Lá vông hấp vào nồi cơm chữa mất ngủ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cây vông là loại cây dễ trồng, mọc nhiều ở rặng rào, ven đường hoặc vùng đồi núi, được nhiều người dân trồng lấy lá trị bệnh, an thần, chống lo âu, phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt.

Chữa mất ngủ: Lá vông tươi 20g, rửa sạch, vò qua, vẩy khô hấp vào nồi cơm sau khi cạn. Có thể đun làm nước uống. Trước khi đi ngủ, ăn vài lá vông này, ngủ sâu giấc.

Chữa chảy máu mũi, đại tiện ra máu, hoặc lòi dom: Lá vông 30g, lá sen 10g giã, vắt lấy nước cốt uống, nếu bị lòi dòm thì lấy bã đắp vào.

Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em: Dùng 20g lá vông, giã nát, nhào chút nước nóng cho trẻ uống, hoặc đun lá vông lên uống.

Chữa sa dạ con: Lấy lá vông 30g, lá tiểu kế 20g, hạt tơ hồng 20g, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày; Kết hợp lấy 10 hạt thầu dầu tía, giã nát với giấm, đắp và băng lại.

Trừ phong thấp, chân tê phù: Vỏ cây vông, vỏ chân chim, kê huyết đắng, phong kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc uống ngày 3 lần. Uống khoảng 10 ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều, rong kinh: Hoa vông 15g sắc uống hằng ngày, khoảng 1 tuần - 10 ngày.

Chữa sau đẻ máu sẫm, choáng đầu, mờ mắt: Vỏ vông già, lá mần tưới, cỏ mần trầu, ngưu tất, mỗi vị 10g sắc uống.

Lương y Phó Hữu Đức

Liên kết đến đây