trội.[1]
  6. Thấu hiểu công thức cơ bản. Để làm nước hoa, bạn cần nhiều hơn là hương đầu, hương giữa và hương cuối: bạn cũng phải cần đế một yếu tố nào đó để hòa trộn chúng với nhau.
    • Quá trình của bạn bắt đầu với dầu nền. Lựa chọn phổ biến bao gồm dầu jojoba, dầu hạnh nhân, và dầu hạt nho.
    • Tiếp theo, bạn phải chầm chậm thêm một vài giọt hương đầu, hương giữa và hương cuối vào dầu nền.
    • Cuối cùng, bạn sẽ cho thêm nhân tố giúp kết hợp mọi nguyên liệu với nhau. Cồn là lựa chọn phổ biến vì nó bay hơi nhanh chóng và giúp khuếch tán các tầng hương của nước hoa.[4] Một lựa chọn khác giữa những loại nước hoa tự chế là vodka chất lượng cao, có độ cồn khoảng 80 – 100 proof (40% - 50% alc/vol).
    • Nếu bạn đang tìm kiếm loại nước hoa dạng rắn (như son gió), bạn có thể dùng sáp ong đun chảy để làm chất định hình thay vì cồn hoặc nước.
  7. Xác định các tầng hương trong lọ nước hoa yêu thích của bạn. Nếu bạn không chắc chắn về cách để xây dựng mùi hương nước hoa của mình, bạn nên xem xét nguyên liệu của loại nước hoa mà bạn yêu thích.
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu hoặc phân loại chúng thành nhiều tầng hương, trang web Perfumista sẽ là nguồn tuyệt vời để bạn tìm hiểu mùi hương của nhiều loại nước hoa nổi tiếng.[5]

Biết rõ vật liệu bạn cần[sửa]

  1. Tìm mua lọ chứa bằng thủy tinh tối màu. Nhiều người khuyên rằng bạn nên sử dụng lọ chứa tối màu vì chúng giúp bảo vệ nước hoa của bạn trước ánh sáng, vì nó sẽ rút ngắn vòng đời của nước hoa.
    • Bạn cũng cần phải nhớ bảo đảm rằng lọ chứa bằng thủy tinh của bạn không chứa bất kỳ loại thực phẩm nào trước đó, vì bất kỳ một mùi hương nào còn sót lại cũng sẽ lây lan sang nước hoa của bạn.
    • Ngoại lệ của điều này sẽ là khi bạn thật sự muốn sử dụng mùi hương của sản phẩm từng được chứa trong lọ chứa thủy tinh (Cảnh báo: bơ lạt – chuối – sôcôla sẽ có vị ngon hơn là mùi hương của nó!).
  2. Tìm mua dầu nền. Dầu nền là loại dầu sẽ lan tỏa mùi hương trong loại nước hoa cụ thể lên da của bạn. Chúng thường không mùi, và được dùng để pha loãng loại dầu cô đặc và hương liệu có thể gây kích ứng cho da.
    • Bạn có thể sử dụng hầu như mọi thứ để làm dầu nền. Bạn thậm chí có thể dùng dầu ôliu nếu bạn không phiền đến mùi hương của nó.
    • Một nhà chế tạo nước hoa nổi tiếng đã ngâm cánh hoa hồng trong dầu ôliu nguyên chất, và sau đó kết hợp nó với dầu vitamin E để ổn định nó.[6]
  3. Tìm mua loại cồn mạnh nhất mà bạn có thể tìm được. Lựa chọn phổ biến của nhiều người chế tạo nước hoa thủ công là vodka chất lượng cao, có độ cồn từ 80 – 100 proof (40% - 50% alc/vol).Những người làm nước hoa thủ công khác lại thích loại cồn 190 proof (80% alc/vol) hơn.
    • Lựa chọn phổ biến cho loại cồn 190 proof bao gồm rượu nho hữu cơ trung tính và loại rượu Everclear rẻ tiền hơn, làm từ rượu ngũ cốc.[6]
  4. Lựa chọn mùi hương của bạn. Nước hoa của bạn có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Chất tạo hương thơm phổ biến cho nước hoa gồm có tinh dầu, cánh hoa, lá, và thảo mộc.
  5. Quyết định phương pháp. Phương pháp làm nước hoa sẽ khác nhau đôi chút tùy thuộc vào nguyên vật liệu của bạn. Hai chất tạo hương thơm phổ biến được dùng cho nước hoa là nguyên liệu từ cây cỏ (hoa, lá, và thảo mộc) cũng như tinh dầu; phương pháp đối với từng loại sẽ khác nhau.

Sử dụng hoa tươi, lá hoặc thảo mộc[sửa]

  1. Tìm mua lọ chứa sạch bằng thủy tinh. Loại lọ chứa không quan trọng bằng nguyên liệu: chỉ cần bảo đảm rằng a) nó sạch và b) nó bằng thủy tinh. Lọ chứa cũng cần phải có nắp đậy kín.
    • Người chế tạo nước hoa thường khuyên dùng thủy tinh tối màu, vì nó có thể kéo dài tuổi thọ của mùi hương bằng cách bảo vệ nó khỏi ánh sáng.
    • Tránh sử dụng lọ chứa đã từng được dùng để đựng thức ăn, ngay cả khi bạn đã rửa sạch, vì thủy tinh có thể ám mùi.
  2. Tìm mua loại dầu không mùi. Lựa chọn phổ biến được sử dụng cho nước hoa bao gồm dầu jojoba, dầu hạt hạnh nhân, và dầu hạt nho.
  3. Lựa chọn hoa, lá, hoặc thảo mộc có mùi hương mà bạn thích. Bạn nên nhớ thu thập nguyên liệu từ cây cỏ vào thời điểm khi hương thơm của chúng mạnh mẽ nhất và khi lá đã khô. Phơi khô chúng sẽ khiến chúng bị héo và mùi hương ít nồng hơn.[6]
    • Bạn có thể thu thập và phơi khô nhiều cây cỏ hơn bạn cần, phòng trường hợp bạn muốn dùng thêm để tăng cường thêm độ nồng của mùi dầu sau này.
  4. Loại bỏ mọi nguyên liệu cây cỏ không mong muốn. Nếu bạn sử dụng hoa, chỉ dùng cánh hoa. Nếu bạn sử dụng lá hoặc thảo mộc, hãy loại bỏ mọi nhánh cây hoặc những phần khác ảnh hưởng đến mùi hương.
  5. Nghiền sơ nguyên liệu một cách nhẹ nhàng. Bước này không bắt buộc, nhưng có thể giúp mùi hương tỏa ra nhiều hơn. Bạn chỉ cần nghiền nhẹ nhàng nguyên liệu cây cỏ với một chiếc thìa gỗ.
  6. Cho một vài giọt dầu vào lọ chứa bằng thủy tinh. Chỉ cần một lượng nhỏ - đủ để bao phủ cánh hoa/lá/thảo mộc của bạn.
  7. Thêm nguyên liệu từ cây cỏ vào dầu và đậy nắp lại. Bảo đảm nắp đã được đậy chặt.
  8. Cất lọ chứa vào nơi tối, thoáng mát trong một hoặc hai tuần.
  9. Mở nắp, lọc lấy nước, và lặp lại. Nếu sau một hoặc hai tuần, nước hoa không có mùi hương mạnh mẽ như bạn thích, bạn có thể lọc lấy nước của nguyên liệu cũ và thêm nguyên liệu mới vào lượng dầu có hương thơm, sau đó, cất trữ nó một lần nữa.
    • Bạn có thể lặp lại quá trình này trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng cho đến khi nước hoa đạt đến độ nồng như bạn muốn.
    • Hãy nhớ giữ lại dầu! Bạn chỉ nên loại bỏ nguyên liệu từ cây cỏ cũ.
  10. Bảo quản nước hoa của bạn. Một khi bạn đã hài lòng với loại nước hoa bạn đã chế tạo, bạn có thể thêm 1 hoặc 2 giọt chất bảo quản tự nhiên như vitamin E hoặc tinh chất chiết xuất từ bưởi vào nó để kéo dài tuổi thọ.[7]
    • Nếu bạn thích biến nước hoa thành son gió, bạn có thể thêm một chút sáp ong vào nó: làm tan chảy một chút sáp ong trong lò vi sóng, kết hợp nó với nước hoa, sau đó, cho hỗn hợp vào lọ chứa để nó nguội và đông lại.

Sử dụng tinh dầu[sửa]

  1. Thu thập nguyên liệu. Bạn cần những nguyên liệu sau:
    • 2 thìa súp dầu nền (jojoba, hạnh nhân, hoặc dầu hạt nho)
    • 6 thìa súp cồn 100 – 190 proof
    • 2,5 thìa súp nước đóng chai (không phải nước máy)
    • 30 giọt tinh dầu (ít nhất là 1 loại cho từng tầng hương: hương cuối, hương giữa, và hương đầu)
    • Dụng cụ lọc cà phê
    • Phễu
    • 2 lọ chứa sạch bằng thủy tinh
  2. Cho 2 thìa súp dầu nền vào lọ thủy tinh.
  3. Thêm tinh dầu. Bạn sẽ muốn thêm tổng cộng khoảng 30 giọt. Bắt đầu với hương cuối, sau đó là hương giữa, và cuối cùng là hương đầu. Tỷ lệ lý tưởng là 20% hương cuối, 50% hương giữa, và 30% hương đầu.
    • Chú ý đến mùi hương mà bạn đang thêm vào: nếu một mùi nào đó nồng hơn các mùi còn lại, bạn cần phải sử dụng liều lượng ít hơn để nó không áp đảo mọi mùi hương khác.
  4. Thêm cồn. Sử dụng cồn chất lượng cao với hàm lượng cồn cao. Vodka là lựa chọn phổ biến giữa những người chế tạo dầu thơm thủ công.
  5. Để yên lọ nước hoa trong ít nhất là 48 giờ. Đậy nắp lại và ủ nước hoa trong ít nhất là 48 giờ. Bạn có thể ủ trong 6 tuần, vào thời điểm này mùi hương sẽ nồng nhất.
    • Thường xuyên kiểm tra lọ nước hoa để xem xét mùi hương.
  6. Thêm 2 thìa súp nước đóng chai. Một khi bạn đã hài lòng với hương thơm, hãy thêm 2 thìa súp nước đóng chai vào lọ nước hoa của bạn.
  7. Lắc mạnh chai. Thực hiện điều này trong 1 phút để bảo đảm rằng mọi nguyên liệu đã được trộn kỹ với nhau.
  8. Chuyển nước hoa sang lọ chứa khác. Sử dụng dụng cụ lọc cà phê và phễu, cho nước hoa vào một chiếc lọ thủy tinh sạch, tối màu. Bạn cũng có thể chuyển nó sang lọ chứa đẹp hơn nếu bạn muốn biến nó thành quà tặng.
    • Bạn có thể dán nhãn vào lọ với thông tin về thành phần nguyên liệu và ngày tháng để dễ dàng theo dõi xem liệu có thể sử dụng được trong bao lâu. Bằng cách này, bạn sẽ biết liệu bạn nên làm nhiều hoặc ít hơn trong tương lai.
  9. Thử qua nhiều loại khác nhau. Để làm nước hoa dạng rắn (như son gió) thay vì dạng phun/chất lỏng, bạn có thể thay thế nước lọc với sáp ong đã được đun chảy. Bạn có thể nó vào nước hoa và cho hỗn hợp ấm vào lọ chứa để nó đông đặc lại.
    • Bạn có thể mua sáp ong tại hầu hết mọi cửa hàng chuyên bán thực phẩm sức khỏe.

Lời khuyên[sửa]

  • Không nên đi quá đà với mùi hương của bạn. Bạn nên ngửi từng nguyên liệu và thật sự cân nhắc xem liệu chúng có phù hợp với nhau hay không. Quá nhiều tầng hương sẽ làm hỏng lọ nước hoa.
  • Để làm sạch lọ chứa bằng thủy tinh, bạn nên rửa sạch nó với nước nóng hết mức có thể, sau đó đặt nó vào vỉ nướng bánh và hong khô nó trong lò nướng tại nhiệt độ 110 °C.
  • Cân nhắc chế tạo nước hoa theo mùi hương của loại thực phẩm và thức uống mà bạn yêu thích – ví dụ, bạn có thể làm nước hoa có mùi của một loại trà Ấn Độ (chai) bằng cách sử dụng dầu quế, dầu cam đường, dầu đinh hương và dầu bạch đậu khấu.[8] Một ví dụ khác là bánh bí đỏ bao gồm các loại tinh dầu sau: quế, đinh hương, gừng, nhục đậu khấu, vani, và cam.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh cho nước hoa quả vào nước hoa, vì chúng có thể khiến nước hoa đông lại hoặc bị ôi. Ngoài ra, chanh sẽ khiến da nhạy cảm với ánh sáng, có nghĩa là bôi sản phẩm có chứa nước chanh lên da sẽ khiến da bạn bị cháy nắng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]