Làm nước hoa bằng tinh dầu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Làm nước hoa với tinh dầu rất dễ và có thể thực hiện chỉ với vài loại dầu. Bạn sẽ có được mùi nước hoa đặc trưng cho bản thân hoặc tặng bạn bè. Thử các loại tinh dầu ở cửa hàng để biết bạn thích mùi nào nhất. Bằng cách tự làm nước hoa, bạn kiểm soát được nguyên liệu và chất lượng của sản phẩm nước hoa.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu quy tắc cơ bản[sửa]

  1. Tìm hiểu trình tự pha các tinh dầu. Khi làm nước hoa bằng tinh dầu, bạn cần phải tuân theo trình tự: bắt đầu với hương nền, sau đó đến hương giữa và cuối cùng là hương đầu. Hương đầu là mùi đầu tiên mà bạn ngửi được khi dùng nước hoa và sau đó bạn sẽ dần dần ngửi được các mùi còn lại. Bạn phải pha tinh dầu theo trình tự này.[1]
    • Hương đầu chạm đến các giác quan trước nhưng nhanh chóng tiêu tan. Hương giữa là hương chủ chốt của nước hoa. Nó tăng thêm độ ấm, sự trọn vẹn cho nước hoa và mùi hương được giữ lâu nhất. Hương nền xuất hiện dần theo thời gian nên bạn không thể ngửi được ngay lần đầu. Tuy nhiên, sau khi những hương khác tan biến thì hương nền vẫn còn. Hương nền thường có mùi mạnh mẽ hơn như thông, xạ hương, đinh hương, gỗ tuyết tùng, đàn hương, v.v.
  2. Dùng lọ có màu tối. Điều này rất quan trọng vì ngăn nước hoa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và từ đó giúp cho nước hoa giữ mùi lâu hơn. Bạn nên nhớ lắc nước hoa trước khi dùng để các mùi hương được trộn lẫn hoàn toàn. Khi bảo quản nước hoa, đừng để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
    • Bạn cũng có thể sử dụng chai lăn dùng cho tinh dầu. Dùng loại này đôi khi sẽ hiệu quả hơn vì tinh dầu đậm đặc hơn nước hoa thường nên sẽ khó xịt lên da.
  3. Để hương thơm quyện vào nhau. Mặc dù bạn có thể dùng nước hoa ngay lập tức nhưng tốt nhất là nên để hương thơm hòa quyện vào nhau trước khi dùng. Bạn có thể dùng nước hoa ngay nhưng mùi sẽ không thơm và từng mùi riêng lẻ chưa có đủ thời gian để hòa quyện thành một mùi thơm hoàn chỉnh. Do đó, cất giữ nước hoa trong một khoảng thời gian sẽ rất có ích để nước hoa hoàn chỉnh mùi.[2]
    • Nước hoa làm từ tinh dầu sẽ rất thơm ngay lúc ban đầu nhưng sau một khoảng thời gian thì hương thơm sẽ kết hợp thành một mùi kém hấp dẫn. Khi cất giữ nước hoa thì bạn biết được các hương thơm khi hòa quyện vào sẽ có mùi như thế nào trong suốt quá trình sử dụng
  4. Hiểu ích lợi của tinh dầu. Nước hoa thông thường sẽ lưu lại lâu trên da, còn tinh dầu thì tốt vì nó được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Tinh dầu không có nhiều hóa chất như sản phẩm nước hoa thông thường nên nếu bạn cần sản phẩm hữu cơ từ thiên nhiên thì tinh dầu là lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo ra nhiều mùi hương nước hoa khác nhau từ tinh dầu.[1]
    • Tinh dầu cũng thích hợp cho người có da nhạy cảm hoặc dị ứng với nước hoa. Những loại dầu này có nguồn gốc tự nhiên nên bạn có thể tạo ra nhiều mùi hương khác nhau mà vẫn dịu nhẹ cho da hơn là các loại nước hoa thông thường.
    • Nước hoa thông thường có chất bảo quản và các loại hóa chất khác để hương thơm lưu lại lâu hơn. Vì tinh dầu có chiết xuất từ thiên nhiên nên sẽ bay mùi nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn có thể thêm một hoặc hai giọt dung dịch hãm hoặc giữ mùi nếu muốn hương thơm bám lâu hơn. Những loại này khá mạnh nên bạn đừng dùng thường xuyên hoặc dùng lượng lớn nhưng thỉnh thoảng dùng 1 giọt thì không ảnh hưởng.

Làm nước hoa[sửa]

  1. Lấy hương nền. Bước đầu tiên để làm nước hoa là lấy hương nền. Thường thì hương nền có mùi mộc mạc tạo ra hương cuối tuyệt vời cho nước hoa và thường chiếm khoảng 20% lượng nước hoa (tỉ lệ này có thể khác nhau). Tuy nhiên, một số người chọn dùng mùi dầu hạt nho hoặc dầu hạnh nhân. Đây là lựa chọn cá nhân và bạn có thể thử để biết bạn thích mùi nào. Nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu thì thực hiện theo hướng dẫn sau:[3]
    • Để có nước hoa mùi tươi trẻ và năng động, cho 17 giọt tinh dầu bưởi vào lọ nước hoa hoặc chai lăn.[4]
    • Để có hương hoa lãng mạn, lấy 25 giọt tinh dầu hoa hồng.
    • Để có mùi quyến rũ và mộc mạc, dùng 20 giọt tinh dầu cam ngọt.
  2. Kết hợp thêm hương giữa. Đây là mùi chủ chốt của nước hoa, xuất hiện khi hương đầu tan biến. Một số người chọn dùng hương hoa để làm hương giữa nhưng một lần nữa, bạn có thể chọn theo sở thích cá nhân. Thường thì hương giữa chiếm một lượng lớn nhất trong nước hoa (50% đến 80%) nhưng bạn cũng có thể lấy một lượng khác khi thử. Sau đây là một số gợi ý dựa trên bước đầu tiên:[3]
    • Để có nước hoa với mùi tươi trẻ và năng động, thêm 14 giọt tinh dầu gừng.[4]
    • Nếu muốn có hương hoa lãng mạn thì kết hợp thêm 10 giọt tinh dầu chanh.
    • Với hương thơm quyến rũ, mộc mạc, thêm 15 giọt dầu ngọc lan tây. Tinh dầu ngọc lan tây được chiết xuất từ cây hoàng lan và nổi tiếng với hương hoa nồng nàn.
  3. Thêm hương đầu. Cuối cùng, bạn chỉ cần thêm hương đầu vào nước hoa, là mùi đầu tiên mà bạn ngửi được khi mở lọ nước hoa nhưng mùi này sẽ tan biến nhanh chóng. Hương đầu chiếm khoảng 5% đến 20% lượng nước hoa nhưng bạn có thể thêm nhiều hoặc ít tùy theo sở thích. Một số người thích dùng hương hoa quả, bạc hà hoặc mùi tươi trẻ cho hương đầu. Thử những mùi khác nhau nếu bạn không biết chọn mùi nào. Bạn cũng có thể làm theo chỉ dẫn sau:[3]
    • Để có mùi tươi trẻ và năng động, thêm 10 giọt tinh dầu cỏ vetiver. Cỏ vetiver là bụi cỏ có nguồn gốc ở Ấn Độ và thường được dùng như một loại gia vị vì nó tạo ra xi-rô đặc. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hãm mùi, giúp cho hương thơm của nước hoa giữ được lâu hơn.[4]
    • Để có hương hoa lãng mạn, thêm 10 giọt tinh dầu cỏ vetiver.
    • Để có mùi quyến rũ, mộc mạc thì thêm 10 giọt tinh dầu gỗ tuyết tùng.
  4. Thử mùi. Nếu bạn đã thử nhiều sự kết hợp nhưng vẫn không hài lòng, thì thử với mùi của riêng bạn. Thử các mùi khác nhau đến khi bạn tìm được mùi yêu thích.
    • Bạn có thể thích mùi gỗ và chọn tinh dầu vani, gỗ đàn hương và hạnh nhân. Hoặc bạn sẽ thích hương hoa và chọn tinh dầu oải hương, ngọc lan tây và hạt nho. Có thể bạn thích mùi hoa quả và dùng tinh dầu chanh, cam ngọt và quýt.
    • Nếu bạn tạo ra được một mùi tuyệt vời nhưng sau đó lại để lẫn thêm một loại tinh dầu khác thì đừng lo lắng. Bạn có thể thêm 1 giọt tinh dầu cam, vốn giúp xóa bỏ những mùi khác.[1]
  5. Thêm cồn để làm chất bảo quản. Bước này không cần thiết nhưng rất có ích nếu bạn muốn mùi hương được giữ lâu. Lượng cồn cần dùng sẽ tùy thuộc vào kích thước lọ nước hoa bạn chọn. Nếu bạn dùng khoảng 60 giọt tinh dầu, bạn có thể dùng khoảng 90ml đến 110ml cồn. Nếu bạn chỉ lấy 20 đến 30 giọt tinh dầu thì bạn sẽ giảm lượng cồn xuống còn khoảng 30ml đến 60ml.[2]
    • Bạn có thể dùng bất kỳ loại cồn nào, nhưng bạn cần loại có thể hòa hợp với hương thơm. Một số người chọn dùng vodka vì nó không có mùi vị nhưng rượu rum có mùi cũng rất tuyệt. Nếu không chắc, hãy thử dùng loại không mùi vị trước.
  6. Lắc lọ nước hoa trước khi dùng. Sau khi bạn thêm tất cả nguyên liệu làm nước hoa thì lắc đều. Việc này sẽ giúp hương thơm hòa quyện và trộn lẫn vào nhau. Sau đó, nếu bạn đủ kiên nhẫn thì cất giữ nước hoa khoảng 1 tháng trước khi dùng. Bạn cũng có thể dùng ngay nhưng hương thơm sẽ nồng nàn hơn sau khoảng thời gian cất giữ và mùi cồn cũng biến mất.[2]
  7. Làm nước hoa khô. Bạn có thể làm nước hoa khô bằng cách dùng sáp ong và dầu jojoba. Một số người chỉ dùng dầu jojoba cho nước hoa dạng lỏng nhưng khi bị lạnh thì dầu sẽ cứng lại. Do đó, tốt nhất là nên dùng khi bạn định làm nước hoa khô.[5]
    • Một công thức mà bạn có thể thử là dùng 4 thìa súp sáp ong, 4 thìa súp dầu jojoba, 27-32 giọt tinh dầu đàn hương, 27-31 giọt tinh dầu vani, 25-30 giọt tinh dầu bưởi và 20-25 giọt tinh dầu cam hương bergamot.
    • Bắt đầu với việc nghiền nhỏ và làm tan sáp ong trong nồi hấp với lửa nhỏ. Sau đó thêm dầu jojoba vào đến khi hỗn hợp đều. Để nhiệt độ của hỗn hợp giảm xuống khoảng 50°C và cho thêm các tinh dầu còn lại vào. Cho hỗn hợp vào lọ nhỏ hoặc vào tuýp son dưỡng.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Tinh dầu theo sở thích (đủ để làm hương nền, hương giữa và hương đầu)
  • 30ml đến 110ml cồn
  • Lọ thủy tinh có màu tối hoặc chai lăn

Nguồn và Trích dẫn[sửa]